
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
- Trang chủ
-
- Cẩm nang
-
- Chăm sóc trẻ
-
- Hội chứng Tic ở trẻ là gì và nguy hiểm cỡ nào?
Hội chứng Tic ở trẻ là gì và nguy hiểm cỡ nào?
19/10/2023
1.118
0
[Tab Of Contents]
Hội chứng Tic là gì?
Tic là tên gọi của chứng rối loạn vận động và phát âm ở trẻ. Khi mắc phải hội chứng này, trẻ sẽ có các hành vi kỳ lạ lặp đi lặp lại liên tục, phát ra nhiều âm thanh khác thường không có mục đích gì theo nhịp điệu rất nhanh mà chúng không thể kiểm soát, dừng lại được. Chứng bệnh này thường xuất hiện ở trẻ dưới 18 tuổi, tuy nhiên, hầu hết các ca mắc hiện nay xuất hiện ở các em bé rất nhỏ, thậm chí là 1 - 5 tuổi. Theo khảo sát, tỉ lệ mắc Tic ở bé trai gấp 3 lần các bé gái.
Nếu không được điều trị từ giai đoạn khởi phát, tình trạng rối loạn ngôn ngữ và hành vi của trẻ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ở độ tuổi từ 10 - 12. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy tình trạng Tic có thể tự thuyên giảm sau giai đoạn dậy thì nhưng vẫn có nhiều trường hợp kéo dài mãi đến khi trưởng thành.
Hội chứng Tic đang ngày càng gia tăng. Ảnh: Internet
Trẻ mắc hội chứng Tic vì nguyên nhân nào?
Tính di truyền
Mặc dù chưa có nghiên cứu xác thực được gen nào gây nên Tic nhưng các nhà khoa học khẳng định có tính di truyền trong căn bệnh này. Theo đó, qua nhiều khảo sát, em bé sinh ra trong gia đình có người thân mắc phải hội chứng này thì khả năng mắc Tic của chúng sẽ cao hơn các bé khác. Ngoài ra, trong trường hợp hai em bé sinh đôi cùng trứng, nếu một bé mắc Tic, bé còn lại cũng sẽ bắt đầu khởi phát hội chứng này sau đó.
Rối loạn hạch cơ sở não bộ
Các hạch này nằm sâu bên trong não và có nhiệm vụ điều chỉnh, kiểm soát các hành vi, cử động của cơ thể con người. Đối với các bệnh nhân mắc Tic, khả năng kiểm soát hành vi trong các hạch cơ sở này bị rối loạn, nhiễu thông tin. Do đó, người bệnh thường hay có các cử chỉ lặp đi lặp lại nhanh, không chủ đích và không điều chỉnh được.
Rối loạn các dopamin dẫn truyền
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn hành vi ở trẻ từ 0 - 18 tuổi. Theo nghiên cứu, khi bị thừa dẫn truyền dopamin trong não, hệ thần kinh sẽ bị tác động mạnh mẽ và kích thích các hành vi bộc phát một cách khó hiểu. Tuy nhiên, sự gia tăng dopamin não bộ này xảy ra không nhiều.
Hội chứng Tic xuất hiện bởi rối loạn hệ thần kinh. Ảnh: Internet
Vậy trẻ xem tivi và điện thoại nhiều có mắc Tic không?
Nhìn vào phần phân tích nguyên nhân, không có điểm nào nói rằng thói quen xem điện thoại và tivi quá nhiều gây nên Tic. Vậy tại sao mọi người vẫn đang truyền tai nhau điều này? Theo giải thích từ Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Mai Hương hiện đang là Phó trưởng Khoa Tâm thần thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội thì xem tivi và điện thoại hàng giờ đồng hồ mỗi ngày suốt một thời gian dài có liên quan đến hội chứng Tic. Khi quá tập trung vào các thiết bị điện tử, trẻ sẽ kém tập trung vào những sự việc xung quanh và gây ra căng thẳng cho hệ thần kinh, thị lực.
Vị bác sĩ này cho biết, kém tập trung gây ra suy giảm chú ý, tăng động ở trẻ, cộng thêm căng thẳng sẽ làm gia tăng tỉ lệ mắc hội chứng Tic. Theo khảo sát, đa số các ca mắc Tic hiện nay đều ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, hầu hết là bị mắc Tic âm thanh, rối loạn rung giật cơ. Tóm lại, thói quen xem tivi, điện thoại quá nhiều gián tiếp gây ra hội chứng rối loạn hành vi và âm thanh ở trẻ.
Hạn chế cho trẻ xem tivi, điện thoại quá nhiều. Ảnh: Internet
Có những loại hội chứng Tic nào?
Theo các nghiên cứu, hội chứng Tic ở trẻ sẽ được chia thành 2 nhóm chính dưới đây:
Rối loạn Tic đơn giản
Khi mắc hội chứng này ở cấp độ đơn giản, trẻ sẽ chỉ bị rối loạn điều chỉnh hành vi hoặc âm thanh ở một số vị trí nhỏ, mức độ nhẹ. Đối với Tic âm thanh, bé sẽ có biểu hiện là thở dài, ho, lẩm bẩm, tặc lưỡi, hắng giọng, la hét… Đối với Tic vận động, bé sẽ liên tục nháy mắt, lắc đầu, đưa hàm, nháy môi hoặc nhún vai…
Rối loạn Tic phức tạp
Sự rối loạn hành vi sẽ lan ra nhiều nhóm cơ hơn và mất điều chỉnh âm thanh sẽ phát ra thành các tiếng, từ hay câu dài không có ý nghĩa, mất kiểm soát. Ở mức độ phức tạp, bé mắc Tic sẽ có biểu hiện như tự đánh, tự vỗ vào cơ thể, tự cắn, hoạt động không ngừng, xoay tròn, giậm chân…
Hội chứng Tic có nguy hiểm không?
Không đơn thuần chỉ là một chứng rối loạn hành vi có thể tự thuyên giảm sau giai đoạn dậy thì, Tic có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hệ thần kinh của trẻ. Theo đó, nếu không được điều trị đúng cách, trẻ mắc Tic có thể gặp nhiều trở ngại trong quá trình học tập và học nói, giao tiếp trở nên khó khăn. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ, nhất là giai đoạn thay đổi tâm sinh lý từ 8 - 10 tuổi trở đi.
Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, Tic có mối liên hệ đến nhiều chứng bệnh tâm lý khác như tăng động giảm chú ý, tự kỷ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế… Về lâu dài, đây là một trong những vấn đề nguy hiểm.
Hội chứng Tic có liên quan đến nhiều bệnh tâm lý. Ảnh: Internet
Làm gì khi phát hiện con mắc hội chứng Tic?
Tic là một dạng rối loạn hệ thần kinh đối với các hành vi và âm thanh ở mức độ đơn giản và phức tạp. Dù là ở giai đoạn nào, nếu phụ huynh phát hiện bé có một số dấu hiệu lạ và không kiểm soát được hành vi của cơ thể thì nên đưa con đến bệnh viện, cơ sở y tế để kiểm tra, điều trị kịp thời.
Tic nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng quy trình thì tình trạng rối loạn hành vi sẽ diễn biến hết sức phức tạp, nghiêm trọng. Những điều này có thể làm trẻ mất đi sự tự tin, cảm thấy tự ti không thể nào tiếp xúc với bạn bè, người thân. Lâu dần sẽ hình thành nên nhiều vấn đề về tâm lý nguy hiểm khác. Do đó, các bậc phụ huynh cần tập cho trẻ các thói quen lành mạnh, vui chơi thường xuyên với con thay vì để trẻ xem quá nhiều tivi, điện thoại. Bên cạnh đó, quan sát biểu hiện của con kỹ càng để có thể can thiệp kịp thời nếu bé mắc hội chứng Tic.
Trẻ mắc hội chứng Tic có chữa khỏi được không?
Nhiều bậc bố mẹ lo lắng không biết hội chứng Tic có được chữa trị dứt điểm hay không. Trên thực tế, chứng bệnh về rối loạn kiểm soát hành vi này có thể được điều trị bởi một số phương pháp y học tiên tiến. Dưới đây là một số biện pháp đang được sử dụng:
- Liệu pháp CBT về nhận thức và hành vi. Phương pháp này sẽ được các bác sĩ hoặc chuyên gia hướng dẫn trẻ thực hiện. Một số bài tập đơn giản nhưng hiệu quả trong liệu pháp này phải kể đến như hít thở sâu, nhắm mắt, đảo ngược thói quen…
- Dùng một số loại thuốc kê đơn: Ở các trường hợp mà Tic đã quá phức tạp, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc để hỗ trợ hệ thần kinh kiểm soát hành vi tốt hơn. Tuy nhiên, phương án này cần được thực hiện dưới sự kiểm soát của bác sĩ.
- Một số liệu pháp đông y, châm cứu: Tại một số bệnh viện y học cổ truyền, người bệnh sẽ được hỗ trợ điều trị Tic bằng phương pháp kết hợp thảo dược giàu dưỡng chất tốt cho trí não và châm cứu.
Hội chứng Tic ở trẻ đang có xu hướng gia tăng, do đó, bố mẹ không nên lơ là mà hãy chăm sóc, quan sát hành vi của con kỹ càng hơn mỗi ngày. Tic nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì không phải dùng thuốc mà chỉ cần điều trị bằng các liệu pháp tâm lý. Bên cạnh đó, hãy chăm sóc sức khỏe của trẻ bằng một chế độ dinh dưỡng đa dạng, khoa học.

Viên uống bổ não DHC Ginkgo Biloba Alpha 60 viên

Viên uống bổ não, sáng mắt Waki Bewel Brain & Eye 45 viên

Viên uống bổ não Orihiro Ginkgo Biloba 240 viên

.jpeg)
Viên uống bổ não Orihiro Gingko Biloba 120 viên
Tác giả: Nguyễn Khắc Diệu Ý
Bài trước đó
Review Viên uống kéo dài kinh nguyệt của Nhật có tốt không?
Tin mới nhất
Gợi ý quà tặng sinh nhật cho lãnh đạo cao cấp và ý nghĩa
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
118
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
173
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
154
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
151
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
130
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
188
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
138
31/03/2025

Khí Hư Âm Đạo Là Gì? Những Điều Cần Biết và Cách Chăm Sóc Tình Trạng Khí Hư
141
28/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Mẹo phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc
18.156
14/08/2018

5 bí kíp giúp bé ăn ngon chóng lớn cực hữu hiệu mẹ nào cũng nên biết
1.896
31/03/2018

Thuốc bổ não nào tốt, hiệu quả cho trẻ?
3.074
13/08/2018

Thuốc tăng chiều cao tốt hiệu quả cho trẻ
2.477
25/05/2019

Tại sao trẻ em Nhật Bản lại sử dụng cặp chống lưng gù Randoseru chứ không phải ba lô?
2.512
23/04/2019
Lượt xem nhiều nhất

Cách Tính Chỉ số BMI Trẻ Em Chuẩn Theo Tổ Chức WHO
108.289
20/04/2022

Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
33.027
30/03/2023

TOP 10+ Thực Phẩm Chức Năng Cho Trẻ Em Của Nhật Đáng Mua Nhất
28.944
25/07/2022

Top 10 loại trái cây cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
24.790
11/10/2021

Review tảo tăng chiều cao Shinshin Kakumei của Nhật
19.047
13/12/2021