- Trang chủ
- Cẩm nang
- Chăm sóc trẻ
- Đang dịch thuỷ đậu: Chăm trẻ sao cho đúng?
Đang dịch thuỷ đậu: Chăm trẻ sao cho đúng?
26/11/2024
572
0
Thủy đậu là một trong những căn bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ từ 6 tháng đến 7 tuổi. Theo các chuyên gia, thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm thường xuất hiện dịch bệnh thủy đậu. Và đây cũng là một trong những thời điểm cha mẹ cần đặc biệt quan tâm nhất.\Vì được cho là bệnh lành tính và rất thường gặp nên nhiều cha mẹ dễ chủ quan dẫn đến biến chứng đáng tiếc cho trẻ. Vậy đang dịch thuỷ đậu: Chăm trẻ sao cho đúng?
Nguyên nhân gây bệnh ra bệnh thủy đậu ở trẻ em
Thủy đậu ở trẻ em rất nguy hiểm. Ảnh: Internet
Bệnh thủy đậu (Chickenpox) là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây nên. Varicella zoster virus (VZV) không chỉ là tác nhân gây bệnh thủy đậu mà nó còn là thủ phạm gây bệnh zona thần kinh. Bệnh thủy đậu thường nặng hơn ở trẻ sơ sinh, người lớn và người bị suy giảm miễn dịch. Đối với trẻ em trên 1 tuổi, các triệu chứng thường nhẹ và ít biến chứng.
Thủy đậu xảy ra chủ yếu ở trẻ em, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng, thường diễn biến lành tính. Bệnh cũng xảy ra ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Tiêm vacxin phòng bệnh và chăm sóc trẻ bị thủy đậu đúng cách là giải pháp hiệu quả giúp giảm biến chứng nguy hiểm.
Sau thời gian ủ bệnh thủy đậu từ 10-21 ngày, cơ thể sẽ bắt đầu phát ban dạng mụn nước phân bố rộng rãi.
Tóm lại, vi rút thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp. Nguồn lây lớn nhất là người bị thủy đậu; người bệnh có khả năng lây cho người khác khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện ban.
Thủy đậu là bệnh miễn dịch 1 lần. Điều đó có nghĩa là, nếu một người từng bị thủy đậu thì sẽ không tái mắc bệnh. Tuy nhiên, virus vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh rất lâu sau khi họ đã khỏi bệnh. Nếu virus hoạt động trở lại, nó có thể gây ra một bệnh nhiễm trùng là zona thần kinh.
Biểu hiện của bệnh thủy đậu cha mẹ đặc biệt lưu ý
Theo các bác sĩ, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm nhưng lành tính. Biểu hiện của chúng cũng không có triệu chứng nặng nề. Tuy nhiên rất dễ gây nhiễm trùng da, có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não.... nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Giai đoạn trẻ mới nhiễm virus thủy đậu thường không có triệu chứng cho đến khoảng 2-3 tuần sau khi tiếp xúc mầm bệnh. Chính vì thế cha mẹ cần theo sát con để phát hiện những bất thường trên da.
Ở trẻ, bệnh thủy đậu thường bắt đầu với cảm giác mệt mỏi kèm theo đó là sốt và sưng hạch trong những ngày đầu (Người bệnh mệt mỏi, sốt từ 37,8°-39,4°C)
Trong 3-5 ngày tiếp theo, phát ban bùng phát. Ban đầu, phát ban này xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ, sau đó phát triển thành các mụn nước nhỏ trên lưng, bụng, mặt… và nhanh chóng lan ra những vùng da khác nhau trên cơ thể, thậm chí cả ở tai, mắt và bộ phận sinh dục.
Các mụn nước của bệnh thủy đậu. Ảnh: Internet
Các mụn nước thủy đậu cực kỳ ngứa và liên tục có những mụn nước mới hình thành khi những mụn nước cũ đóng vảy, khô lại. Các vảy có thể mất vài tuần để bong ra.
Những mụn nước này thường không để lại sẹo trừ khi chúng bị trầy xước, loét nhiễm trùng.
Ở trẻ em các triệu chứng thủy đậu có xu hướng nhẹ hơn nhiều so với người lớn.
Tóm lại, trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh khi mắc thủy đậu rất dễ gặp những biến chứng khó lường. Vì vậy, việc cha mẹ nhận biết được biểu hiện bệnh sớm, theo dõi dấu hiệu trở nặng để đưa con đến cơ sở y tế điều trị kịp thời.
Phòng bệnh thủy đậu cho trẻ bằng cách nào?
Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy, người lớn thường dễ bị biến chứng thủy đậu hơn trẻ em. Mặc dù vậy, vẫn có những trẻ gặp các biến chứng nguy hiểm, nhất là các bé dưới 1 tuổi, chưa tiêm chủng hoặc có hệ miễn dịch kém. Chính vì thế cách phòng bệnh hiệu quả nhất chính là cho trẻ tiêm vắc xin một cách đầy đủ.
Vắc xin thủy đậu là vắc xin sống giảm độc lực, được chỉ định cho tất cả trẻ em trên 1 tuổi (cho tới 12 tuổi) chưa mắc thủy đậu và người lớn chưa có kháng thể với Herpes zoster.
Vắc xin thủy đậu có tính an toàn và hiệu quả cao.
Cách phòng bệnh thủy đậu cho trẻ tiếp theo là cho trẻ tránh tiếp xúc người bệnh bị thủy đậu hoặc Zona.
Đã có vắc xin ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em. Ảnh: Internet
Chăm sóc trẻ mắc bệnh thủy đậu cha mẹ cần biết
Mặc dù bệnh thủy đậu thường tự khỏi trong vòng 10 – 14 ngày mà không cần điều trị. Hiện nay, điều trị thủy đậu chủ yếu là dùng thuốc uống trong, kem bôi da và tuân thủ đúng cách trong chăm sóc các tổn thương trên da. Ngoài ra vẫn có những trường hợp cha mẹ cần hết sức lưu ý để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra:
+ Khi trẻ có triệu chứng sốt, phát ban phỏng nước, cha mẹ, người thân trong gia đình nên cách ly con không tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh lây nhiễm.
+ Nếu trẻ sốt trên 38º5 độ thì phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt, kết hợp chườm ấm. Uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Lưu ý khi chườm ấm cho trẻ thủy đậu, cần dùng nước ấm, không quá ấm nóng để tránh gây vỡ, bỏng rát các phỏng nước trên cơ thể.
+ Không để cho vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nguồn nhiệt.
+ Khi trẻ có các biểu hiện ho nhiều, khó thở, mệt mỏi, li bì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
+ Không nên kiêng tắm, kiêng nước. Thay vào đó nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách sử dụng nước ấm để tắm. Không nên dùng các loại xà phòng có tính tẩy cao. Có thể sử dụng khăn sạch tẩm nước sạch để lau. Trong quá trình tắm, lau cần nhẹ nhàng tránh làm vỡ các mụn nước làm lây lan virus thủy đậu lên các vùng da khác.
+ Không gãi và tránh dùng tay bẩn hoặc khăn lau, quần áo bẩn chạm vào mụn, nhất là những mụn đang bị vỡ.
+ Không nặn hoặc chọc vỡ các mụn nước thủy đậu. Để các mụn nước tự xẹp và bong vảy.
Chăm sóc đúng cách thủy đậu sẽ chóng khỏi. Ảnh: Internet
Để giúp trẻ giảm ngứa và khó chịu của bệnh thủy đậu cha mẹ cần lưu ý gì?
- Điều quan trọng là cho trẻ uống đủ nước, tránh làm cơ thể bị mất nước
- Nên tránh ăn mặn hoặc cay, chua.
- Nếu có mụn thủy đậu cả trong miệng gây khó khăn cho việc ăn nhai của trẻ thì cha mẹ nên cho trẻ ăn súp, cháo, sinh tố.
- Cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, mát, nhạt. Cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con, không ăn kiêng.
- Ngứa có thể trở nên nghiêm trọng, nhưng phải hạn chế đến mức tối đa hành động gãi ngứa để giảm nguy cơ để lại sẹo.
- Nên cắt móng tay cho trẻ để tránh vô tình làm vỡ nốt thủy đậu.
- Mặc quần áo rộng rãi và mềm cho trẻ. Nếu trẻ nhỏ có thể chỉ cần quấn tã.
- Sau khi tắm cho trẻ xong, nên lau nhẹ nhàng hoặc vỗ nhẹ để tự khô. Thao tác nhẹ nhàng để không làm vỡ các mụn thủy đậu
Hiện nay vẫn có nhiều người quan niệm mắc bệnh thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió nên không tắm cho trẻ. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa đúng, khi trẻ mắc thủy đậu thì cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, chăm sóc da đúng cách để tránh nhiễm khuẩn khiến tình trạng của trẻ càng nặng hơn.
Tiêm phòng sớm và cẩn thận xung quanh những người bị thủy đậu là những biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất mà chúng ta có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần tuân thủ để giúp cho con em mình có một cơ thể khỏe mạnh nhé!
Xem thêm:
Tác giả: Nguyễn Khắc Diệu Ý
Bài trước đó
Mách bạn 5 cách phối đồ với quần legging mùa hè cực thời thượng
Tin mới nhất
Đánh Giá Các Loại Viên Uống NMN Nhật Tốt Nhất Hiện Nay?
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Tảo hỗ trợ tăng chiều cao Shinshin Kakumei 300 viên
Sữa tăng chiều cao dành cho bé Ichiban Boshi Asumiru 180g (Vị cacao)
Sữa tăng chiều cao cho trẻ Asumiru Ichiban Boshi 180g (Vị dâu)
Sữa tăng chiều cao cho trẻ Asumiru Ichiban Boshi 180g (Vị đào)
Combo 3 gói sữa tăng chiều cao cho trẻ Asumiru Ichiban Boshi 180g (Vị dưa vàng)
Combo 3 Sữa tăng chiều cao cho trẻ Asumiru Ichiban Boshi 180g (vị dâu)
Bột tăng chiều cao vị ca cao Morinaga Cenobee 180g
Tin mới nhất
24 Tuổi Có Còn Tăng Chiều Cao Được Không? Bí Quyết Hiệu Quả Để Cải Thiện Chiều Cao
58
20/12/2024
Top 10 Sản Phẩm Collagen Nhật Dạng Nước Trắng Da Bán Chạy Nhất Năm 2024
167
20/12/2024
Nên Uống Gì Để Đẹp Da Chống Lão Hóa Hiệu Quả Và Dễ Làm
17
19/12/2024
[Góc Giải Đáp] Collagen Dạng Nào Dễ Hấp Thụ Nhất
27
18/12/2024
Cho Con Bú Có Uống Được Tảo Nhật Không? Hướng Dẫn Cách Dùng
32
18/12/2024
Gợi Ý Quà Tặng Sức Khỏe Ý Nghĩa Dành Tặng Cho Người Thân
18
11/12/2024
Hướng Dẫn Chọn Quà Tết Cho Doanh Nghiệp
252
10/12/2024
Top 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
329
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Mẹo phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc
17.871
14/08/2018
5 bí kíp giúp bé ăn ngon chóng lớn cực hữu hiệu mẹ nào cũng nên biết
1.708
31/03/2018
Thuốc bổ não nào tốt, hiệu quả cho trẻ?
2.834
13/08/2018
Thuốc tăng chiều cao tốt hiệu quả cho trẻ
2.282
25/05/2019
Tại sao trẻ em Nhật Bản lại sử dụng cặp chống lưng gù Randoseru chứ không phải ba lô?
2.243
23/04/2019
Lượt xem nhiều nhất
Cách Tính Chỉ số BMI Trẻ Em Chuẩn Theo Tổ Chức WHO
105.830
20/04/2022
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
31.510
30/03/2023
TOP 10+ Thực Phẩm Chức Năng Cho Trẻ Em Của Nhật Đáng Mua Nhất
25.423
25/07/2022
Top 10 loại trái cây cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
24.329
11/10/2021
Review tảo tăng chiều cao Shinshin Kakumei của Nhật
18.502
13/12/2021