
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
- Trang chủ
-
- Cẩm nang
-
- Chăm sóc trẻ
-
- Trẻ không chịu ăn dặm phải làm sao?
Trẻ không chịu ăn dặm phải làm sao?
23/03/2022
1.065
0
Ăn dặm là một giai đoạn đánh dấu sự “trưởng thành” của trẻ sơ sinh. Thời điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ đã có thể tiếp nhận các món ăn như trái cây, cháo, thịt, cá… Tuy nhiên, vì đã quen thuộc với nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ, sữa công thức nên có một số trẻ sẽ không hợp tác khi ăn dặm. Vậy trẻ không chịu ăn dặm phải làm sao?
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không chịu ăn dặm
Không chịu ăn hay còn gọi là biếng ăn, tức là trẻ không hợp tác với việc bổ sung các món ăn khác sữa. Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh mắc chứng biếng ăn đối với cả sữa mẹ và sữa công thức. Do chứng biếng ăn, không chịu ăn dặm ở giai đoạn từ 6 tháng tuổi mà cơ thể trẻ có thể sẽ chậm phát triển, không đủ năng lượng để hoạt động dẫn đến suy dinh dưỡng, thấp còi, giảm trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi… Đây đều là những hệ lụy hết sức nguy hiểm và nặng nề mà ít người ngờ đến của chứng biếng ăn dặm gây ra.
Trẻ biếng ăn dễ suy dinh dưỡng. Ảnh: Internet
Theo phân tích từ chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính gây ra chứng không chịu ăn dặm ở trẻ là:
Thứ nhất, vì thói quen vốn chỉ ăn sữa mẹ, sữa công thức ở dạng lỏng mỗi ngày từ khi chào đời mà bé khó tiếp nhận các món ăn mới lạ khác. Ngoài ra, vì mới bắt đầu ăn dặm nên hệ tiêu hóa vẫn chưa thích ứng kịp làm trẻ khó chịu, khó tiêu từ đó mà tạo cảm giác biếng ăn, sợ ăn.
Thứ hai, từ thời gian đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ đã mắc rất nhiều sai lầm, chẳng hạn như nêm gia vị sai cách, chọn thức ăn có mùi quá nồng, đồ ăn nhạt nhẽo, thiếu bắt mắt và nhàm chán… Những điều này cũng tạo cho bé cảm giác biếng ăn, không chịu ăn.
Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?
Theo chuyên gia, bố mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý sau đây nếu gặp phải trường hợp trẻ không chịu ăn dặm:
Hãy cho bé ăn thức ăn từ loãng sang đặc
Vì suốt khoảng thời gian 6 tháng đầu đời bé chỉ bú sữa mẹ, một số trẻ được ăn sữa công thức nên chúng dường như chưa biết đến các món ăn nào khác. Do đó, khi được cho ăn cháo, trái cây nghiền từ 6 tháng tuổi chắc chắn trẻ sơ sinh sẽ không quen, một số thường lừ ra, có hiện tượng biếng ăn.
Trong phương pháp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật, trẻ từ 6 tháng tuổi những ngày đầu sẽ được cho ăn cháo nghiền nhuyễn theo tỉ lệ 1:10. Tức loại cháo này sẽ được nấu theo công thức 1 gạo với 8, 9 hoặc 10 phần nước. Cháo ninh nhừ rồi được nghiền thêm để tạo độ sánh mịn, loãng nhuyễn gần tương đồng với sữa.
Theo cách này, bé sẽ có cảm giác như được bú sữa đặc, quen thuộc và dễ ăn hơn. Sau đó khoảng 1 tuần, mẹ có thể dần tăng độ thô của cháo lên, dần dần cho bé ăn cơm nát, cơm mềm… Khi bé đã có thể tự nhai thức ăn thành thạo, mẹ có thể chuyển sang chế độ ăn dặm BWL, hoặc cho trẻ ăn thức ăn bình thường mà không cần nghiền nhuyễn nữa.
Nên cho bé ăn dặm đúng cách. Ảnh: Internet
Không nên gia vị, giữ nguyên vị nguyên bản của thực phẩm
Trẻ sơ sinh như một tờ giấy trắng, bé vẫn chưa có cảm nhận gì về thế giới thức ăn đa dạng ngoài sữa mẹ. Do đó, để tốt hơn cho sự phát triển của bé, mẹ nên cho con ăn thức ăn nguyên bản, không nên nêm gia vị cho đến khi bé trên 1 tuổi.
Hơn nữa, với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nêm gia vị như đường, muối, bột ngọt… sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.
Ăn từ ít đến nhiều, sữa mẹ vẫn là chính
Bạn biết đấy, trong giai đoạn sơ sinh, nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn nên là sữa mẹ vì nó dồi dao vitamin, khoáng chất, nhất là kháng thể. Tất cả đều cực kỳ tốt cho giai đoạn phát triển đầu đời của bé. Do đó, mặc dù đã đủ tuổi để ăn dặm nhưng dưới 1 tuổi, sữa mẹ vẫn nên là thức ăn chính mỗi ngày của bé. Cũng chính vì vậy mà giai đoạn này được gọi là ăn dặm, tức các món ăn chỉ là bổ sung thêm ngoài sữa mẹ.
Do đó, thực đơn ăn dặm mỗi ngày của con cũng nên chỉ là một lượng nhỏ, bé càng lớn thì mẹ mới cần tăng lượng lên.
Cải thiện vẻ ngoài của các món ăn
Không đơn giản mà nhiều mẹ bỉm hiện nay cực kỳ đầu tư vào việc chế biến các món ăn dặm cho bé từ chất lượng lẫn hình thức. Đa số trẻ em đều thích sự thu hút, bắt mắt, do đó, các món ăn mới được trình bày theo hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc rực rỡ. Tuy nhiên, màu sắc ở đây là tự nhiên của thực phẩm chứ không phải phẩm màu độc hại. Nếu trẻ không chịu ăn dặm, bạn có thể thử cách này để xử lý.
Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều các dụng cụ như khuôn, khay đúc… để giúp mẹ chế biến các món ăn dặm đặc sắc, bắt mắt hơn cho bé.
Tạo không khí vui vẻ khi cho trẻ ăn. Ảnh: Internet
Lựa chọn thực phẩm có vị dễ ăn trước
Ngon miệng chính là một trong những bí quyết hàng đầu giúp mẹ giải quyết được vấn đề trẻ không chịu ăn dặm. Ban đầu, mẹ nên tìm hiểu kỹ những thực phẩm nào phù hợp với độ tuổi của con, kết hợp ra sao để cho ra vị thơm ngon, hấp dẫn. Trong thời gian đầu, hãy chăm chú quan sát cảm nhận của trẻ để biết được khẩu vị của con. Nắm bắt được khẩu vị và chế biến các món con yêu thích để tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc khi ăn. Từ đó trẻ sẽ không còn chán ăn, lười ăn nữa.
Để trẻ tự chọn thức ăn
Đây là phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy được nhiều bà mẹ phương Tây áp dụng, và cũng đang dần phổ biến tại Việt Nam. Phương pháp này sẽ trình bày ra các món ăn trước mặt con, bé sẽ tự cầm nắm, cắn và nhai thức ăn. Tùy theo sở thích mà bé sẽ lựa chọn thức ăn, ăn một cách ngon lành.
Một số lưu ý khác khi trẻ không chịu ăn dặm
Trong giai đoạn ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng tuổi, mẹ bỉm cũng hết sức lưu ý các điểm sau đây nếu con không chịu ăn, biếng ăn.
Đừng cai sữa con quá sớm
Việc đột ngột phải chuyển đổi thức ăn vốn đã quen thuộc có thể làm trẻ khó chịu, không muốn ăn dẫn đến lười ăn sau này. Trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ về sức khỏe, thể chất. Lúc này, trẻ chỉ đang làm quen, tập ăn mà thôi. Việc cai sữa sớm còn ảnh hưởng đến cả tâm lý, làm trẻ dễ quấy khóc, khó ngủ.
Kiên nhẫn và kiên nhẫn
Cứ 10 trẻ sơ sinh thì đã có đến 6 trẻ có tình trạng biếng ăn khi bắt đầu ăn dặm. Do đó, mẹ đừng nóng vội mà ép trẻ ăn dù bé không thích, thời gian đầu chỉ cần bé ăn một lượng nhỏ mỗi ngày, sau đó mới tăng lên sao cho phù hợp. Vì vậy, hãy kiên nhẫn và đợi con làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Ảnh: Internet
Lập ra lịch trình sinh hoạt khoa học
Khi vừa mới bú sữa mẹ no, chắc chắn bé sẽ không có cảm giác thèm ăn. Hay nói cách khác, bữa ăn dặm phải cách cữ bú gần nhất ít nhất 2 giờ đồng hồ. Bụng đói, não bộ của bé sẽ tạo ra cảm giác thèm ăn và dễ dàng tiếp nhận việc ăn dặm hơn khi no.
Chính vì vậy mà mẹ nên lập ra một thời khóa biểu sinh hoạt khoa học hằng ngày cho con vừa tốt cho mẹ vừa nâng cao nhận thức cho trẻ.
Với các bí quyết đơn giản trên, hy vọng các mẹ bỉm sẽ có thể xử lý được tình trạng không chịu ăn dặm ở trẻ trong thời gian ngắn nhất. Ăn dặm khoa học và đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí não.
Tác giả: Nguyễn Khắc Diệu Ý
Bài trước đó
Cách giảm cân nhanh trong 1 tuần 7kg cho nữ cực đơn giản
Tin mới nhất
Cách tăng vòng 1 ở tuổi 23 tự nhiên tại nhà cực nhanh
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm

Sữa bột cho bé Chirumiru

Máy hút sữa Pigeon

Xịt chống nắng Bioré UV Perfect Spray SPF50+/PA++++

Giấy ướt khử mùi Gatsby Ice Nhật Bản 30 miếng

Kem chống nắng cho da nhạy cảm Anessa Perfect UV Sunscreen Aqua Booster Mild 60g

Kem giảm thâm quầng mắt cao cấp Claudia Jansen

Mặt nạ đậu hũ non Tofu Moritaya Nhật Bản 150g

Viên uống hỗ trợ bổ não DHA

Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 360 viên

Viên uống hỗ trợ điều trị khớp Glucosamin Ogaland
Tin mới nhất

Vì sao Collagen Nucos Nhật Bản được dàn Hoa hậu ưu ái lựa chọn?
90
10/07/2025

Top 5 website bán hàng Nhật đáng tin cậy tại Việt Nam
71
09/07/2025

Top 7 viên uống bổ não Nhật Bản được tin dùng nhất 2025
284
17/06/2025

Người bình thường có nên uống Fucoidan Nhật Bản không?
279
16/06/2025

Hiểu đúng để tránh tác dụng phụ của viên uống tăng chiều cao
246
13/06/2025

Nám mảng, nám lâu năm: Có nên dùng kem dưỡng Transino?
258
12/06/2025

Người hay quên, mất tập trung có nên uống bổ não Nhật?
229
11/06/2025

Uống The Collagen Shiseido bao lâu thì có hiệu quả? Hướng dẫn cách dùng đúng
189
10/06/2025
Tin cùng chuyên mục

Mẹo phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc
18.357
14/08/2018

5 bí kíp giúp bé ăn ngon chóng lớn cực hữu hiệu mẹ nào cũng nên biết
2.037
31/03/2018

Thuốc bổ não nào tốt, hiệu quả cho trẻ?
3.276
13/08/2018

Thuốc tăng chiều cao tốt hiệu quả cho trẻ
2.693
25/05/2019

Tại sao trẻ em Nhật Bản lại sử dụng cặp chống lưng gù Randoseru chứ không phải ba lô?
2.703
23/04/2019
Lượt xem nhiều nhất

Cách Tính Chỉ số BMI Trẻ Em Chuẩn Theo Tổ Chức WHO
115.569
20/04/2022

Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
34.773
30/03/2023

TOP 10+ Thực Phẩm Chức Năng Cho Trẻ Em Của Nhật Đáng Mua Nhất
32.132
25/07/2022

Top 10 loại trái cây cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
26.482
11/10/2021

Review tảo tăng chiều cao Shinshin Kakumei của Nhật
19.751
13/12/2021