- Trang chủ
-
- Cẩm nang
-
- Chăm sóc trẻ
-
- Bảo vệ con khi vào mùa sốt xuất huyết: Là bố mẹ nhất định phải biết
Bảo vệ con khi vào mùa sốt xuất huyết: Là bố mẹ nhất định phải biết
29/04/2022
1.229
0
Sốt xuất huyết ở trẻ em luôn là vấn đề đáng lo ngại và được quan tâm nhiều nhất. Bệnh sốt xuất huyết gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến nhiều sức khỏe của trẻ. Bố mẹ cần tìm hiểu cách bảo vệ con tránh gặp các cơn sốt cao mùa sốt xuất huyết. Hãy cùng học các cách bảo vệ con trước bệnh sốt xuất huyết cùng Japana trong bài viết sau đây:
Sốt xuất huyết là gì?
Mũi đốt gây sốt xuất huyết. Ảnh: Internet
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Bệnh này lây truyền nhanh khi bị muỗi đốt liên tục. Thông thường, bệnh này xảy ra quanh năm và nhiều nhất là vào mùa mưa bão. Lúc này muỗi được sinh ra rất nhiều, da của trẻ em lại rất nhạy cảm. Chính vì vậy, con trẻ rất dễ bị mắc bệnh sốt xuất huyết.
Mặc dù sốt xuất hiện rất dễ tái nhiễm, hầu như mỗi năm đều có số ca nhập viện cao nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh. Hệ quả của sốt xuất huyết tùy thuộc vào nhiều đối tượng, mức độ mắc bệnh, nặng có thể gây tử vong nên mọi người không nên lơ là.
Dấu hiệu nhận biết chứng sốt xuất huyết ở trẻ
Ở mỗi trẻ sẽ có các triệu chứng khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi bé. Tuy nhiên, các dấu hiệu thông thường trẻ hay mắc phải khi sốt xuất huyết là sốt cao, da bị viêm, xuất hiện nhiều mẩn đỏ, ngứa rát trên da.
Một vài trẻ có triệu chứng buồn nôn, chảy máu mũi hoặc chảy máu răng liên tục. Trẻ thường xuyên quấy khóc vào buổi tối vì thân nhiệt tăng giảm đột ngột. Thậm chí, một số trẻ xuất hiện co giật tay chân trong lúc lên cơn sốt, hoặc ngất xỉu. Vì thế cần phát hiện sớm bệnh để kịp thời mang con bạn đến bác sĩ để điều trị.
Dựa trên một số dấu hiệu có thể nhận biết sớm xuất huyết ở trẻ, từ đó điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu?
Cần bảo vệ con trước bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Internet
Thời gian bị muỗi đốt, ủ bệnh và phát bệnh từ 3 đến 14 ngày. Trong giai đoạn đầu sau khi bị đốt, da của trẻ bị mẩn ngứa, nổi đỏ và gây rát. Nhưng vẫn chưa có dấu hiệu sốt, nên không nhiều người phát hiện trẻ đang mắc sốt xuất huyết.
Cho đến khi giai đoạn sau 3 ngày, triệu chứng sốt nhẹ bắt đầu rõ rệt hơn và trẻ bắt đầu cảm giác khó chịu trong người, thân nhiệt tăng cao, sốt kèm theo ho nhẹ, bị tiêu chảy và chán ăn.
Trường hợp nặng hơn, trẻ sẽ bị sốt huyết dạ dày, chảy máu mũi, viêm não hoặc các triệu chứng bệnh co giật nặng hơn. Giai đoạn cuối là lúc trẻ bắt đầu hồi phục lại sức khỏe.
Tình trạng này rơi vào 2-3 ngày cuối. Lúc này các cơn sốt đã chấm dứt, tuy nhiên vết muỗi đốt vẫn còn và cảm giác ngứa ngáy khó chịu sẽ đôi lúc gây ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại. Chỉ cần bôi thêm thuốc đặc trị ngoài da, da của trẻ sẽ hồi phục.
Tuỳ vào từng cơ địa của cơ thể trẻ, sẽ xuất hiện các triệu chứng và quá trình sốt kéo dài khác nhau. Tuy nhiên, tốt nhất hãy bảo vệ trẻ tránh khỏi sốt xuất huyết và phòng bệnh cho trẻ càng sớm càng tốt.
Cách bảo vệ con khi vào mùa sốt xuất huyết
Bảo vệ trẻ khỏi muỗi đốt
Da của trẻ rất nhạy cảm và sức đề kháng đôi khi không tốt nếu cứ liên tục bị muỗi đốt. Bố mẹ cần cho trẻ mặc áo dài tay thường xuyên, ngủ mùng cả ban ngày và ban đêm. Thường xuyên thoa thuốc chống muỗi đốt cho trẻ, để con tránh xa những vị trí bị ẩm mốc lâu ngày, những nơi dễ tập trung muỗi.
Trong nhà, hãy dùng các loại nhang diệt muỗi, tinh dầu diệt muỗi để hạn chế việc độc hại của các loại xịt chống muỗi vì rất độc hại cho trẻ khi hít vào.
Dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ nơi đọng nước
Bên cạnh đó, cần chú ý thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, chum vại, nơi tiềm ẩn nguy cơ tạo ra muỗi. Đồng thời, vệ sinh cá nhân cho con thật sạch sẽ. Nếu con đã và đang mắc chứng sốt xuất huyết nhẹ, mẹ có thể tự chẩn đoán tại nhà và cho con dùng thuốc hạ sốt càng sớm càng tốt.
Tốt nhất, hãy sử dụng các dụng cụ đuổi muỗi, cho bé ngủ trong màng để tránh tuyệt đối việc bị muỗi đốt. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sốt xuất huyết không chỉ ở trẻ nhỏ mà còn đối với người trưởng thành.
Theo dõi sức khỏe trẻ mỗi ngày
Theo dõi thân nhiệt thường xuyên cho con để kịp thời biết được tiến triển bệnh. Nếu bệnh trở nặng, cơn sốt có nguy cơ tăng cao, phải đưa trẻ đến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.
Không bỏ sót bệnh
Hiện nay, các triệu chứng của sốt xuất huyết ban đầu rất nhẹ nên thường bị lầm tưởng với các bệnh thông thường khác. Do đó, các bậc phụ huynh thường đợi biểu hiện nặng mới đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế khiến trẻ dễ sốt cao, dẫn đến các biến chứng của sốt xuất huyết.
Vì vậy khi sốt xuất huyết vào mùa, bạn nên cân nhắc đưa bé đến bệnh viện khi sốt kéo dài, sốt trở lại sau khi hạ vài tiếng. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt hơn.
Cần điều trị kịp thời bệnh sốt xuất huyết ở trẻ. Ảnh: Internet
Không tự ý điều trị tại nhà
Vì tình hình dịch bệnh covid-19 ở trẻ em đang diễn biến phức tạp, nhiều bậc phụ huynh có tư tưởng sợ bệnh viện mà tự ý điều trị cho con tại nhà. Điều này vô tình gây ra nhiều mối lo ngại và ảnh hưởng đến các bé vì sử dụng thuốc không có chỉ định của bác sĩ.
Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, dùng kháng sinh để điều trị sổ mũi, ho, hạ sốt thường xuyên cực kỳ có hại cho gan, thận và cơ thể.
Các dấu hiệu nặng phải cho trẻ nhập viện ngay
Sau khi uống thuốc hạ sốt tại nhà nhưng trẻ vẫn có dấu hiệu lừ đừ, la khóc hoặc ngủ li bì. Kèm theo đó là tình trạng tay chân lạnh, nôn ói nhiều và chảy máu bất thường. Đặc biệt nếu xuất hiệntriệu chứng sốt co giật mạnh và bố mẹ chưa có kinh nghiệm tự điều trị sốt cho con tại nhà thì nên nhanh chóng đưa con đến viện.
Các bác sĩ sẽ điều trị các cơn sốt xuất huyết bằng cách cho con uống thuốc hạ sốt, truyền thêm nước để bù khoáng trong thời gian sốt con bị mất nước nhiều. Kèm theo là các loại thuốc bôi lên da hiệu quả để làm dịu ngứa ngáy, khó chịu từ các vết muỗi đốt gây ra.
Khi thấy cơ thể bé nổi các nốt ban đỏ, bầm tím sau cơn sốt cao, hãy đưa ngay bé đến bệnh viện gần nhất.
Sốt xuất huyết ở trẻ có tái nhiễm không?
Sốt xuất huyết là bệnh dễ tái nhiễm nhất,nguy cơ này xảy ra rất cao. Chỉ cần bảo vệ con trẻ không kỹ càng và những nơi ở không đảm bảo thông thoáng và sạch sẽ thì việc tái nhiễm lại rất dễ dàng.
Thông thường ở trẻ, cơn sốt xuất huyết xuất hiện đầu tiên rất nặng. Và nếu tái nhiễm lại cùng cơn sốt đó, tình trạng bệnh không quá nguy hiểm. Vì sức đề kháng của trẻ có thể thích nghi được với các lần tái nhiễm tiếp theo.
Tuy nhiên không nên chủ quan mà phải bảo vệ sức khỏe của trẻ mỗi ngày. Hạn chế nhất các cơn sốt xảy ra để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và quá trình học tập của trẻ.
Dịch sốt xuất huyết ở trẻ đang đến gần, với những việc đơn giản, bạn sẽ bảo vệ được sức khỏe cho con. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ một khi đã bệnh nặng đều buộc phải dùng kháng sinh, đây là điều không hề tốt cho hệ miễn dịch và cơ thể các bé. Hy vọng các cách bảo vệ con khi vào mùa sốt xuất huyết trên sẽ giúp bạn đẩy lùi mầm bệnh ra khỏi trẻ.
Tác giả: Nguyễn Khắc Diệu Ý
Bài trước đó
Các địa điểm xem bắn pháo hoa mừng lễ 30/4/2022 ở Hà Nội và TP HCM
Tin mới nhất
Review viên uống trắng da Transino của Nhật có tốt không? Địa chỉ mua uy tín
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
102
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
150
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
123
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
128
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
119
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
166
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
124
31/03/2025

Khí Hư Âm Đạo Là Gì? Những Điều Cần Biết và Cách Chăm Sóc Tình Trạng Khí Hư
130
28/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Mẹo phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc
18.141
14/08/2018

5 bí kíp giúp bé ăn ngon chóng lớn cực hữu hiệu mẹ nào cũng nên biết
1.887
31/03/2018

Thuốc bổ não nào tốt, hiệu quả cho trẻ?
3.061
13/08/2018

Thuốc tăng chiều cao tốt hiệu quả cho trẻ
2.458
25/05/2019

Tại sao trẻ em Nhật Bản lại sử dụng cặp chống lưng gù Randoseru chứ không phải ba lô?
2.499
23/04/2019
Lượt xem nhiều nhất

Cách Tính Chỉ số BMI Trẻ Em Chuẩn Theo Tổ Chức WHO
108.133
20/04/2022

Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
32.949
30/03/2023

TOP 10+ Thực Phẩm Chức Năng Cho Trẻ Em Của Nhật Đáng Mua Nhất
28.777
25/07/2022

Top 10 loại trái cây cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
24.774
11/10/2021

Review tảo tăng chiều cao Shinshin Kakumei của Nhật
19.030
13/12/2021