Tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh phụ nữ nên biết
28/11/2024
1.173
0
Vì có tác dụng làm giảm đau nên nhiều chị em nữ giới đã sử dụng thuốc mỗi khi cơn đau bụng kinh kéo đến. Tuy nhiên, đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau hay không và nên sử dụng loại thuốc nào? Hay thuốc đau bụng kinh có tác dụng phụ gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay sau đây:
Thuốc giảm đau bụng kinh có hiệu quả không?
Các cơn đau bụng kinh khác nhau ở từng người. Ảnh: Internet
Ở những phụ nữ bị đau bụng kinh, tử cung thường sản xuất quá nhiều chất truyền tin hóa học prostaglandin. Điều này dẫn đến chuột rút đau đớn ở bụng dưới và cũng có thể lan ra lưng hoặc đùi. Các khối u lành tính (không phải ung thư) như u xơ đôi khi cũng đóng một vai trò nào đó.
Thuốc giảm đau chống viêm thường được sử dụng để giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là thuốc diclofenac, ibuprofen và naproxen. Các loại thuốc này đều là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Chúng ức chế việc sản xuất prostaglandin và có thể giúp giảm đau bụng kinh theo cách đó. Nhiều NSAID có sẵn tại các hiệu thuốc mà không cần toa của bác sĩ.
Các nhà nghiên cứu tại Cochrane Collaboration - một mạng lưới các nhà nghiên cứu quốc tế đã tìm kiếm các nghiên cứu lâm sàng về những loại thuốc này để tìm hiểu xem chúng có giúp ích cho việc cải thiện cơn đau bụng kinh hay không.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 80 nghiên cứu liên quan đến hơn 5.800 trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 12 đến 47. Những nghiên cứu này so sánh hiệu quả của thuốc giảm đau với giả dược (thuốc không chứa hoạt chất). Các nghiên cứu bao gồm những phụ nữ bị và không bị lạc nội mạc tử cung.
Nghiên cứu cho thấy NSAID có thể làm giảm đau và có hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt.
Một số nghiên cứu khác đã so sánh NSAID với acetaminophen (paracetamol) và cho rằng NSAID có hiệu quả hơn một chút so với acetaminophen trong việc giảm đau thời kỳ kinh nguyệt.
Tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh không phải ai cũng biết
Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Đây là một câu hỏi đặt ra của rất nhiều người. Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng uống thuốc giảm đau NSAID đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ, Cụ thể là có 2 - 3 trong số 100 trẻ em gái và phụ nữ gặp phải vấn đề về dạ dày, buồn nôn, đau đầu hoặc buồn ngủ.
Ngoài ra, còn có một vài tác tác dụng phụ khác ít gặp hơn: Chức năng gan bất thường; rối loạn máu; da bị phồng rộp và bong tróc (hội chứng Stevens - Johnson); giảm bạch cầu hạt; phù mạch; phát ban dát sần; nổi mụn mủ; suy gan cấp tính; giảm tiểu cầu trong máu; Viêm da dị ứng; giảm bạch cầu trung tính; sưng dây thanh…
Không nên lạm dụng thuốc đau bụng kinh. Ảnh: Internet
PANADOL có làm giảm đau bụng kinh?
Đau bụng kinh thường rất phổ biến, hầu hết các bé gái và phụ nữ bị đau với cường độ khác nhau vào một thời điểm nào đó trong kỳ kinh nguyệt. Ở một số phụ nữ, cơn đau tồi tệ đến mức họ không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi làm hoặc đi học.
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm, Panadol là loại thuốc giảm đau chứa paracetamol, tuy nhiên không có tác dụng kháng lại prostaglandin.
Người bệnh nếu bị đau bụng kinh nhẹ, không thường xuyên thì có thể uống thuốc này. Tuy nhiên, chị em chú ý không được uống quá 500mg/ ngày. Nếu sử dụng quá liều và kéo dài sẽ gây ra nhiều nguy cơ đối với dạ dày và gan.
Đau rất dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung, hiện tượng loại mô lót dạ con phát triển bên ngoài tử cung. Chị em cần chú ý theo dõi các biểu hiện sau khi uống panadol:
- Nếu cảm thấy các dấu hiệu bất thường như buồn nôn, da mẫn cảm thì dừng ngay lại việc uống thuốc.
- Nếu cơn đau có xu hướng giảm và không cảm thấy khó chịu hay bất kì điều gì bất thường thì có thể yên tâm sử dụng
- Ngay cả khi cơn đau giảm như mong muốn nhưng chú ý không nên lạm dụng. Mỗi lần uống panadol cách nhau ít nhất 4 tiếng và chỉ sử dụng khi bạn thực sự không chịu nổi cơn đau.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống panadol
Nên uống thuốc đau bụng kinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh: Internet
Niêm mạc dạ dày có thể bị kích ứng: Nếu lạm dụng hoặc uống panadol quá nhiều sẽ rất dễ gây tổn thương niêm mạc dẫn tới viêm loét dạ dày.
Ảnh hưởng xấu đến các cơ quan sinh sản, thậm chí có nguy cơ vô sinh nếu sử dụng thuốc thường xuyên.
Các bộ phận khác của cơ thể như gan, thận cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi chất kháng sinh trong thuốc.
Một số phản ứng như nổi mẩn, phát ban, ngứa ngáy,… có thể xảy ra nếu không sử dụng đúng liều chỉ định.
Tóm lại, việc sử dụng thuốc trong việc làm giảm đau bụng kinh đem lại khá nhiều tác dụng phụ chính vì thế các bạn nên cân nhắc sử dụng.
Để giảm tình trạng này xuất hiện chị em nên tập thể dục thường xuyên, hoạt động thể chất, bao gồm cả quan hệ tình dục, nên ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi trong những ngày đèn đỏ để làm giảm các cơn đau dữ dội. Tâm lý căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ đau bụng kinh và mức độ nghiêm trọng của chúng, vì thế hãy để bản thân được thoải mái nhất nhé!
Tác giả: Nguyễn Khắc Diệu Ý
Bài trước đó
Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau paracetamol
Tin mới nhất
Trẻ bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì?
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
HƯỚNG DẪN CHỌN QUÀ TẾT CHO DOANH NGHIỆP
90
10/12/2024
TOP 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
168
05/12/2024
Mua gì tẩm bổ cho người già? Tổng Hợp 8 Loại Thực Phẩm Cần Thiết
99
05/12/2024
Giãn cơ có giúp tăng chiều cao không? Bài tập giãn cơ
59
05/12/2024
Bổ sung vitamin D cho người lớn bằng cách nào?
53
05/12/2024
5+ Điều Cần Biết Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi
53
05/12/2024
Các bước skincare buổi sáng và những điều cần lưu ý
62
05/12/2024
Top 8 kem trị nám tốt nhất cho bà bầu hiện nay
60
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.440
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.089
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.688
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.071
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.191
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.590
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.666
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.280
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.148
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.440
02/10/2018