
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
- Trang chủ
-
- Cẩm nang
-
- Chăm sóc trẻ
-
- Trẻ bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì?
Trẻ bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì?
16/04/2023
1.023
0
Khi bị đầy hơi, khó tiêu trẻ thường có các biểu hiện khó chịu, khóc, biếng ăn, bỏ ăn, hay nôn, bụng trướng hơi hoặc có thể đi ngoài phân lỏng, phân sệt… Cha mẹ rất lo lắng và đang tìm cách làm giảm tình trạng này. Vậy trẻ bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài chia sẻ dưới đây:
Nguyên nhân dẫn tới trường hợp trẻ bị đầy bụng, khó tiêu
Trẻ nhỏ bị đầy bụng vì nhiều nguyên nhân. Ảnh: Internet
Chứng đầy hơi, khó tiêu là một biểu hiện rối loạn đường tiêu hóa rất thường gặp, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi do hệ tiêu hóa còn non yếu. Vậy nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ như:
- Do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu
- Sử dụng thức ăn không phù hợp với độ tuổi (cho trẻ ăn dặm sớm, ăn cơm sớm hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa)
- Do được cho ăn quá nhiều trong một bữa hoặc các bữa ăn quá gần nhau khiến thức ăn chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết.
- Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị đầy hơi do một số nguyên nhân khác như: trẻ bị trào ngược dạ dày - thực quản, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, lồng ruột, tắc ruột, không dung nạp đường lactose và tinh bột…
Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu thường có các biểu hiện cụ thể nào?
Tình trạng bé bị đầy bụng khó tiêu chắc không còn xa lạ đối với bất kỳ bà mẹ nào đang chăm con. Khi con bị đầy bụng, biểu hiện điển hình nhất của con đó là bụng của con vẫn căng tròn sau khoảng 1 đến 2 giờ sau ăn. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như:
Bé xì hơi nhiều lần, mùi xì hơi nặng, kèm theo đi phân lỏng hoặc sền sệt, khó đi ngoài. Đôi khi có bé còn có dấu hiệu táo bón.
Đối với những trẻ lớn hơn biết nói, con có thể bị đau bụng râm ran và nói cho mẹ nghe. Tuy nhiên, với trẻ nhũ nhi, trẻ chưa nói được, bụng đau càng làm con quấy khóc dữ dội hơn.
Bé ậm ạch quấy khóc, do bụng bé luôn căng chướng làm cho bé khó chịu.
Đầy bụng khiến trẻ khó chịu. Ảnh: Internet
Kèm theo đó, các bé thường không muốn ăn, bỏ ăn, chán ăn,… làm mẹ càng lo lắng hơn.
Khi bụng con bị chướng, đầy khí, mẹ dùng lòng bàn tay gõ nhẹ vào bụng của con có thể nghe thấy âm thanh kêu như tiếng trống. Nguyên nhân gặp hiện tượng này có thể do hệ tiêu hóa của con sinh ra nhiều khí trong quá trình tiêu hóa.
Trẻ bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì?
Đầy hơi khó tiêu là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ vì con có hệ tiêu hóa chưa ổn định nên rất dễ bị rối loạn. Cha mẹ không nên để tình trạng này kéo dài lâu. Cách mà cha mẹ quan tâm nhất ở đây là sử dụng thuốc gì vừa hiệu quả vừa an toàn.
Một số thuốc sau theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa:
Men tiêu hóa
Thực chất men tiêu hóa là hỗn hợp các enzym khác nhau do chính cơ thể bài tiết ra có tác dụng chuyển hóa các chất trong thức ăn chủ yếu là chất đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid). Trong trường hợp trẻ bị đầy chướng bụng thì có thể bổ sung thêm để hỗ trợ tiêu hóa nhưng không nên sử dụng kéo dài vì có thể gây phụ thuộc men tiêu hóa.
Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, loại thuốc này có thể pha vào sữa, thức ăn hoặc nhỏ trực tiếp vào miệng trẻ. Đối với trẻ trên một tuổi nên uống sau bữa ăn.
Thuốc chống axit, chống đầy hơi
Có thể sử dụng các thuốc chứa aluminium phosphate (phosphalugel), aluminium hydroxyde và magnésium hydroxyde (maalox plus), dimethicone và guaiazulene (pepsane)... Các thuốc này có tác dụng trị chứng đầy bụng trướng hơi. Thuốc được sử dụng sau bữa ăn để đạt hiệu quả cao nhất.
Nên đi khám trước khi cho trẻ sử dụng thuốc. Ảnh: Internet
Dung dịch bù nước oresol
Trường hợp trẻ bị tiêu chảy có thể bù lượng nước đã mất bằng oresol. Oresol có tác dụng tăng cường hấp thu natri và nước ở lòng ruột, bù kali đã bị mất do đi ngoài.
Khi pha oresol phải theo đúng tỷ lệ hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, tránh tình trạng pha đặc hay loãng đều làm mất tác dụng của thuốc.
Cần lưu ý đến hạn sử dụng trước khi dùng thuốc. Mỗi gói oresol sau khi pha chỉ được dùng trong 24 giờ. Ngoài ra có thể dùng hydrite dạng viên nén thay cho oresol.
Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol)
Loại thuốc này chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể dùng một số thuốc dạng bơm vào hậu môn hoặc thuốc chứa hợp chất cao phân tử macrogol, thuốc nhuận tràng như osmoglyn, babylax, microclismi.
Mặc dù các loại thuốc trên đây đều có thể cắt giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng của trẻ nhưng để yên tâm nhất cha mẹ nên nhờ tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ hướng dẫn cách sử dụng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ nên phòng ngừa trẻ bị đầy hơi, khó tiêu do nhiễm ký sinh trùng bằng cách cho trẻ tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Các thuốc được dùng là loại có phổ rộng và hiệu quả với các loại giun thường gặp như giun đũa, giun kim… Có thể sử dụng một vài loại thuốc thông dụng hiện nay: mebendazole, albendazole…
Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho cha mẹ phần nào trong việc giải quyết vấn đề đầy hơi, chướng bụng ở trẻ.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh!
Tác giả: Nguyễn Khắc Diệu Ý
Bài trước đó
Tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh phụ nữ nên biết
Tin mới nhất
[Giải đáp thắc mắc] Phụ nữ 50 tuổi còn ham muốn không
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
118
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
173
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
154
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
151
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
130
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
188
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
138
31/03/2025

Khí Hư Âm Đạo Là Gì? Những Điều Cần Biết và Cách Chăm Sóc Tình Trạng Khí Hư
141
28/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Mẹo phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc
18.156
14/08/2018

5 bí kíp giúp bé ăn ngon chóng lớn cực hữu hiệu mẹ nào cũng nên biết
1.896
31/03/2018

Thuốc bổ não nào tốt, hiệu quả cho trẻ?
3.074
13/08/2018

Thuốc tăng chiều cao tốt hiệu quả cho trẻ
2.477
25/05/2019

Tại sao trẻ em Nhật Bản lại sử dụng cặp chống lưng gù Randoseru chứ không phải ba lô?
2.512
23/04/2019
Lượt xem nhiều nhất

Cách Tính Chỉ số BMI Trẻ Em Chuẩn Theo Tổ Chức WHO
108.289
20/04/2022

Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
33.027
30/03/2023

TOP 10+ Thực Phẩm Chức Năng Cho Trẻ Em Của Nhật Đáng Mua Nhất
28.944
25/07/2022

Top 10 loại trái cây cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
24.790
11/10/2021

Review tảo tăng chiều cao Shinshin Kakumei của Nhật
19.047
13/12/2021