
Bí quyết giúp trẻ lên cân nhanh mà không béo phì
Nguyễn Khắc Diệu Ý
12/04/2022
433
0
Trẻ chậm tăng cân luôn là một nỗi lo đối với các bậc làm cha làm mẹ trong hành trình nuôi dạy con. Thế nhưng, chọn bí quyết giúp trẻ lên cân nhanh mà không béo phì chẳng phải là việc đơn giản. Thấu hiểu nỗi trăn trở này, Japana đã thực hiện bài viết dưới đây.
Trẻ chậm tăng cân luôn là một nỗi lo đối với các bậc làm cha làm mẹ trong hành trình nuôi dạy con. Thế nhưng, chọn bí quyết giúp trẻ lên cân nhanh mà không béo phì chẳng phải là việc đơn giản. Thấu hiểu nỗi trăn trở này, Japana đã thực hiện bài viết dưới đây.
Làm sao để nhận biết trẻ chậm tăng cân?
Chỉ đối với những trẻ có dấu hiệu thiếu cân, có nguy cơ suy dinh dưỡng hay suy dinh dưỡng thì mới cần tăng cân. Tránh tình trạng mong muốn con bụ bẫm như những bé khác đồng trang lứa mà khiến bé bị thừa cân, béo phì do bổ sung quá nhiều thức ăn, chất dinh dưỡng.
Do đó, bước đầu tiên trước khi áp dụng cho con các phương pháp tăng cân khoa học đó chính là xác định xem con có thiếu cân hay không/
Trên thực tế, mỗi bé sơ sinh có một mức cân nặng khi chào đời riêng, vì vậy mà các mốc cân tiêu chuẩn theo tháng tuổi có thể chưa chính xác hoàn toàn. Bạn nên đo số cân nặng tăng lên mỗi tháng, trung bình 3 tháng đầu tiên, bé sẽ tăng 0,8 -1kg.
Trẻ thiếu cân sẽ phát triển không tốt. Ảnh: Internet
Ngoài ra, để chuẩn xác hơn, bạn nên đo chỉ số BMI dựa trên chiều cao và cân nặng của trẻ. Chỉ số này có thể được tính đơn giản hơn khi bạn tải một số App theo dõi sự phát triển của trẻ.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị thiếu dinh dưỡng, thiếu cân có thể có các biểu hiện sau đây:
- Mệt mỏi, li bì, ít vận động, không thích vui đùa.
- Dễ bị táo bón và một số vấn đề về đường ruột.
- Biếng ăn, bú kém.
- Khó đi vào giấc ngủ.
- Thường xuyên quấy khó.
Cách giúp trẻ tăng cân nhưng không bị béo phì
Đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn
Đối với các bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm hay từ 1 tuổi trở lên, bố mẹ đã có thể tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng theo nhiều cách. Ngoài sữa mẹ, trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi đã có thể tự tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất từ các loại thực phẩm. Nếu trẻ có biểu hiện thiếu dinh dưỡng, việc cần thiết mà mẹ nên làm là cân bằng nguồn dinh dưỡng cho mỗi khẩu phần ăn trong ngày của bé. Không chỉ đầy đủ chất mà bữa ăn nên được đầu tư hơn với các thực phẩm hỗ trợ tăng cân lành mạnh như trứng, thịt, phô mai…
Dù bạn rất mong muốn bé nhà mình tăng cân nhưng tuyệt đối đừng ép trẻ ăn quá nhiều, thay vào đó chiều theo sở thích và dần tăng lượng thức ăn lên mỗi ngày. Bên cạnh đó, đừng cho trẻ bổ sung quá nhiều chất béo động vật, tinh bột và đồ ngọt. Dù chúng hỗ trợ tăng cân nhanh nhưng thừa sẽ không tốt cho sức khỏe.
Đa dạng các bữa ăn của bé
Một trong những nguyên nhân lớn khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân chính là chứng biếng ăn. Hầu hết trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đều lâm vào tình trạng này trong một khoảng thời gian tùy vào mỗi bé. Một khi con có biểu hiện chán ăn, biếng ăn, quấy khóc khi ăn, mẹ hãy kiểm tra xem sức khỏe hệ tiêu hóa của bé có tốt không. Nếu mọi thứ vẫn ổn, bạn nên xem xét lại thực đơn ăn uống mỗi ngày.
Lấy ví dụ điển hình, chắc chắn bạn sẽ cực kỳ chán ngán khi phải ăn cháo nghiền, súp nghiền mỗi ngày trong suốt vài tuần, 1 tháng. Có nghĩa là bạn nên tạo cảm giác thích thú và ngon miệng khi ăn cho con bằng việc đa dạng các bữa ăn.
Biếng ăn gây nên thiếu cân, thiếu dinh dưỡng. Ảnh: Internet
Sẽ thật tuyệt vời khi cứ đến mỗi bữa ăn trẻ lại cười khúc khích, nuốt thức ăn trong niềm hạnh phúc và chẳng có tiếng khóc nào. Đa dạng các bữa ăn cũng là cách để bạn giúp trẻ học nếm tất cả các loại thực phẩm khác nhau, cực kỳ tốt cho các giác quan và sự phát triển của bé. Nên nhớ là không nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi các mẹ nhé!
Ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng và calo
Lượng calo nạp vào cao hơn lượng tiêu hao sẽ giúp trẻ tăng cân nhanh hơn. Phương pháp này cũng được áp dụng cho người trưởng thành. Hiểu nôm na như bạn ăn cơm nhiều bữa, tăng lượng năng lượng nạp vào trong suốt 1 tuần thì chắc chắn cơ thể sẽ tròn trịa lên. Điều khó khăn ở đây là việc chọn thực phẩm làm sao để phù hợp với trẻ nhỏ.
Các mẹ bỉm có thể tham khảo một số loại thực phẩm nhiều calo hỗ trợ tăng cân cho trẻ nhỏ như: Bơ hạt, bơ, nước cốt dừa, dầu oliu, dầu hạt cải, các loại cá béo,…
Tăng bữa ăn lên cho con
Để cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng, không còn cách nào khác ngoài việc bổ sung dinh dưỡng. Ngoài bữa ăn chính hằng ngày, mẹ nên tăng cho con thêm 1 đến 2 bữa ăn phụ. Bạn có thể làm các món bánh bổ dưỡng cho trẻ hoặc cho bé ăn các món ăn dặm làm sẵn. Nên nhớ là phải chọn sản phẩm an toàn và chất lượng để bảo vệ sức khỏe của con.
Để trẻ có thể ăn bữa phụ ngon lành, bạn nên giảm lượng thức ăn trong bữa chính đi một ít, đồng thời chia giờ ăn hợp lý. Bé chắc chắn sẽ không thể ăn ngon miệng khi bữa phụ chỉ cách bữa chính có 20 – 30 phút, hay vừa mới bú sữa xong là đến giờ ăn vặt.
Một điều mà mẹ cần lưu ý nữa chính là các bữa ăn phải phù hợp với khả năng hấp thụ ở từng giai đoạn phát triển của trẻ. Ví dụ như trẻ 6 tháng tuổi chỉ nên ăn tối đa 2 bữa một ngày, trẻ từ 1 tuổi có thể ăn 3 – 4 bữa một ngày…
Hãy tập cho trẻ ăn uống có giờ giấc, hạn chế việc ăn vặt trái cây, sữa, bánh kẹo… bất cứ lúc nào. Hành động này vừa không tốt cho tính cách vừa làm trẻ no ngang gây biếng ăn.
Cho bé bú dặm thêm sữa ngoài
Có thể nguồn dưỡng chất từ sữa mẹ không giúp trẻ phát triển cân nặng tốt, trong trường hợp này, bạn có thể kết hợp thêm các loại sữa công thức. Nên chọn sữa công thức sao cho tăng cân hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ hệ tiêu hóa. Sở dĩ như vậy là bởi vì đa số các bé uống sữa công thức thường hay bị táo bón.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong giai đoạn từ 1 đến 4 tuổi, canxi và vitamin D cực kỳ cần thiết đối với trẻ. Trong khi đó, 2 loại dưỡng chất này có cực kỳ ít trong sữa mẹ. Thiếu chúng, trẻ có thể chậm hấp thu, sức đề kháng yếu, biếng ăn, ngủ không ngon… Do đó, bạn nên tăng cường bổ sung sữa công thức có đầy đủ dưỡng chất hoặc vitamin D khi con có biểu hiện suy dinh dưỡng.
Đối với các bé trên 1 tuổi, bố mẹ có thể cân nhắc cho trẻ sử dụng sữa tươi thay cho sữa công thức để hỗ trợ tăng cân, phát triển toàn diện.
Bữa ăn của trẻ thực sự quan trọng. Ảnh: Internet
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ thiếu dinh dưỡng
Bạn nhất định nên xem xét trước chính xác rằng con có thiếu cân hay không vì đa số tâm lý các bà mẹ Việt hiện nay đều lấy cân nặng để so sánh các bé cùng tuổi. Điều này vô tình gây ra nhiều hệ lụy, trong đó điển hình nhất là ép con ăn quá nhiều, bổ sung sữa tăng cân vô tội vạ cực kỳ không tốt cho sức khỏe.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế, bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn, chỉ dẫn chính xác hơn. Bác sĩ còn có thể gợi ý cho bạn một số phương pháp hay để giúp con tăng cân an toàn.
Hạn chế bổ sung chất béo xấu, nên chọn các loại chất béo lành mạnh như trong dầu cá, tinh dầu các loại hạt, dầu ngũ cốc…
Cho trẻ ăn và kiểm tra cân nặng theo từng tháng, hãy quay về với chế độ dinh dưỡng cân bằng khi con có chỉ số BMI tiêu chuẩn. Thừa cân béo phì khi còn quá nhỏ có thể tăng tỉ lệ mắc các bệnh như tiểu đường, nhiễm mỡ máu, nhiễm mỡ gan… sau khi trưởng thành.
Các thông tin trên đây xoay quanh vấn đề bí quyết tăng cân cho bé an toàn, không béo phì trên đây chắc chắn sẽ cực kỳ có ích đối với các mẹ bỉm sữa đang chăm sóc con bị thiếu dinh dưỡng.
Xem thêm:
Trẻ không chịu ăn dặm phải làm sao?
Những đồ ăn dặm cho bé của Nhật giúp con phát triển toàn diện, thông minh vượt trội
9 cách trị da mặt nổi mẩn đỏ ngứa an toàn, đơn giản
Vitamin E có tác dụng gì cho da mặt? Lợi ích bất ngờ ai cũng nên biết
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp