
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
- Trang chủ
-
- Cẩm nang
-
- Chăm sóc trẻ
-
- Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
03/12/2024
33.080
0
check_circle Đã duyệt nội dung
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ là công cụ quan trọng giúp phụ huynh theo dõi sự phát triển thể chất của con. Theo chuẩn WHO, việc nắm vững chỉ số này ở trẻ em không chỉ giúp bạn đánh giá tình trạng sức khỏe mà còn hỗ trợ đảm bảo rằng bé đang phát triển toàn diện. Hãy cùng Siêu thị Nhật Bản JAPANA khám phá chi tiết về cách sử dụng bảng chiều cao cân nặng và chỉ số BMI để chăm sóc sức khỏe của trẻ qua bài viết dưới đây.

Nội dung chính (Tự động lấy những thẻ h2, h3 làm menu phụ lục)
1. Bảng chiều cao cân nặng bé gái theo từng độ tuổi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sẽ được quy định dựa theo từng giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ. Để giúp bố mẹ dễ dàng theo dõi, bảng chiều cao cân nặng sẽ được chia thật chuẩn theo từng độ tuổi và giới tính của bé.
Bảng dưới đây tập trung và chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái, với 3 cột: Tháng tuổi, Chiều cao, Cân nặng:
- TB: Các chỉ số đạt chuẩn. Bé phát triển tốt.
- Trên +2SD: Bé có thể bị béo phì hoặc rất cao.
- Dưới -2SD: Bé có nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo từng độ tuổi
>>>> Xem ngay: Cách Tính Chỉ số BMI Trẻ Em Chuẩn Theo Tổ Chức WHO
1.1 Bảng chiều cao, cân nặng của bé gái từ 0 đến 11 tháng tuổi
Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng chuẩn cho bé gái từ 0 đến 11 tháng tuổi, giúp phụ huynh theo dõi sự phát triển của con. Dựa trên số liệu này, bạn có thể đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh và đúng tiêu chuẩn.
Tuổi |
Cân nặng |
Chiều cao |
0 tháng tuổi |
7.3 lb (3.31 kg) |
19.4" (49.2 cm) |
1 tháng tuổi |
9.6 lb (4.35 kg) |
21.2" (53.8 cm) |
2 tháng tuổi |
11.7 lb (5.3 kg) |
22.1" (56.1 cm) |
3 tháng tuổi |
13.3 lb (6.03 kg) |
23.6" (59.9 cm) |
4 tháng tuổi |
14.6 lb (6.62 kg) |
24.5" (62.2 cm) |
5 tháng tuổi |
15.8 lb (7.17 kg) |
25.3" (64.2 cm) |
6 tháng tuổi |
16.6 lb (7.53 kg) |
25.9" (64.1 cm) |
7 tháng tuổi |
17.4 lb (7.9 kg) |
26.5" (67.3 cm) |
8 tháng tuổi |
18.1 lb (8.21 kg) |
27.1" (68.8 cm) |
9 tháng tuổi |
18.8 lb (8.53 kg) |
27.6" (70.1 cm) |
10 tháng tuổi |
19.4 lb (8.8 kg) |
28.2" (71.6 cm) |
11 tháng tuổi |
19.9 lb (9.03 kg) |
28.7" (72.8 cm) |
1.2 Bảng chiều cao, cân nặng của bé gái từ 12 đến 23 tháng tuổi
Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng chuẩn cho bé gái từ 12 đến 23 tháng tuổi, giúp phụ huynh theo dõi và đánh giá sự phát triển của con trong giai đoạn này. Dựa vào các chỉ số này, bạn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp để bé phát triển toàn diện.
Tuổi |
Cân nặng |
Chiều cao |
12 tháng tuổi |
20.4 lb (9.25 kg) |
29.2" (74.1 cm) |
13 tháng tuổi |
21.0 lb (9.53 kg) |
29.2" (74.1 cm) |
14 tháng tuổi |
21.5 lb (9.75 kg) |
30.1" (76.4 cm) |
15 tháng tuổi |
22.0 lb (9.98 kg) |
30.6" (77.7 cm) |
16 tháng tuổi |
22.5 lb (10.2 kg) |
30.9" (78.4 cm) |
17 tháng tuổi |
23.0 lb (10.43 kg) |
31.4" (79.7 cm) |
18 tháng tuổi |
23.4 lb (10.61 kg) |
31.8" (80.7 cm) |
19 tháng tuổi |
23.9 lb (10.84 kg) |
32.2" (81.7 cm) |
20 tháng tuổi |
24.4 lb (11.07 kg) |
32.6" (82.8 cm) |
21 tháng tuổi |
24.9 lb (11.3 kg) |
32.9" (83.5 cm) |
22 tháng tuổi |
25.4 lb (11.52 kg) |
33.4" (84.8 cm) |
23 tháng tuổi |
25.9 lb (11.75 kg) |
33.5" (85.1 cm) |
>>>> Xem thêm: Chiều cao bé gái 12 tuổi chuẩn và cách tăng chiều cao an toàn
1.3 Bảng chiều cao, cân nặng của bé gái từ 2 đến 12 tuổi
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn cho bé gái từ 2 đến 12 tuổi dưới đây giúp phụ huynh theo dõi và điều chỉnh chế độ chăm sóc, dinh dưỡng phù hợp để bé phát triển toàn diện.
Tuổi |
Cân nặng |
Chiều cao |
2 tuổi |
26.5 lb (12.02 kg) |
33.7" (85.5 cm) |
3 tuổi |
31.5 lb (14.29 kg) |
37.0" (94 cm) |
4 tuổi |
34.0 lb (15.42 kg) |
39.5" (100.3 cm) |
5 tuổi |
39.5 lb (17.92 kg) |
42.5" (107.9 cm) |
6 tuổi |
44.0 lb (19.96 kg) |
45.5" (115.5 cm) |
7 tuổi |
49.5 lb (22.45 kg) |
47.7" (121.1 cm) |
8 tuổi |
57.0 lb (25.85 kg) |
50.5" (128.2 cm) |
9 tuổi |
62.0 lb (28.12 kg) |
52.5" (133.3 cm) |
10 tuổi |
70.5 lb (31.98 kg) |
54.5" (138.4 cm) |
11 tuổi |
81.5 lb (36.97 kg) |
56.7" (144 cm) |
12 tuổi |
91.5 lb (41.5 kg) |
59.0" (149.8 cm) |
1.4 Bảng chiều cao, cân nặng của bé gái từ 13 đến 20 tuổi
Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng chuẩn cho bé gái từ 13 đến 20 tuổi, giúp phụ huynh và các bạn trẻ theo dõi sự phát triển trong giai đoạn dậy thì. Tham khảo các chỉ số này sẽ hỗ trợ bạn duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để phát triển toàn diện.
Tuổi |
Cân nặng |
Chiều cao |
13 tuổi |
101.0 lb (45.81 kg) |
61.7" (156.7 cm) |
14 tuổi |
105.0 lb (47.63 kg) |
62.5" (158.7 cm) |
15 tuổi |
115.0 lb (52.16 kg) |
62.9" (159.7 cm) |
16 tuổi |
118.0 lb (53.52 kg) |
64.0" (162.5 cm) |
17 tuổi |
120.0 lb (54.43 kg) |
64.0" (162.5 cm) |
18 tuổi |
125.0 lb (56.7 kg) |
64.2" (163 cm) |
19 tuổi |
126.0 lb (57.15 kg) |
64.2" (163 cm) |
20 tuổi |
128.0 lb (58.06 kg) |
64.3" (163.3 cm) |
2. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai theo từng độ tuổi
2.1 Bảng chiều cao, cân nặng bé trai từ 0 đến 11 tháng tuổi
Tuổi |
Cân nặng |
Chiều cao |
0 tháng tuổi |
7.4 lb (3.3 kg) |
19.6" (49.8 cm) |
1 tháng tuổi |
9.8 lb (4.4 kg) |
21.6" (54.8 cm) |
2 tháng tuổi |
12.3 lb (5.58 kg) |
23.0" (58.4 cm) |
3 tháng tuổi |
14.1 lb (6.4 kg) |
24.2" (61.4 cm) |
4 tháng tuổi |
15.4 lb (7 kg) |
25.2" (64 cm) |
5 tháng tuổi |
16.6 lb (7.53 kg) |
26.0" (66 cm) |
6 tháng tuổi |
17.5 lb (7.94 kg) |
26.6" (67.5 cm) |
7 tháng tuổi |
18.3 lb (8.3 kg) |
27.2" (69 cm) |
8 tháng tuổi |
19.0 lb (8.62 kg) |
27.8" (70.6 cm) |
9 tháng tuổi |
19.6 lb (8.9 kg) |
28.3" (71.8 cm) |
10 tháng tuổi |
20.1 lb (9.12 kg) |
28.8" (73.1 cm) |
11 tháng tuổi |
20.8 lb (9.43 kg) |
29.3" (74.4 cm) |
2.2 Bảng chiều cao, cân nặng của bé trai từ 12 đến 23 tháng tuổi
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn cho bé trai từ 12 đến 23 tháng tuổi dưới đây giúp phụ huynh theo dõi và điều chỉnh chế độ chăm sóc phù hợp để bé phát triển tốt nhất.
Tuổi |
Cân nặng |
Chiều cao |
12 tháng tuổi |
21.3 lb (9.66 kg) |
29.8" (75.7 cm) |
13 tháng tuổi |
21.8 lb (9.89 kg) |
30.3" (76.9 cm) |
14 tháng tuổi |
22.3 lb (10.12 kg) |
30.7" (77.9 cm) |
15 tháng tuổi |
22.7 lb (10.3 kg) |
31.2" (79.2 cm) |
16 tháng tuổi |
23.2 lb (10.52 kg) |
31.6" (80.2 cm) |
17 tháng tuổi |
23.7 lb (10.75 kg) |
32.0" (81.2 cm) |
18 tháng tuổi |
24.1 lb (10.93 kg) |
32.4" (82.2 cm) |
19 tháng tuổi |
24.6 lb (11.16 kg) |
32.8" (83.3 cm) |
20 tháng tuổi |
25.0 lb (11.34 kg) |
33.1" (84 cm) |
21 tháng tuổi |
25.5 lb (11.57 kg) |
33.5" (85 cm) |
22 tháng tuổi |
25.9 lb (11.75 kg) |
33.9" (86.1 cm) |
23 tháng tuổi |
26.3 lb (11.93 kg) |
34.2" (86.8 cm) |
2.3 Bảng chiều cao, cân nặng của bé trai từ 2 đến 12 tuổi
Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng chuẩn cho bé trai từ 2 đến 12 tuổi, giúp phụ huynh theo dõi sự phát triển và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Tuổi |
Cân nặng |
Chiều cao |
2 tuổi |
27.5 lb (12.47 kg) |
34.2" (86.8 cm) |
3 tuổi |
31.0 lb (14.06 kg) |
37.5" (95.2 cm) |
4 tuổi |
36.0 lb (16.33 kg) |
40.3" (102.3 cm) |
5 tuổi |
40.5 lb (18.37 kg) |
43.0" (109.2 cm) |
6 tuổi |
45.5 lb (20.64 kg) |
45.5" (115.5 cm) |
7 tuổi |
50.5 lb (22.9 kg) |
48.0" (121.9 cm) |
8 tuổi |
56.5 lb (25.63 kg) |
50.4" (128 cm) |
9 tuổi |
63.0 lb (28.58 kg) |
52.5" (133.3 cm) |
10 tuổi |
70.5 lb (32 kg) |
54.5" (138.4 cm) |
11 tuổi |
78.5 lb (35.6 kg) |
56.5" (143.5 cm) |
12 tuổi |
88.0 lb (39.92 kg) |
58.7" (149.1 cm) |
2.4 Bảng chiều cao, cân nặng của bé trai từ 13 đến 20 tuổi
Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng chuẩn cho bé trai từ 13 đến 20 tuổi, giúp bạn theo dõi quá trình phát triển toàn diện trong giai đoạn dậy thì.
Tuổi |
Cân nặng |
Chiều cao |
13 tuổi |
100.0 lb (45.36 kg) |
61.5" (156.2 cm) |
14 tuổi |
112.0 lb (50.8 kg) |
64.5" (163.8 cm) |
15 tuổi |
123.5 lb (56.02 kg) |
67.0" (170.1 cm) |
16 tuổi |
134.0 lb (60.78 kg) |
68.3" (173.4 cm) |
17 tuổi |
142.0 lb (64.41 kg) |
69.0" (175.2 cm) |
18 tuổi |
147.5 lb (66.9 kg) |
69.2" (175.7 cm) |
19 tuổi |
152.0 lb (68.95 kg) |
69.5" (176.5 cm) |
20 tuổi |
155.0 lb (70.3 kg) |
69.7" (177 cm) |
3. Những nguyên tắc cần nhớ khi đo chiều cao cho bé trai và bé gái
Đo chiều cao chính xác là yếu tố quan trọng để đánh giá sự phát triển của trẻ và đưa ra các biện pháp kịp thời. Để đạt được kết quả đúng, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Cách đo cho trẻ sơ sinh:
- Đặt bé nằm ngửa trên bề mặt phẳng, mắt nhìn lên trên.
- Bé không đi giày và chỉ mặc tả hoặc quần áo lót nhẹ.
- Cần có 2 người hỗ trợ giữ bé, đảm bảo cả hai chân duỗi thẳng, ngón chân hướng lên trên.
- Đo chiều cao chính xác đến 0,1cm.
Cách đo cho trẻ lớn hơn có thể đứng vững:
- Sử dụng thước đo gắn cố định vào tường, vạch số 0 sát sàn.
- Đặt bé đứng thẳng, lưng dựa vào tường, mắt nhìn thẳng.
- Bé đi chân không, hai tay để dọc thân, vai thả lỏng.
- Sử dụng miếng lót hoặc bảng gõ để đo đỉnh đầu, đảm bảo vuông góc với thước đo.
- Nên đo chính xác đến 0,1cm.
Việc tuân thủ các nguyên tắc này giúp đảm bảo kết quả đo chiều cao chính xác, hỗ trợ theo dõi sự phát triển của bé một cách hiệu quả.
Những nguyên tắc cần lưu ý khi đo chiều cao bé trai và bé gái
4. Những nguyên tắc cần nhớ khi đo cân nặng cho bé trai và bé gái
Để đo cân nặng cho bé chính xác, cần sử dụng thiết bị phù hợp và tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
Cân nặng cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi:
- Khi cân trẻ sơ sinh nên được cân khi không mặc quần áo. Nên sử dụng cân điện tử hoặc cân lòng máng để cân được chuẩn hơn.
- Ưu tiên dùng cân có giới hạn trọng lượng tối đa 20kg để đảm bảo độ chính xác.
Cân nặng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên:
- Cho trẻ đứng thật vững trên cân điện tử hoặc cân đồng hồ.
- Không cho bé đi giày dép, chỉ mặc quần áo mỏng nhẹ.
- Ghi lại trọng lượng chính xác đến 0,1kg.
Với những bé chưa đứng vững, cân bằng cách bế trẻ và trừ đi trọng lượng của người bế. Đảm bảo rằng cân treo, nếu sử dụng, được gia cố an toàn để tránh rủi ro.
Những nguyên tắc cần lưu ý khi đo cân nặng cho cả bé trai và bé gái
5. Lưu ý những ký hiệu, chỉ số cần biết khi tra bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ kéo dài từ khi sinh ra đến tuổi trưởng thành. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn để phụ huynh có thể theo dõi sự tăng trưởng của con một cách chính xác nhất. Khi tra cứu bảng, ba mẹ cần nắm rõ các ký hiệu và chỉ số sau:
- TB: Đây là ký hiệu thể hiện mức trung bình. ký hiệu này biểu thị sự tăng trưởng bình thường của trẻ theo chuẩn WHO.
- -2SD: Chỉ số này báo hiệu bé chưa đạt cân nặng hoặc chiều cao tiêu chuẩn. Bé có thể đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng.
- +2SD: Khi chỉ số này xuất hiện, điều đó cho thấy bé có chiều cao hoặc cân nặng vượt quá chỉ số chuẩn. Điều này thể hiện trẻ có thể đang phát triển quá nhanh (về chiều cao) hoặc có nguy cơ béo phì.
Hiểu rõ các ký hiệu và chỉ số này sẽ giúp phụ huynh tra cứu chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ hiệu quả, từ đó hỗ trợ quá trình theo dõi và điều chỉnh dinh dưỡng cho con yêu kịp thời.
Chiều cao và cân nặng của trẻ là quá trình từ khi sinh ra đến tuổi trưởng thành
6. Các giai đoạn phát triển của bé diễn ra từ 0-10 tuổi
Quá trình phát triển của trẻ từ 0-10 tuổi trải qua nhiều giai đoạn quan trọng, với sự thay đổi đáng kể về chiều cao và cân nặng. Để nắm bắt và hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của bé, phụ huynh cần hiểu rõ từng giai đoạn này:
- 0-3 tháng: Trẻ phát triển nhanh chóng, cân nặng tăng trung bình 15-28g/ngày và chiều dài cơ thể tăng đều.
- 3-6 tháng: Cân nặng của bé thường tăng lên khoảng 225g/ mỗi 2 tuần. Cân nặng tăng gấp đôi so với lúc sinh.
- 7-12 tháng: Ở những tháng này, bé bắt đầu vận động nhiều hơn, cân nặng sẽ tiếp tục tăng lên trong khoảng 500g/tháng, chiều cao trung bình đạt khoảng 72-76cm. Đối với các bé đang bú mẹ, cân nặng trong khoảng thời gian này sẽ ít tăng hơn.
- 1-2 tuổi: Sự phát triển của trẻ có phần chậm lại nhưng vẫn đều đặn, cân nặng tăng khoảng 2,5kg, chiều cao tăng thêm 10cm.
- 3-4 tuổi: Lượng mỡ của trẻ em ở độ tuổi này sẽ giảm đi, chân tay phát triển, trông cao hơn và mạnh mẽ hơn.
- Giai đoạn 4-6 tuổi (tuổi mẫu giáo):
- 5 tuổi trở đi: Ở độ tuổi này được gọi là giai đoạn dậy thì, chiều cao sẽ phát triển nhanh.
Quá trình phát triển của trẻ từ 0-10 tuổi trải qua nhiều giai đoạn quan trọng
7. Những yếu tố tác động đến chiều cao của trẻ
Chiều cao của trẻ không chỉ phụ thuộc vào di truyền mà còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần lưu ý:
- Yếu tố di truyền: Di truyền đóng vai trò quan trọng, nhưng chỉ ảnh hưởng khoảng 23% đến chiều cao của trẻ. Các yếu tố như nhóm máu, cân nặng và đặc điểm cơ thể từ bố mẹ cũng góp phần tác động đến sự phát triển chiều cao của con.
- Dinh dưỡng và môi trường sống: Dinh dưỡng là yếu tố chính cho sự phát triển của trẻ, với chế độ ăn đủ chất và canxi hỗ trợ tăng trưởng. Môi trường sống như khí hậu và ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
- Bệnh lý mạn tính: Trẻ mắc bệnh mạn tính hoặc khuyết tật nghiêm trọng có thể gặp khó khăn trong việc đạt chiều cao tối ưu. Các bệnh này có thể làm gián đoạn sự phát triển bình thường của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì.
- Sự chăm sóc của bố mẹ: Sự quan tâm và chăm sóc của bố mẹ là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt. Từ dinh dưỡng đến thói quen sinh hoạt, tất cả đều ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của trẻ.
- Sức khỏe của mẹ khi mang thai và cho con bú: Sức khỏe của mẹ trong thai kỳ và khi cho con bú ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ. Chế độ ăn lành mạnh và đủ chất giúp con phát triển hệ cơ xương vững chắc từ những năm đầu đời.
- Vận động và thể thao: Vận động thường xuyên và tham gia các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe giúp kích thích phát triển chiều cao. Ngược lại, lười vận động và thức khuya có thể hạn chế sự phát triển của trẻ.
Những yếu tố tác động đến chiều cao của trẻ
8. Cách phát triển chiều cao, cân nặng của bé một cách toàn diện
8.1 Cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức
Khi bé 6 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn cung cấp calo và dưỡng chất tốt nhất, hỗ trợ sự phát triển toàn diện. Nước không cung cấp dưỡng chất và không hỗ trợ tăng trưởng. Sữa mẹ hoặc sữa công thức như Morinaga giúp bé no lâu và phát triển chiều cao, cân nặng.
8.2 Xây dựng thêm các bữa phụ cho bé
Khi bé đã ăn tốt các bữa chính trong ngày, việc bổ sung thêm các bữa phụ giúp đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết. Bạn có thể thêm một bữa phụ vào giữa các bữa chính để cung cấp thêm năng lượng và vitamin.
Việc bổ sung thêm các bữa phụ giúp đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất
Thời gian cho các bữa phụ có thể thay đổi tùy theo thói quen và nhu cầu của bé, nhưng thông thường, bạn nên cho bé ăn sau khoảng 2 giờ từ khi bé thức dậy. Điều này giúp duy trì sự cung cấp dưỡng chất liên tục và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé.
8.3 Không nên cho bé ăn vặt
Để đảm bảo bé tăng cân và chiều cao một cách lành mạnh, hạn chế các món ăn vặt nhiều đường và calo nhưng ít dinh dưỡng là rất quan trọng. Thay vì cho bé ăn vặt không lành mạnh, hãy chọn các thực phẩm bổ dưỡng như:
- Rau củ: Bông cải xanh, cà rốt, ớt chuông
- Trái cây: Táo, chuối, quả mọng như việt quất, dâu tây
- Thực phẩm giàu omega-3: Các loại cá như cá hồi
8.4 Cho bé thường xuyên vận động thể chất
Vận động thể chất đều đặn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể của trẻ, bao gồm:
- Tăng cường sức khỏe xương: Hỗ trợ phát triển chiều cao.
- Giảm căng thẳng và lo âu: Giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.
- Quản lý cân nặng: Hỗ trợ duy trì cân nặng lý tưởng.
- Giảm huyết áp: Cải thiện sức khỏe tim mạch.
Vận động thể chất đều đặn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Đối với trẻ từ 3-5 tuổi, hãy khuyến khích bé hoạt động thể chất nhiều nhất có thể trong suốt cả ngày. Trẻ từ 6-18 tuổi nên vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày để tối ưu hóa sự phát triển và trao đổi chất. Các hoạt động phù hợp bao gồm: chạy, nhảy, bơi lội, nhảy dây và chống đẩy. Lựa chọn hoạt động dựa trên lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của bé để đạt hiệu quả tốt nhất.
8.5 Giúp bé tránh xa những thiết bị điện tử
Hãy giới hạn thời gian bé xem tivi, chơi game, hoặc lướt mạng xã hội dưới 2 tiếng mỗi ngày. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, không nên tiếp xúc với thiết bị điện tử. Thay vào đó, khuyến khích bé tham gia các hoạt động ngoài trời và chơi cùng gia đình để phát triển toàn diện.
Hãy giới hạn thời gian bé xem tivi, chơi game, hoặc lướt mạng xã hội để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao
9. Siêu thị Nhật Bản JAPANA - Chuyên cung cấp sữa tăng chiều cao, cân nặng chính hãng với giá tốt
Siêu thị Nhật Bản JAPANA là điểm đến hàng đầu cho những ai đang tìm kiếm sữa tăng chiều cao và cân nặng chính hãng từ Nhật Bản. Chúng tôi tự hào cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, được nhập khẩu trực tiếp và kiểm định nghiêm ngặt để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người tiêu dùng.
Tại JAPANA, bạn sẽ tìm thấy những lựa chọn đa dạng với giá cả cạnh tranh, cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đặc biệt, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình và chính sách đổi trả linh hoạt của chúng tôi sẽ giúp bạn yên tâm khi mua sắm. Hãy đến JAPANA để trải nghiệm sự khác biệt và nâng cao sức khỏe của bạn và gia đình ngay hôm nay!
Siêu thị Nhật Bản JAPANA - Chuyên cung cấp sữa tăng chiều cao, cân nặng
Theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Bên cạnh các bài tập, thói quen sinh hoạt lành mạnh thì việc bổ sung các dưỡng chất thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng chiều cao của trẻ là rất cần thiết. Với phương châm “Mua hàng tại JAPANA, mua thêm thêm sự Bình An” quý phụ huynh có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng tại Siêu thị Nhật Bản JAPANA. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn các thông tin về sản phẩm tăng chiều cao Nhật Bản, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để qua hotline chăm sóc khách hàng 0975800600 nhé!
Tác giả: Trần Sương
Bài trước đó
Nên tặng quà sinh nhật gì cho bạn thân? Bật mí món quà chất như nước cất gắn kết yêu thương
Tin mới nhất
Cách sử dụng trà ổi hỗ trợ giảm cân orihiro 60 gói
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
123
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
184
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
168
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
161
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
131
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
203
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
143
31/03/2025

Khí Hư Âm Đạo Là Gì? Những Điều Cần Biết và Cách Chăm Sóc Tình Trạng Khí Hư
155
28/03/2025

Chuyên khoa Nội tổng quát
-
local_hospital Đơn vị công tác:
Bệnh viện Sài Gòn -
bubble_chart Giới thiệu:
Tôi đã có hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị, học tập và nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực Nội tổng quát và Siêu âm Tim mạch.
Hiện tôi là Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Chuyên khoa Nội tổng quát tại Bệnh viện Sài Gòn. Đồng thời là cố vấn sản xuất nội dung tại Siêu thị Nhật Bản - Japana.
Tin cùng chuyên mục

Mẹo phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc
18.162
14/08/2018

5 bí kíp giúp bé ăn ngon chóng lớn cực hữu hiệu mẹ nào cũng nên biết
1.899
31/03/2018

Thuốc bổ não nào tốt, hiệu quả cho trẻ?
3.076
13/08/2018

Thuốc tăng chiều cao tốt hiệu quả cho trẻ
2.490
25/05/2019

Tại sao trẻ em Nhật Bản lại sử dụng cặp chống lưng gù Randoseru chứ không phải ba lô?
2.519
23/04/2019
Lượt xem nhiều nhất

Cách Tính Chỉ số BMI Trẻ Em Chuẩn Theo Tổ Chức WHO
108.329
20/04/2022

Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
33.080
30/03/2023

TOP 10+ Thực Phẩm Chức Năng Cho Trẻ Em Của Nhật Đáng Mua Nhất
29.054
25/07/2022

Top 10 loại trái cây cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
24.799
11/10/2021

Review tảo tăng chiều cao Shinshin Kakumei của Nhật
19.066
13/12/2021