
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
- Trang chủ
-
- Cẩm nang
-
- Chăm sóc trẻ
-
- Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?
21/01/2023
1.488
0
Bạn có thể nhận thấy trẻ nhỏ xuất hiện tình trạng mụn có màu trắng, đỏ với kích thước nhỏ trên cơ thể bé đặc biệt là vùng mũi và má. Tình trạng này gọi là mụn sữa hay nang kê. Nếu bé nhà bạn gặp tình trạng mụn sữa như này bạn đừng lo lắng quá nhé vì đây chỉ là một loại bệnh lành tính thông thường. Hãy tham khảo bài viết mụn sữa ở trẻ em có tự hết không để biết cách nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị loại mụn này cho bé nhé!
1. Mụn sữa là gì?
Mụn sữa hay còn có tên gọi khác là nang kê, tên tiếng Anh của nó là Milia. Có thể nói mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng da liễu thường thấy. Hiện tượng mọc mụn sữa khá phổ biến và thường thấy nhất là khi trẻ vừa chào đời khoảng 1 tháng trở lại hoặc có thể gặp ngay vài tuần sau sinh.
Mụn sữa được coi là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nhưng nếu mẹ chăm sóc không đúng cách dẫn đến trẻ bị nhiễm trùng. Mụn sữa được coi là một dạng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh.
Mụn sữa hình thành do hoạt động của hormon trẻ nhận từ mẹ, hoặc trẻ bị phì đại tuyến bã. Mụn sữa không nhân, mụn có màu trắng đỏ, có kích thước rất nhỏ và thường xuất hiện ở vùng da mặt của trẻ nhất là vùng má, mũi, trán, cằm, trên da đầu. Tuy nhiên có một số trường hợp trẻ mọc mụn sữa ở các bộ phận như ngực, cổ,...
Mụn sữa là gì?
Mụn sữa ở trẻ em có tự hết không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên tình trạng này có kéo dài hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc bé.
Vậy nên, để nhanh chóng cải thiện tình trạng mụn sữa ở bé hãy tham khảo hết bài viết của japana nhé. Những dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hay những lưu ý trong quá trình điều trị mụn sữa ở trẻ em mà bạn không nên bỏ lỡ để nhanh chóng loại bỏ tình trạng mụn sữa ở bé nhà mình có ngay hết ở dưới đây đó.
2. Dấu hiệu nhận biết của mụn sữa
Tình trạng mụn sữa ở trẻ em cũng tương tự như mụn trứng cá ở người lớn. Tuy nhiên, mụn sữa ở trẻ em tồn tại dưới dạng mụn nhọt hoặc mụn đỏ. Bạn có thể dễ dàng nhận biết mụn sữa nhất chính là loại mụn này có thể mọc ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể bé nhưng xuất hiện nhiều nhất vẫn là ở vùng mũi và má.
Dấu hiệu nhận biết của mụn sữa
Mụn sữa nổi rõ hơn so với bình thường là khi trẻ quấy khóc, bị nóng, da bị dính sữa, nước bọt hay phải tiếp xúc với trang phục thô ráp. Mụn sữa nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển thành dạng mụn đầu đen, mụn mủ và có thể bị viêm.
Mụn sữa sẽ gây nhiều đau đớn và khó chịu cho trẻ. Mụn sữa ở trẻ sơ sinh dù không nguy hiểm nhưng cũng cần phát hiện sớm và khắc phục kịp thời để không gây khó chịu hay gây ra những hệ lụy cho bé.
3. Nguyên nhân trẻ em lại bị nổi mụn sữa?
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn sữa ở trẻ em vẫn chưa được phát hiện chính xác. Nhưng theo các nghiên cứu đã chứng minh được tình trạng mụn sữa ở trẻ có liên quan đến hormone của mẹ hoặc của trẻ.
Nguyên nhân trẻ em lại bị nổi mụn sữa?
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mọc mụn sữa ở trẻ đó là:
+ Cơ thể trẻ em quá nóng hay tiếp xúc với những sản phẩm quần áo có chất liệu thô ráp sẽ khiến cho nguy cơ nổi mụn sữa ở bé tăng lên rõ rệt.
+ Tác dụng phụ của thuốc cũng ảnh hưởng đến trẻ. Nếu trong qua quá trình mang thai hay cho con bú, người mẹ phải dùng thuốc điều trị hoặc trẻ sơ sinh cần sự hỗ trợ của thuốc có thế gây ra tác dụng phụ là nổi mụn sữa.
+ Chế độ ăn của mẹ cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn sữa ở trẻ. Nếu mẹ thường xuyên ăn đồ cay nóng cùng với hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện sẽ dẫn đến tình trạng này nên mẹ hãy để ý nhé!
+ Sữa không phù hợp, có rất nhiều trường hợp trẻ gặp tình trạng mụn nước là do không hợp với các loại sữa chứa nhiều đạm albumin.
4. Cách điều trị mụn sữa ở trẻ em?
Các bậc phụ huynh đừng nên lo lắng quá khi thấy con mình gặp phải tình trạng này nhé. Vì tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh là một loại mụn lành tính nên phụ huynh có thể tự chữa khỏi hoàn toàn cho các bé tại nhà bằng những biện pháp khoa học.
Bạn có thể điều trị dứt điểm mụn sữa ở trẻ em bằng cách: Vệ sinh cơ thể và giữ cho da bé luôn sạch sẽ. Mặc những sản phẩm quần áo thoáng mát hợp vệ sinh và không gây kích ứng cho da. Bạn hãy lựa chọn những sản phẩm có tính kháng khuẩn tốt, lành tính với trẻ. Môi trường xung quanh cũng là một cách điều trị đấy, bạn hãy giữ cho môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ và loại bỏ các tác nhân gây hại từ môi trường.
Cách điều trị mụn sữa ở trẻ em?
Ngoài ra khi vệ sinh và tắm cho bé bạn có thể đun nước lá để tắm cho bé. Khi đun lá để tắm cho trẻ, bạn phải đảm bảo lá phải được rửa thật sạch không chứa nguồn vi khuẩn gây hại. Lau khô người cho bé sau khi tắm bằng khăn mềm để tránh tác động mạnh vào vùng da bị mụn. Các loại lá được khuyến nghị sử dụng như:
+ Sử dụng lá riềng: Bạn lấy một nắm lá riềng sau đó vệ sinh cạo sạch phần lông bám trên lá. Rửa sạch lá một lần nữa rồi cho vào nước để đun cho bé tắm.
+ Sử dụng lá khế: Lấy một lượng vừa đủ lá khế tươi, rửa sạch rồi đun sôi với nước tắm của bé. Làm theo những cách này bé sẽ hết mụn sữa sau vài lần tắm.
5. Những lưu ý trong quá trình điều trị mụn sữa ở trẻ em
Bạn hãy lưu ý một số lưu ý trong quá trình điều trị mụn sữa ở trẻ em ngay sau đây nhé!
Những lưu ý trong quá trình điều trị mụn sữa ở trẻ em
+ Trong quá trình điều trị vẫn có những trường hợp không hết mụn hay mụn có chuyển biến xấu hơn. Nếu như thấy trẻ có các tình trạng như: mụn bị sưng viêm, tấy đỏ, có mủ tạo thành nhọt gây đau đớn. Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế.
+ Điều đầu tiên là bạn phải tắm đúng cách cho bé, vệ sinh da cho bé bằng những sản phẩm chuyên dụng.
+ Giữ cho da của trẻ luôn khô thoáng và không cho trẻ mặc những bộ quần áo có chất liệu thô rát, nếu trẻ có cơ địa ra mồ hôi nhiều thì hãy thường xuyên dùng rẻ mềm để lau cho bé.
+ Đảm bảo bé luôn sống trong môi trường sạch sẽ và an toàn không có những tác nhân gây hại như: Khói bụi, ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc,...
+ Lúc trẻ vẫn đang trong quá trình bú sữa mẹ. Mẹ cần hạn chế và tránh những thực phẩm cay nóng dễ gây dị ứng. Đặc biệt là phải ăn những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
+ Không tự ý thoa các kem dưỡng da, kem trị mụn hoặc bất cứ thuốc gì lên mặt trẻ bị chàm sữa. Bởi lúc này da bé đang vô cùng nhạy cảm. Rất dễ bị kích ứng bởi các chất hóa học.
+ Tuyệt đối không được chà xát hay nặn mụn sữa cho trẻ vì điều này là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và phát triển khiến cho tình trạng ngày một nghiêm trọng hơn.
+ Rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé. Không ôm, hôn hoặc cho người lạ tiếp xúc với trẻ khi bé đang bị mụn sữa. Theo dõi thường xuyên biểu hiện của trẻ để có sự can thiệp kịp thời khi cần thiết.
+ Không xông nóng hay ủ ấm trẻ quá mức khiến mồ hôi tiết ra nhiều. Làm mụn sữa trở nên trầm trọng hơn.
Hy vọng bài viết mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không sẽ giúp ích cho bạn trong việc kịp thời phát hiện và điều trị mụn sữa cho bé nhà mình. Đừng quên bấm theo dõi fanpage của japana để được cập nhập nhưng tin tức mới nhất về sức khỏe & cuộc sống nhanh nhất nhé.
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Bài trước đó
Người bị tim mạch NÊN và KHÔNG NÊN ăn gì
Tin mới nhất
Uống thuốc gì tốt cho tim mạch? 6 loại thuốc hỗ trợ tim mạch tốt
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm

Sữa bột cho bé Chirumiru

Máy hút sữa Pigeon

Xịt chống nắng Bioré UV Perfect Spray SPF50+/PA++++

Giấy ướt khử mùi Gatsby Ice Nhật Bản 30 miếng

Kem chống nắng cho da nhạy cảm Anessa Perfect UV Sunscreen Aqua Booster Mild 60g

Kem giảm thâm quầng mắt cao cấp Claudia Jansen

Mặt nạ đậu hũ non Tofu Moritaya Nhật Bản 150g

Viên uống hỗ trợ bổ não DHA

Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 360 viên

Viên uống hỗ trợ điều trị khớp Glucosamin Ogaland
Tin mới nhất

Cảnh báo 5 dấu hiệu Gan đang quá tải vì thải độc
73
11/07/2025

Vì sao Collagen Nucos Nhật Bản được dàn Hoa hậu ưu ái lựa chọn?
114
10/07/2025

Top 5 website bán hàng Nhật đáng tin cậy tại Việt Nam
88
09/07/2025

Top 7 viên uống bổ não Nhật Bản được tin dùng nhất 2025
297
17/06/2025

Người bình thường có nên uống Fucoidan Nhật Bản không?
285
16/06/2025

Hiểu đúng để tránh tác dụng phụ của viên uống tăng chiều cao
255
13/06/2025

Nám mảng, nám lâu năm: Có nên dùng kem dưỡng Transino?
268
12/06/2025

Người hay quên, mất tập trung có nên uống bổ não Nhật?
231
11/06/2025
Tin cùng chuyên mục

Mẹo phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc
18.362
14/08/2018

5 bí kíp giúp bé ăn ngon chóng lớn cực hữu hiệu mẹ nào cũng nên biết
2.042
31/03/2018

Thuốc bổ não nào tốt, hiệu quả cho trẻ?
3.282
13/08/2018

Thuốc tăng chiều cao tốt hiệu quả cho trẻ
2.695
25/05/2019

Tại sao trẻ em Nhật Bản lại sử dụng cặp chống lưng gù Randoseru chứ không phải ba lô?
2.706
23/04/2019
Lượt xem nhiều nhất

Cách Tính Chỉ số BMI Trẻ Em Chuẩn Theo Tổ Chức WHO
116.039
20/04/2022

Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
34.825
30/03/2023

TOP 10+ Thực Phẩm Chức Năng Cho Trẻ Em Của Nhật Đáng Mua Nhất
32.183
25/07/2022

Top 10 loại trái cây cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
26.493
11/10/2021

Review tảo tăng chiều cao Shinshin Kakumei của Nhật
19.771
13/12/2021