
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
- Trang chủ
-
- Cẩm nang
-
- Chăm sóc trẻ
-
- Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể gây tổn thương não, bố mẹ cần chú ý
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể gây tổn thương não, bố mẹ cần chú ý
27/11/2024
990
0
Bệnh tay chân miệng hiện nay có tốc độ lây lan khá nhanh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể trở thành dịch và nếu không phát hiện sớm, trẻ sẽ dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm về da và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Không nên chủ quan trước bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Ảnh: Internet
Tay chân miệng được xem là loại bệnh truyền nhiễm, do loại virus đường ruột gây ra cho trẻ. Loại virus này sống trong đường tiêu hoá của trẻ em, rất dễ lây lan nhanh qua đường hô hấp, trẻ em với nhau hay tiếp xúc gần và từ đó lây từ việc hắc xì hơi và các bọng nước của trẻ mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Nhóm virus đường ruột Enterovirus chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh tay chân miệng, phổ biến nhất là hai loại Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71.
Theo các nghiên cứu, Coxsackie A16 gây ra bệnh tay chân miệng tương đối nhẹ, ít biến chứng về thần kinh. Trong khi đó, Enterovirus typ 17 lại dẫn đến nhiều hệ lụy hơn, chẳng hạn như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ
Các dấu hiệu triệu chứng dễ nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ là khi trẻ lên cơn sốt, cơ thể thay đổi thân nhiệt đột ngột, trẻ bị đau họng, bị ho khan, cảm giác chán ăn và ngủ li bì.
Ngoài ra, triệu chứng phổ biến nhất là khi trong lòng bàn tay trẻ bị sốt phát ban, mông, bẹn và bàn chân. Nướu bị sưng đau, lở loét trong vài ngày.
Tuỳ vào mỗi cơ địa mà trẻ em có những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Bố mẹ phải nhận biết nhanh các triệu chứng này ở trẻ để kịp thời mang trẻ đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng trên cơ thể trẻ. Ảnh: Internet
Bệnh tay chân miệng một khi có virus xâm nhập vào cơ thể sẽ khởi phát theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày
Giai đoạn khởi phát 6 ngày trở đi
Trẻ ở giai đoạn này có thể sẽ bị sốt, đa số đều ở mức dưới 38 độ C, một số sốt cao trên 39 độ C và cần được sơ cứu kịp thời. Bên cạnh đó, con còn bị đau họng, đau răng và vòm miệng.
Lúc khởi phát bệnh, bé bị tay chân miệng có cảm giác chán ăn, bú kém, tiêu chảy liên tục vài ngày.
Giai đoạn toàn phát (sau khởi phát 1 – 2 ngày)
Cơ thể con bắt đầu nổi bang là các hạt nước nhỏ, ửng đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông và khoang miệng. Các hạt nước này khá nhỏ, đường kính chỉ từ 2 – 10mm, chúng chỉ mọc trên da mà không gây cảm giác đau rát hay ngứa ngáy.
Kèm theo đó là tình trạng lở loét miệng, lưỡi khiến trẻ biếng ăn, các hạt nước trong miệng rất dễ bị vỡ khiến tình trạng viêm dễ xảy ra hơn. Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
Một số trẻ mắc tay chân miệng ở giai đoạn nặng có thể bị rối loạn tri giác, mê sảng, co giật và cần được đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng về não.
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh tay chân miệng
Ảnh hưởng đến thần kinh. Trẻ sẽ dễ bị viêm não, hoảng loạn tinh thần và suy giảm trí nhớ. Đồng thời ảnh hưởng đến thể trạng. Luôn có cảm giác mệt mỏi, tay chân run, toát mồ hôi nhiều, khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
Thường xuyên giật mình hay mơ sản lúc nửa đêm. Tinh thần bất ổn định, trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc và chán ăn, khiến chế độ dinh dưỡng và đồng hồ sinh học bị rối loạn, khiến cân nặng của trẻ bị giảm sút nhanh chóng.
Cách điều trị cho trẻ bị tay chân miệng
Dùng thuốc sát trùng vệ sinh vùng quanh miệng bị viêm. Cụ thể là nước muối hoặc dung dịch sát trùng loãng. Lau thật khô và sạch sau đó bôi kem làm dịu vùng da bị tổn thương.
Cho trẻ ăn những món ăn dễ nuốt, dễ tiêu hoá như cháo, sữa, ngũ cốc xay nhuyễn,… để hạn chế ảnh hưởng vùng da quanh miệng. Đồng thời cho trẻ mặc quần áo gọn, thuận lợi cho việc cởi tháo, không ảnh hưởng đến bọng nước ở tay chân.
Thường xuyên vệ sinh da cho trẻ bằng các loại lá dân gian. Bôi dung dịch bảo vệ da sau khi tắm gội sẽ làm mát và nhanh phục hồi làn da bị tổn thương của trẻ.
Hiện tại bệnh tay chân miệng rất phổ biến và do loại virus có cấu tạo phức tạp gây ra, làm tổn thương nhiều vùng miệng, gây đau rát. Tay chân bị viêm, nổi bọng nước khiến trẻ luôn ngứa và khó chịu. Tuy vậy vẫn có cách điều trị hiệu quả cho bệnh. Trẻ bị tay chân miệng có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà.
Vệ sinh các dụng cụ ăn uống thật kỹ càng, nên luộc sôi và lau chùi sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn. Rửa tay trẻ bằng xà phòng và thường xuyên vệ sinh lòng bàn chân cho trẻ. Tập cho trẻ thói quen súc miệng, vệ sinh răng miệng mỗi ngày để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, tránh sự tấn công của virus vi khuẩn gây hại. Đồng thời tạo môi trường trong lành và vệ sinh, tránh cho trẻ đến gần với nơi có nhiều rác thải, nơi có các dòng nước bẩn thiếu an toàn.
Tất nhiên, đây là các phương pháp điều trị phải được thực hiện bởi bác sĩ hoặc có sự chỉ dẫn tỉ mỉ từ người có chuyên môn. Tránh tuyệt đối việc tự chữa trị trẻ mắc tay chân miệng tại nhà dễ tăng tỉ lệ xảy ra biến chứng tổn thương não bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ trong tương lai.
Bệnh tay chân miệng có thể ảnh hưởng đến não của trẻ. Ảnh: Internet
Tái nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ
Trẻ có thể có nguy cơ tái phát bệnh lần 2, thậm chí rất nhiều lần sau đó nếu như vấn đề vệ sinh cá nhân của trẻ chưa được đảm bảo. Trẻ có nguy cơ tái nhiễm bệnh tay chân miệng cao hơn người lớn vì sở dĩ sức đề kháng chống lại virus ở trẻ yếu hơn.
Các hệ thống miễn dịch trong cơ thể chưa thật sự hoàn thiện. Bên cạnh đó, trẻ em thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn khi đưa đồ chơi vào miệng, uống nước chưa qua xử lý, khiến hệ thống đường ruột bị viêm nhiễm và virus có cơ hội xâm nhập nhanh chóng gây tổn thương hệ tiêu hóa và niêm mạc.
Đồng thời, khi trẻ ở độ tuổi đi học, thường tiếp xúc với rất nhiều bạn qua đường hô hấp, các trẻ đang mắc bệnh tay chân miệng có thể lây lan sang các bé khác rất nhanh thông qua tuyến nước bọt, dịch mũi hoặc các bọng nước trong lòng bàn tay, chân.
Chính vì vậy, chỉ có thể tìm hiểu cách để phòng chống trẻ hạn chế tối đa việc mắc bệnh tay chân miệng. Nếu đã điều trị khỏi bệnh, cần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, sức đề kháng cho con một cách chỉn chu hơn. Tránh để bệnh tái nhiễm khi sức khỏe trẻ còn yếu.
Bệnh tay chân miệng có thể tái phát. Ảnh: Internet
Một số sai lầm trong cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ
Một số bố mẹ có tâm lý lo sợ con bị bệnh nặng khi phát hiện tay và chân con nổi nhiều bọng nước và lở rát. Nhưng không nhiều người biết rằng đây là cách mà cơ thể trẻ đang báo hiệu tình trạng bệnh nhẹ hơn. Hầu hết khi trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ hay bôi các loại thuốc xanh lên vùng da có bọng nước, tuy nhiên khi làm điều này, da rất nhanh mất nước và khô rát, không những thế, các vết lở trên tay và chân bị khuất hình dạng, gây cản trở cho bác sĩ trong việc chẩn đoán mức độ bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh nghe theo cách chữa trị dân gian cho rằng đây là tình trạng nổi “trái”, tự ý tắm, xông cho trẻ bằng các loại lá chưa được kiểm chứng hiệu quả. Hành động này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng có thể gây tổn thương não, vì vậy, bố mẹ không nên lơ là nếu phát hiện ra một số biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ.
Tác giả: Nguyễn Khắc Diệu Ý
Bài trước đó
Collagen nào tốt cho tuổi 25, giúp nàng “trẻ mãi không già”?
Tin mới nhất
Top mẫu bikini đi biển đẹp 2022, giúp nàng “hack dáng”
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
117
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
171
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
149
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
147
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
128
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
186
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
135
31/03/2025

Khí Hư Âm Đạo Là Gì? Những Điều Cần Biết và Cách Chăm Sóc Tình Trạng Khí Hư
139
28/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Mẹo phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc
18.155
14/08/2018

5 bí kíp giúp bé ăn ngon chóng lớn cực hữu hiệu mẹ nào cũng nên biết
1.893
31/03/2018

Thuốc bổ não nào tốt, hiệu quả cho trẻ?
3.073
13/08/2018

Thuốc tăng chiều cao tốt hiệu quả cho trẻ
2.476
25/05/2019

Tại sao trẻ em Nhật Bản lại sử dụng cặp chống lưng gù Randoseru chứ không phải ba lô?
2.512
23/04/2019
Lượt xem nhiều nhất

Cách Tính Chỉ số BMI Trẻ Em Chuẩn Theo Tổ Chức WHO
108.285
20/04/2022

Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
33.022
30/03/2023

TOP 10+ Thực Phẩm Chức Năng Cho Trẻ Em Của Nhật Đáng Mua Nhất
28.929
25/07/2022

Top 10 loại trái cây cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
24.790
11/10/2021

Review tảo tăng chiều cao Shinshin Kakumei của Nhật
19.045
13/12/2021