- Trang chủ
-
- Cẩm nang
-
- Chăm sóc trẻ
-
- Tăng trương lực cơ sinh lý ở trẻ sơ sinh do đâu, điều trị thế nào?
Tăng trương lực cơ sinh lý ở trẻ sơ sinh do đâu, điều trị thế nào?
28/02/2023
3.186
0
1. Tăng trương lực cơ sinh lý ở trẻ sơ sinh
Theo chuyên gia, trương lực cơ bản chất là lực căng của cơ ở trạng thái nghỉ. Bình thường thì cơ luôn chịu một lực kéo vừa đủ từ hai đầu bám nên có trương lực nhất định. Trạng thái này được duy trì ổn định nhờ vào cơ chế điều hoà trương lực cơ từ phía hệ thần kinh trung ương và điều chỉnh bởi các tín hiệu truyền từ não đến dây thần kinh và báo cho cơ co lại.
Tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh chính là hiện tượng tăng hoạt cơ xảy ra khi các vùng của não hoặc tủy sống kiểm soát các tín hiệu này bị tổn thương. Lúc này, trẻ sẽ có biểu hiện co cơ bất thường, nghĩa là tất cả các cơ ở chi và thân mình đều co cứng, dẫn đến cản trở nhiều trong việc di chuyển hoặc điều chỉnh tư thế ở trẻ.
Tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh chính là hiện tượng tăng hoạt cơ xảy ra khi các vùng của não hoặc tủy sống kiểm soát các tín hiệu này bị tổn thương
2. Tăng trương lực cơ sinh lý ở trẻ sơ sinh do đâu?
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn do trẻ bị chấn thương mạnh vùng đầu, khối u não, độc tố ảnh hưởng đến não hoặc các bất thường về phát triển thần kinh như bại não.
Ngoài ra, sự rối loạn tình trạng tỉnh-thức, vận động, cảm xúc, bệnh lý, các xáo trộn về chuyển hoá như hạ canxi máu đều là nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh.
Sự rối loạn tình trạng tỉnh-thức, vận động, cảm xúc, bệnh lý, các xáo trộn về chuyển hoá như hạ canxi máu đều là nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh
3. Dấu hiệu nhận biết tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình giúp nhận biết hiện tượng tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh mà bạn có thể tham khảo:
- Đối với các bé sinh non, khi bị tăng trương lực cơ, tay và chân của bé thường không đưa ra ngoài mà bé thường giữ sát cơ thể. Ngoài ra, bởi vì lực nắm không đủ nên bàn tay của bé thường mở ra, sờ vào người thấy mềm khi trương lực cơ giảm và cứng khi trương lực cơ tăng.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc co các cơ quanh khớp để giữ tư thế, vì vậy gặp khó khăn trong việc giữ ổn định khớp và điều khiển chuyển động.
- Khi trẻ duỗi tay hoặc chân thì thường bị khóa khớp luôn ở tư thế đó và khó khăn trong việc co lại. Một số trẻ sơ sinh bị tăng trương lực cơ còn trông mệt mỏi, uể oải và lờ đờ.
- Nhiều trẻ tăng trương lực cơ có những cử động không thể kiểm soát.
Trẻ gặp khó khăn trong việc co các cơ quanh khớp để giữ tư thế, vì vậy gặp khó khăn trong việc giữ ổn định khớp và điều khiển chuyển động
4. Tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh điều trị thế nào cho hiệu quả?
Theo các chuyên gia, nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của việc điều trị chứng tăng trương lực cơ là tránh các kích thích bất lợi và tập luyện thường xuyên.
Dưới đây là một số phương pháp phổ biến giúp điều trị tình trạng tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh:
4.1. Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Đối với các trẻ có biểu hiện tăng trương lực cơ, bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc gồm có các hoạt chất phổ biến là baclofen, diazepam và dantrolene.
Trong đó, baclofen là thuốc được lựa chọn cho các loại co cứng tủy sống, trong khi natri dantrolene là tác nhân duy nhất tác động trực tiếp lên mô cơ.
Ngoài các thuốc kể trên, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thêm thuốc chứa hoạt chất phenytoin và chlorpromazine trong trường hợp thuốc an thần không đem lại hiệu quả tốt.
Sử dụng thuốc chống co thắt bắt buộc phải theo chỉ định của bác sĩ, trường hợp tự ý sử dụng có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.
Đối với các trẻ có biểu hiện tăng trương lực cơ, bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc gồm có các hoạt chất phổ biến là baclofen, diazepam và dantrolene
4.2. Phục hồi chức năng cho trẻ.
Trên thực tế thì việc phục hồi chức năng bằng các phương pháp chuyên khoa đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát chứng tăng trương lực cơ. Việc giúp trẻ vận động thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát chứng tăng trương lực cơ hiệu quả. Mục đích vật lý trị liệu / phục hồi chức năng là tạo cho trẻ có cảm giác về vị trí và tạo điều kiện cho các kiểu vận động bình thường.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về nguyên nhân và cách điều trị tăng trương lực cơ sinh lý ở trẻ sơ sinh. Hy vọng nội dung bài viết của Japana đã giúp bố mẹ giải đáp được băn khoăn của mình, từ đó biết cách xử lý khi trẻ bị tăng trương lực cơ.
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hiền
Bài trước đó
Review trà giảm cân của Nhật loại nào tốt nhất hiện nay?
Tin mới nhất
Thai 8 tuần nhịp tim 176 là trai hay gái? Chuyên gia trả lời
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
92
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
110
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
115
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
105
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
90
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
123
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
110
31/03/2025

Khí Hư Âm Đạo Là Gì? Những Điều Cần Biết và Cách Chăm Sóc Tình Trạng Khí Hư
95
28/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Mẹo phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc
18.132
14/08/2018

5 bí kíp giúp bé ăn ngon chóng lớn cực hữu hiệu mẹ nào cũng nên biết
1.882
31/03/2018

Thuốc bổ não nào tốt, hiệu quả cho trẻ?
3.056
13/08/2018

Thuốc tăng chiều cao tốt hiệu quả cho trẻ
2.455
25/05/2019

Tại sao trẻ em Nhật Bản lại sử dụng cặp chống lưng gù Randoseru chứ không phải ba lô?
2.493
23/04/2019
Lượt xem nhiều nhất

Cách Tính Chỉ số BMI Trẻ Em Chuẩn Theo Tổ Chức WHO
108.010
20/04/2022

Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
32.865
30/03/2023

TOP 10+ Thực Phẩm Chức Năng Cho Trẻ Em Của Nhật Đáng Mua Nhất
28.621
25/07/2022

Top 10 loại trái cây cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
24.760
11/10/2021

Review tảo tăng chiều cao Shinshin Kakumei của Nhật
19.014
13/12/2021