
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
- Trang chủ
-
- Cẩm nang
-
- Chăm sóc trẻ
-
- Em bé quấy khóc không chịu ngủ phải làm sao?
Em bé quấy khóc không chịu ngủ phải làm sao?
09/03/2022
3.873
0
Tình trạng em bé quấy khóc không chịu ngủ đang là nỗi ám ảnh của các mẹ bỉm sữa. Trẻ quấy khóc liên tục khiến mẹ hết sức mệt mỏi, mất ngủ và rất dễ mắc hội chứng trầm cảm sau sinh. Vậy lý do gì khiến em bé quấy khóc? Và cách để hạn chế khắc phục tình trạng này là gì? Các mẹ có thể tham khảo bài viết này nhé!
Các giai đoạn quấy khóc thường gặp ở trẻ
Quấy khóc nhũ nhi, tức trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi, lúc trẻ mới chào đời. Đây là khoảng thời gian trẻ còn lạ lẫm với thế giới bên ngoài, khác xa với môi trường chật hẹp trong bụng mẹ. Giai đoạn này trẻ đang điều chỉnh giấc ngủ của mình nên việc quấy khóc là điều dễ hiểu và không đáng lo ngại.
Quấy khóc giai đoạn 4-6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn thoái triển giấc ngủ. Quá trình thoái triển hay còn gọi là hồi quy chỉ mang tính tạm thời. Giai đoạn này bé phải được ngủ đủ giấc 16 tiếng một ngày. Nếu bé quấy khóc thì đây cũng là lúc bé đang thích nghi dần với giấc ngủ.
Quấy khóc giai đoạn 6 tháng trở lên. Đây là giai đoạn khó khăn nhất vì trẻ đang dần hình thành vấn đề sinh lý. Bên cạnh đó, một số thói quen xấu cũng làm trẻ hay quấy khóc về đêm.
Trẻ quấy khóc đêm làm bố mẹ lo lắng. Ảnh: Internet
Những nguyên nhân khiến em bé thường quấy khóc không chịu ngủ
Có rất nhiều lý do làm trẻ quấy khóc không chịu ngủ, tùy thuộc vào từng độ tuổi hay giai đoạn phát triển khác nhau. Trẻ 3 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 9 tháng tuổi hay 1 tuổi có những mốc "khủng hoảng" riêng nên nguyên nhân quấy khóc cũng cực kỳ đa dạng. Ngoài ra, nguyên nhân có thể bắt nguồn bởi một số bệnh lý, vấn đề sức khỏe. Do đó, nếu tìm đủ mọi cách để khắc phục hay thử qua nhiều lý do mà trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vẫn khó ngủ, dễ quấy khóc, bố mẹ cần đưa ngay bé đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.
Do bú đêm
Giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn do phải bú đêm, bé bị đói nên thường giật mình trong lúc ngủ và quấy khóc nhiều. Bố mẹ của các bé đang ở giai đoạn từ 6 - 7 tháng trở lên hoặc các bé đủ điều kiện nặng từ 6kg nên tập cho con thói quen ngủ xuyên đêm mà không cần bú cử. Theo nhiều nghiên cứu, giấc ngủ dài xuyên đêm cực kỳ tốt cho quá trình phát triển chiều cao, trí não của bé. Ngoài ra, việc ngủ xuyên đêm đến sáng cũng là cách hợp lý để không gặp phải tình trạng quấy khóc.
Do các thói quen
Bố mẹ thường có xu hướng tạo cho bé vài thói quen như: ẵm bồng, ôm ấp, đu đưa con thường xuyên trên tay dẫn đến con bị quen hơi mẹ, sẽ quấy khóc nếu như đang ngủ bị đặt xuống. Bởi trẻ đã quen với mùi hương và hơi ấm của người bồng. Thói quen này của mẹ và gia đình vô tình làm bé hay khó ngủ hơn.
Thay đổi vấn đề sinh lý
Lý do thường gặp khi trẻ quấy khóc đó là sự thay đổi về sinh lý. Các bệnh sơ sinh thường gặp như sốt, mọc răng ở trẻ, mệt mỏi, hay bị đau trên cơ thể. Mẹ cần chú ý đến những vấn đề rất phổ biến này để giúp con bớt quấy khóc.
Trẻ rất nhạy cảm nên dễ quấy khóc. Ảnh: Internet
Tiếng ồn và âm thanh
Bên cạnh đó, tiếng ồn và các âm thanh to liên tục tác động bên tai của trẻ cũng là nguyên nhân rất phổ biến khiến giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn và từ đó quấy khóc nhiều hơn.
Quá lạnh hoặc nóng
Khi thời tiết thay đổi thất thường, hoặc do nhiệt độ điều hòa có thể khiến trẻ phản ứng rất nhạy về vấn đề này. Trẻ em cũng là một người khó tính và rất hay phàn nàn với bố mẹ của chúng bằng tiếng khóc. Chỉ cần bạn chú ý, sẽ nắm được nguyên nhân vì sao con khóc.
Các cách khắc phục tình trạng em bé quấy khóc không ngủ
Đầu tiên, chắc chắn các bậc phụ huynh có con nhỏ cần phải trang bị rất nhiều kiến thức về trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Như vậy, bạn mới có thể "dự đoán" nguyên nhân khiến các bé quấy khóc không chịu ngủ, sau đó khắc phục ngay lập tức. Điều này hạn chế thói quen quấy khóc về đêm, đòi mẹ, đòi bố sau này. Hơn nữa, trẻ ở mỗi giai đoạn sẽ có các lý do quấy khóc khác nhau, chẳng hạn như thay đổi môi trường, mọc răng, sốt... Chỉ có tìm hiểu đầy đủ trước thì bạn mới có thể biết được nguyên nhân chính xác là gì.
Chỉ cần chú ý vào những tiếng khóc ở mỗi lúc trẻ khóc sẽ xác định được trẻ đang quấy khóc vì điều gì. Tuy nhiên để làm được điều đó, bố mẹ cần giữ vững tâm lý để có thể bình tĩnh và phân tích tiếng khóc của trẻ. Bố mẹ càng hiểu con thì các trường hợp quấy khóc ban đêm sẽ được giải quyết dễ dàng hơn, đồng thời không còn lặp lại.
Bố mẹ cần vuốt ve nhẹ nhàng với con, tạo cho con cảm giác an toàn và cố gắng tạo ra thói quen tốt cho con. Hạn chế việc bồng bế thường xuyên trên tay để tránh bé quen hơi ấm và giảm thiểu đi sự gián đoạn giấc ngủ.
Bố mẹ cần cho trẻ tắm nắng và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên để bé tập quen với thời tiết và môi trường. Tập cho con biết phân biệt ngày và đêm. Đồng thời, việc tắm nắng giúp trẻ tránh được một số bệnh lý về da, chắc khỏe xương hơn.
Vỗ về, hát ru để trẻ ổn định trở lại. Ảnh: Internet
Mẹ cần chia nhỏ bữa ăn cho con theo một thời gian biểu hợp lý mà vẫn đảm bảo giấc ngủ đều đặn cho con trẻ. Để trẻ nằm cao đầu và hạn chế cho em bé nằm úp, việc này rất dễ khiến trẻ bị trào ngược dạ dày và ngạt thở.
Tạo môi trường ngủ cho bé. Hãy chắc chắn rằng, con trẻ có được ngủ trong một không gian thoáng, sạch sẽ, nhiệt độ trong phòng luôn đảm bảo ở mức điều hòa. Đặc biệt mọi thứ xung quanh phải yên tĩnh, tránh bị kích thích bởi các tác động âm thanh bên ngoài.
Chuẩn bị các loại thuốc cần thiết hỗ trợ việc bé hay bị sốt vào ban đêm. Trong giai đoạn mọc răng, mẹ nên thường xuyên thăm dò lợi của trẻ và cặp nhiệt độ của con mình thường xuyên để kịp thời phát hiện các cơn sốt đang xảy ra với con. Bên cạnh đó, mẹ thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để nạp vào cơ thể mới có thể đảm bảo được các dưỡng chất và sức khỏe chăm con hiệu quả hơn.
Nếu đang nuôi trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi, tình trạng khó ngủ có thể bắt nguồn bởi sự thay đổi đột ngột giữa môi trường trong bụng mẹ và bên ngoài. Vì vậy mà nhiều ông bố bà mẹ hiện nay đã áp dụng các phương pháp trấn an giúp bé ngủ ngon như: tiếng ồn trắng, quấn chũn, ti giả… Bạn có thể áp dụng để xem có thể giải quyết được vấn đề quấy khóc ở con mỗi đêm hay không. Trong trường hợp không, hãy sử dụng các phương pháp khác.
Tình trạng em bé quấy khóc không chịu ngủ sẽ luôn là vấn đề phổ biến trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Bố mẹ cần có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăm sóc giấc ngủ cũng như sức khỏe của con trẻ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ.
Nếu trẻ vẫn quấy khóc thường xuyên, liên tục, mức độ mất ngủ của trẻ ngày càng nghiêm trọng thì nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ nhi càng sớm để kịp thời phát hiện bệnh lý bên trong của con. Trên đây là những cách khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc không chịu ngủ mà Japana gợi ý, giấc ngủ ngon và sâu là một trong những phương pháp hỗ trợ giúp bé cao lớn, thông minh hiệu quả nhất.
Tác giả: Nguyễn Khắc Diệu Ý
Bài trước đó
Kem chống nắng dành cho da nám của Nhật được chị em săn lùng
Tin mới nhất
Tổng hợp những lời chúc may mắn mùng 1 đầu tháng hay nhất
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

7 Thực Phẩm Giúp Tăng Chiều Cao Siêu Tốc Chỉ Sau 1 Tháng
72
29/04/2025

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
127
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
189
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
185
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
171
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
136
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
209
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
145
31/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Mẹo phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc
18.166
14/08/2018

5 bí kíp giúp bé ăn ngon chóng lớn cực hữu hiệu mẹ nào cũng nên biết
1.908
31/03/2018

Thuốc bổ não nào tốt, hiệu quả cho trẻ?
3.081
13/08/2018

Thuốc tăng chiều cao tốt hiệu quả cho trẻ
2.495
25/05/2019

Tại sao trẻ em Nhật Bản lại sử dụng cặp chống lưng gù Randoseru chứ không phải ba lô?
2.527
23/04/2019
Lượt xem nhiều nhất

Cách Tính Chỉ số BMI Trẻ Em Chuẩn Theo Tổ Chức WHO
108.392
20/04/2022

Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
33.128
30/03/2023

TOP 10+ Thực Phẩm Chức Năng Cho Trẻ Em Của Nhật Đáng Mua Nhất
29.146
25/07/2022

Top 10 loại trái cây cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
24.806
11/10/2021

Review tảo tăng chiều cao Shinshin Kakumei của Nhật
19.074
13/12/2021