- Trang chủ
- Cẩm nang
- Chăm sóc trẻ
- Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?
Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?
27/11/2024
5.822
0
Khi bước vào tháng thứ 6, trẻ đã tập ăn dặm và ngồi là một kĩ năng thực sự cần thiết. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy băn khoăn không biết có nên tập ngồi từ sớm cho trẻ hay không. Họ thắc mắc rằng cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được lời giải đáp.
Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?
Trẻ sơ sinh tập ngồi. Ảnh: Internet
Câu trả lời là có, tập ngồi quá sớm hay không đúng cách rất dễ làm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mắc tật gù lưng, cong vẹo cột sống. Do đó, các bậc bố mẹ nhất định phải thật chú ý và chăm sóc con khoa học hơn.
Vậy thời điểm nào được cho là tập ngồi sớm? Đó là giai đoạn 1 - 4 tháng tuổi, lúc này cột sống của trẻ còn rất yếu, trong khi đó trọng lượng của đầu vẫn chiếm đến 1/3 cơ thể. Vì vậy, cho trẻ ngồi quá lâu, dựng đứng cơ thể trong vài giờ liền rất dễ tạo áp lực lên cột sống và gây nên gù lưng.
Phù hợp hơn, trong giai đoạn 4 tháng đầu đời, bố mẹ chỉ nên tập cho trẻ nằm sấp, ngồi 5 – 10 phút rồi nghỉ. Cách này sẽ giúp bé cứng cáp hơn, sẵn sàng cho giai đoạn tập ngồi từ 5 tháng tuổi trở đi.
Một lí do khác mà bố mẹ không nên cho con tập ngồi sớm đó là có thể hạn chế sự phát triển chiều cao. Áp lực tạo ra đè lên phần đốt sống có thể làm xương kém phát triển, chiều cao không được đạt chuẩn tối ưu.
Tập ngồi từ khi nào là phù hợp nhất đối với trẻ sơ sinh?
Tuy thông tin tập ngồi cho trẻ từ 6 tháng tuổi là chính xác, nhưng vẫn có một số trường hợp bé chưa thực sự phù hợp và vẫn có thể bị gù lưng. Do đó, ngoài số tháng tuổi, bố mẹ cần xem xét thêm nhiều yếu tố khác để tập ngồi đúng lúc tránh gù lưng đối với trẻ sơ sinh. Vậy khi nào nên tập ngồi cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa gù lưng, cong vẹo cột sống?
Tập ngồi sớm gây gù lưng. Ảnh: Internet
Khung xương của trẻ đã cứng cáp
Hầu hết trẻ sau khi chào đời đều có hệ xương non nớt, bé chỉ nằm và cực kỳ ít vẫn động vì vẫn chưa làm chủ được cơ thể. Đặc biệt, phần cổ của bé rất yếu, xương sống non nên rất dễ bị lệch khi người lớn bế hay cho ngủ sai tư thế. Do đó, trước khi tập ngồi cho con, bố mẹ nên quan sát xem phần xương cổ của bé đã cứng cáp chưa, tự giữ phần đầu được chưa và xương sống khi ngồi có sự hỗ trợ thẳng hay gù quá nhiều.
Nếu bé vẫn còn yếu, dù đã tròn 6 tháng, bố mẹ vẫn nên trì hoãn việc tập ngồi mà chỉ cho bé ngồi tựa trên người, ghế hay ngồi chốc lát rồi nghỉ ngơi. Tránh tuyệt đối việc ngồi quá lâu dễ tác động xấu đến hệ xương sống.
Con đã kiểm soát tốt tay, chân
Hệ thần kinh của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, chính vì vậy mà các bé sơ sinh hay khua tay múa chân, khó kiểm soát cơ thể. Những lúc thế này, khi bố mẹ tập ngồi cho trẻ rất khó khăn và không đạt được hiệu quả cao. Việc vùng vẫy và vận động quá mức trong lúc ngồi có thể làm ảnh hưởng đến tư thế của trẻ, thậm chí là gây ra một vài tai nạn nhỏ.
Do đó, nếu đang thắc mắc việc cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không thì bạn nên tham khảo thật nhiều thông tin để nhận thức một cách đúng đắn nhất.
Trẻ học ngồi quá muộn có sao không?
Ít ai biết rằng, việc để trẻ sơ sinh chậm biết ngồi cũng là một vấn đề ẩn chứa nhiều tác hại. Ngồi quá sớm làm trẻ bị gù lưng, cong vẹo cột sống, tuy nhiên, ngồi quá trễ sẽ làm bé chậm phát triển các mốc nhận thức.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tập ngooifo đúng thời điểm giúp trẻ sơ sinh phát triển tối đa về kỹ năng, nhận thức, cũng như tư duy. Khi đã biết ngồi, trẻ dễ dàng cho việc học bò, tập đi hay đứng thẳng chân. Có thể nói, ngồi chính là tư thế nền tảng để trẻ quan sát và học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới, từ đó dần hoàn thiện mình hơn nữa.
Đây cũng chính là lý do vì sao bố mẹ nên quan sát, chăm sóc trẻ sơ sinh kỹ càng để không cho trẻ tập ngồi quá sớm gây gù lưng hay tập ngồi quá trễ làm bé chậm phát triển kỹ năng.
Tập ngồi đúng thời điểm giúp con phát triển tốt nhất. Ảnh: Internet
Khi nào nên đưa trẻ đi kiểm tra?
Nhiều trường hợp dù đã 8 tháng tuổi, thậm chí là 1 tuổi mà trẻ nhỏ vẫn chưa tự ngồi được, hoặc ngồi không vững dù có sự hỗ trợ của ghế tựa hay bố mẹ, bạn nên đưa bé đi khám ngay.
Đối với các trường hợp này, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra ra nguyên nhân cụ thể, và khắc phục trong thời gian sớm nhất. Vì khi đã hơn 1 tuổi, trẻ nhỏ đã chập chững đi trên đôi chân của mình. Chậm ngồi cũng là một trong các biểu hiện của chậm phát triển tư duy, liên quan đến hệ thần kinh hay nội tiết của cơ thể. Nếu để tình trạng này tiếp diễn quá lâu, con sẽ chịu rất nhiều thiệt thòi và không phát triển đúng tiến độ như bao bạn bè đồng trang lứa.
Theo một số khảo sát, trẻ em Việt Nam trong giai đoạn dưới 2 tháng tuổi đa số thiếu vitamin D3 và sắt. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và bổ sung các dưỡng chất này đúng cách để giúp con phát triển hệ xương khớp một cách tốt nhất, phục vụ việc phát triển các kỹ năng như lật, lẫy, bò, trườn, ngồi…
Lưu ý gì khi tập ngồi cho trẻ sơ sinh?
Như đã chia sẻ, một số sai lầm trong quá trình tập ngồi cho trẻ có thể gây gù lưng, cong vẹo cột sống và ảnh hưởng đến tư thế. Do đó, khi tập ngồi cho con, bố mẹ hãy ghi nhớ các lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn:
- Tuyệt đối không cho trẻ tập ngồi trên xe tập đi, xe chòi chân vì hiệu quả không cao mà còn có thể gây tác động xấu đến dáng chân, hai bên xương chậu. Hậu quả là trẻ có thể đứng, đi sai tư thế. Hơn nữa, khi bé chưa ngồi vững mà lại di chuyển trên xe có bánh sẽ rất dễ xảy ra tai nạn, té ngã gây trầy xước, chấn thương ngoài ý muốn.
- Không để trẻ ngồi một mình: Người lớn phải luôn bên cạnh con mỗi khi tập ngồi, tốt nhất là nên sẵn sàng tư thế để hỗ trợ con khi cần thiết. Không rời mắt khỏi con vì chỉ một vài giây lơ là bé sơ sinh đã có thể bị ngã người ra sau hay về trước rất nguy hiểm.
- Trẻ 6 tháng tuổi hay mới bắt đầu tập ngồi chỉ nên ngồi một thời gian ngắn khoảng 2 – 5 phút, nghỉ ngơi rồi tập lại. Hạn chế cho con ngồi quá lâu vì sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống.
- Cố gắng cho trẻ ngồi đúng tư thế, hạn chế cúi đầu xuống dưới để tránh gù lưng.
- Quan sát con xem bé có khó chịu, khóc lóc, nhăn nhó hay không. Khi con chưa sẵn sàng, hãy vỗ về, động viên và tập ngồi với tần suất nhỏ.
Trẻ sơ sinh có hệ xương khớp cực kỳ non nớt, nhất là cột sống. Do đó, cho trẻ tập ngồi sớm dễ gây gù lưng, cong vẹo cột sống rất ảnh hưởng đến tư thế, vẻ ngoài của bé sau khi trưởng thành. Chính vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ tập ngồi đúng thời điểm, đúng cách để giúp con phát triển một cách tốt nhất.
Xem thêm:
Tác giả: Nguyễn Khắc Diệu Ý
Bài trước đó
9 dấu hiệu sinh con gái trong 3 tháng đầu dễ biết nhất
Tin mới nhất
Cách chưng yến với đông trùng hạ thảo đơn giản, bổ dưỡng
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Tảo hỗ trợ tăng chiều cao Shinshin Kakumei 300 viên
Sữa tăng chiều cao dành cho bé Ichiban Boshi Asumiru 180g (Vị cacao)
Sữa tăng chiều cao cho trẻ Asumiru Ichiban Boshi 180g (Vị dâu)
Sữa tăng chiều cao cho trẻ Asumiru Ichiban Boshi 180g (Vị đào)
Combo 3 gói sữa tăng chiều cao cho trẻ Asumiru Ichiban Boshi 180g (Vị dưa vàng)
Combo 3 Sữa tăng chiều cao cho trẻ Asumiru Ichiban Boshi 180g (vị dâu)
Bột tăng chiều cao vị ca cao Morinaga Cenobee 180g
Tin mới nhất
24 Tuổi Có Còn Tăng Chiều Cao Được Không? Bí Quyết Hiệu Quả Để Cải Thiện Chiều Cao
57
20/12/2024
Top 10 Sản Phẩm Collagen Nhật Dạng Nước Trắng Da Bán Chạy Nhất Năm 2024
160
20/12/2024
Nên Uống Gì Để Đẹp Da Chống Lão Hóa Hiệu Quả Và Dễ Làm
15
19/12/2024
[Góc Giải Đáp] Collagen Dạng Nào Dễ Hấp Thụ Nhất
26
18/12/2024
Cho Con Bú Có Uống Được Tảo Nhật Không? Hướng Dẫn Cách Dùng
28
18/12/2024
Gợi Ý Quà Tặng Sức Khỏe Ý Nghĩa Dành Tặng Cho Người Thân
15
11/12/2024
Hướng Dẫn Chọn Quà Tết Cho Doanh Nghiệp
252
10/12/2024
Top 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
325
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Mẹo phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc
17.870
14/08/2018
5 bí kíp giúp bé ăn ngon chóng lớn cực hữu hiệu mẹ nào cũng nên biết
1.707
31/03/2018
Thuốc bổ não nào tốt, hiệu quả cho trẻ?
2.833
13/08/2018
Thuốc tăng chiều cao tốt hiệu quả cho trẻ
2.281
25/05/2019
Tại sao trẻ em Nhật Bản lại sử dụng cặp chống lưng gù Randoseru chứ không phải ba lô?
2.242
23/04/2019
Lượt xem nhiều nhất
Cách Tính Chỉ số BMI Trẻ Em Chuẩn Theo Tổ Chức WHO
105.827
20/04/2022
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
31.507
30/03/2023
TOP 10+ Thực Phẩm Chức Năng Cho Trẻ Em Của Nhật Đáng Mua Nhất
25.415
25/07/2022
Top 10 loại trái cây cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
24.328
11/10/2021
Review tảo tăng chiều cao Shinshin Kakumei của Nhật
18.500
13/12/2021