Người bị tim mạch NÊN và KHÔNG NÊN ăn gì
21/01/2023
548
0
Bệnh về tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của tim như rối loạn tim và mạch máu,...Vậy nên để cải phòng ngừa và cải thiện tình trạng của bệnh bạn hãy bồi bổ đúng cách bằng các biện pháp ăn uống khoa học nhé. Vậy ăn uống khoa học cho người bị tim mạch là như thế nào? Hãy tham khảo bài viết người mắc bệnh tim mạch NÊN và KHÔNG NÊN ăn gì sẽ giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc trên nhé!
1. Bệnh về tim mạch là gì?
Bệnh tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của tim như rối loạn tim và mạch máu,...những tác động này gây nên sự suy yếu khả năng làm việc của tim. Các bệnh tim mạch thường thấy nhiều nhất như: Các bệnh máu về lưu thông động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh và còn rất nhiều bệnh khác về tim.
Các bệnh về tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngưng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.
Bệnh về tim mạch là gì?
Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính, mọi nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và đòi hỏi sự điều trị, theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), gây tốn kém nhiều chi phí.
Ngoài việc phòng tránh các bệnh về tim mạch, bạn có thể chăm sóc cho trái tim của mình bằng các chế độ bồi bổ cho tim.
2. Những thực phẩm người bị tim mạch NÊN và KHÔNG NÊN ăn.
Sau đây là những thực phẩm người bị tim mạch NÊN và KHÔNG NÊN ăn bạn hãy tham khảo thật kỹ để xác định đâu là thực phẩm cần thiết và không cần thiết cho người đang mắc bệnh nhé!
2.1 Thực phẩm NÊN ăn
Trái cây: Những loại trái cây như: Chuối, dưa hấu, dưa lưới, lựu, trái cây họ quýt,...đều là thực phẩm tốt cho tim mạch. Chuối cùng các loại trái cây chứa khá nhiều kali và vitamin. Kali là một loại khoáng chất tốt cho tim mạch giúp kiểm soát huyết áp, duy trì áp lực dòng máu và sự ổn định của tim. Chất xơ chứa trong trái cây có tác dụng giảm hấp thụ cholesterol xấu trong máu, đây là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim.
Trái cây rất tốt cho người bị bệnh tim mạch
Các loại đậu và hạt: Đậu Hà Lan, đậu xanh, hạnh nhân, óc chó...đều là những thực phẩm tốt cho tim mạch. Đặc biệt là hạnh nhân có khả năng giảm thiểu hàm lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp trong cơ thể. Mặt khác, chúng còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho tim cũng như sức khỏe tổng thể như protein, vitamin, chất xơ, đặc biệt là axit béo bão hòa omega-3 giúp điều hòa hệ tim mạch, ngăn ngừa các mảng bám hình thành trong thành động mạch, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.
Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, diêm mạch, lúa mạch đen, gạo lứt, ngô, kê,... đây đều là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tốt, các loại vitamin nhóm B, sắt, axit folic, selen, kali và magie vừa có tác dụng làm đẹp da, vừa giúp điều hòa cholesterol máu, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Ngũ cốc nguyên hạt
Rau xanh: Rau xanh luôn là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày giúp ngăn ngừa lão hóa và phòng chống nhiều loại bệnh. Đặc biệt các loại rau họ cải (bông cải, bó xôi,...) sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Cung cấp chất chống oxy hóa tốt (vitamin C, E và beta carotene), giàu chất xơ, ít chất béo xấu và cholesterol.
Cá: Cá luôn là nguồn chất đạm quan trọng rất có lợi cho sức khỏe bởi chúng điều hòa lượng chất béo trong cơ thể, giảm cholesterol một cách đáng kể nhờ hàm lượng lớn axit béo bão hòa omega-3. Axit béo omega-3 có tác dụng làm giảm triglyceride máu, cải thiện chức năng động mạch và giảm huyết áp. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn 2-3 lần cá/tuần, như: Cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ,…
Cá là loại thực phẩm người bị tim mạch nên ăn
2.2 Thực phẩm KHÔNG NÊN ăn
Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh là thực phẩm không tốt cho tim mạch. Chất béo bão hòa từ động vật khi kết hợp với carbohydrate sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tim. Vì thế, nếu bạn là người mắc bệnh tim mạch nên hạn chế và tránh các thực phẩm thức ăn nhanh.
Thức ăn nhanh là thực phẩm không tốt cho tim mạch
Đường, muối, chất béo: Theo thời gian, một lượng lớn muối, đường, chất béo bão hòa và carbs tinh chế sẽ làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Bạn chỉ nên bổ sung đường muối và chất béo qua trái cây và rau quả tốt cho sức khỏe, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và sữa ít béo thôi nhé.
Thịt xông khói: Hơn một nửa lượng calo chứa trong thịt xông khói là chất béo bão hòa, có thể làm tăng Lipoprotein mật độ thấp đây là nguồn cholesterol xấu và làm tăng khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ. Thịt xông khói thường chứa đầy muối, làm tăng huyết áp và khiến tim phải hoạt động mạnh hơn.
Thịt xông khói
Lượng natri cao (thành phần chính của muối) có trong thịt xông khói sẽ thể dẫn đến đột quỵ, các bệnh về tim và suy tim. Chất bảo quản sử dụng trong thực phẩm này cũng liên quan đến những vấn đề về tim mạch.
Thịt đỏ: Thịt đỏ là thực phẩm không tốt cho tim mạch. Bạn bị các bệnh về tim mà thường xuyên ăn các loại thịt đỏ như: Thịt bò, thịt cừu và thịt lợn sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và tiểu đường. Điều này được giải thích là do chúng có nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol.
Thịt chế biến sẵn: Người bị bệnh tim nên kiêng những loại thịt chế biến sẵn như: Xúc xích, thịt hộp,...đều là những thực phẩm có hại cho tim mạch. Vì thịt chế biến sẵn có lượng muối cao và hầu hết đều có lượng chất béo bão hòa cao nên sẽ gây nguy hại cho người mắc các bệnh về tim mạch.
Rượu: Uống rượu sẽ gây nguy hại cho tim, khi bạn mắc chứng huyết áp cao hoặc Triglyceride cao đây là một loại chất béo trong máu có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, uống nhiều rượu sẽ dẫn đến huyết áp cao, suy tim, đột quỵ và tăng cân.
Uống rượu sẽ gây nguy hại cho tim, khi bạn mắc chứng huyết áp cao hoặc Triglyceride cao
Nước ngọt: Bổ sung một lượng đường nhỏ vào cơ thể sẽ không gây hại nhưng một lon soda luôn chứa rất nhiều đường, nhiều hơn lượng đường được khuyên dùng trong cả ngày. Những người uống soda thường xuyên sẽ bị tăng cân nhiều hơn và có nhiều nguy cơ mắc các bệnh béo phì, bệnh tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim
Bơ: Bơ là một trong thực phẩm có hại cho tim mạch. Bơ có nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol xấu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bạn nên thay thế bơ bằng dầu ô liu hoặc dầu thực vật có chứa chất béo đơn và đa không bão hòa tốt cho tim.
3. Những lưu ý khi bồi bổ đối với người bị tim mạch
Những lưu ý khi bồi bổ đối với người bị tim mạch bạn có thể tham khảo như sau:
Những lưu ý khi bồi bổ đối với người bị tim mạch
+ Kiểm soát khẩu phần ăn, ăn chậm nhai kỹ chỉ ăn vừa đủ chỉ ăn no trong khoảng 70 đến 80%
+ Người mắc bệnh tim mạch được khuyến khích nên ăn nhiều rau xanh và trái cây. Rau củ là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất rồi rào mà lại chứa rất ít calo.
+ Giảm lượng muối trong thức ăn. Ăn nhiều muối cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim. Vì thế, cắt giảm muối là một phần quan trọng của chế độ ăn uống tốt cho tim mạch mà bạn nên lưu tâm nhé.
+ Uống đủ nước, cung cấp đủ nước giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và ăn ít hơn. Không chỉ có người bệnh tim mạch, bất kỳ ai cũng cần nạp đủ 1,5 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Bạn nên uống nước lọc, nước trái cây nguyên chất không đường, nước canh, súp…
+ Hạn chế ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Ngoài ra bạn nên chọn nguồn protein ít chất béo.
Qua bài viết người bị bệnh tim mạch Nên và Không Nên ăn gì? Bài viết đã giúp bạn nhận ra được đâu là những thực phẩm mà người đang mắc bệnh tim mạch nên sử dụng và không nên sử dụng chưa. Hãy bồi bổ đúng cách nhé vì chỉ sau một khoảng thời gian tình trạng sức khỏe của bạn sẽ cải thiện đáng kể đấy!
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Bài trước đó
8 địa điểm đi chơi ngày valentine ở Hà Nội
Tin mới nhất
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Nước uống đông trùng hạ thảo Fine Japan Cordyceps Plus (Hộp 10 chai x 50ml)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Tin mới nhất
7 cách làm bí đao trị nám tại nhà hiệu quả
160
02/11/2024
Tổng hợp 12 cách trị nám sau sinh an toàn cho mẹ bỉm
142
02/11/2024
Cách phân biệt GH Gold thật và giả chính xác nhất
172
31/10/2024
6 Cách tăng cường chức năng, bảo vệ gan hiệu quả
194
31/10/2024
Khoáng Chất Và Vitamin Nào Giúp Tăng Chiều Cao Cho Trẻ
159
31/10/2024
Bổ Sung Sữa TH True Milk Có Tăng Chiều Cao Không?
182
31/10/2024
Sữa Fami Có Tăng Chiều Cao Không? Chế Độ Uống Hiệu Quả
165
31/10/2024
[Tiết lộ] Sự thật về sóng âm tăng chiều cao
236
30/10/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.136
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
3.950
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.618
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
4.978
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.120
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
73.963
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
45.877
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.142
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
37.811
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.136
02/10/2018