Collagen là thành phần đặc biệt quan trọng đối với cơ thể và có tác dụng duy trì vẻ tươi trẻ của làn da. Sử dụng các sản phẩm collagen Nhật Bản sẽ giúp bổ sung lượng collagen thiếu hụt, từ đó mang lại làn da căng mịn, săn chắc, tràn đầy sức sống và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật.
Collagen là gì?
Collagen là một loại protein, chiếm khoảng 25-35% protein trong cơ thể người. Thành phần đặc biệt này được ví như một chất keo, giúp kết dính các bộ phận lại với nhau và nếu không có collagen thì cơ thể chúng ta sẽ là những phần riêng biệt.
Theo các nghiên cứu, collagen chiếm đến 70% cấu trúc da, tập trung chủ yếu ở lớp hạ bì. Bên cạnh đó, collagen còn có nhiều trong xương, mạch máu, ruột, đĩa đệm, cơ, gân, dây chằng, sụn, mô liên kết, đĩa đệm, mạch máu, giác mạc, răng, tóc...
Tác dụng của collagen và ứng dụng
Collagen là một thành tố không thể thiếu đối với mỗi con người và đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các bộ phận trong cơ thể khoẻ mạnh, duy trì làn da khỏe đẹp, trẻ trung, mịn màng. Vì vậy, hiện nay nhiều đơn vị đã nghiên cứu và ứng dụng collagen để sản xuất ra những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp để phục vụ nhu cầu của mọi người.
1/ Vai trò tác dụng của collagen
Với làn da: Collagen có tác dụng hỗ trợ sản sinh ra các tế bào da mới, giúp làn da hồi sinh nhanh chóng. Chính vì thế, chúng có khả năng giúp vết thương nhanh lành sẹo, đồng thời các vết thâm cũng mờ dần.
Với mạch máu: Collagen có vai trò rất quan trọng đối với những người bị xơ cứng động mạch não cũng như mắc phải chứng nhồi máu cơ tim và chứng cao huyết áp. Bởi chúng là hợp chất sản sinh ra máu nên có thể đề phòng được những chứng bệnh này.
Với mắt: Do collagen cũng là dạng kết tinh tồn tại nhiều trong giác mạc và thủy tinh thể. Tuổi tăng cao, sẽ làm lượng Collagen sụt giảm, từ đó khiến giác mạc hoạt động kém, làm ảnh hưởng đến thị lực và làm cho thủy tinh thể mờ đi do chất Amino bị lão hóa. Vì thế nó cũng góp phần quan trọng với mắt.
Với xương: Bên cạnh canxi, Collagen của Nhật cũng là thành phần quan trọng trong cấu tạo của xương. Nó đóng vai trò là các sợi liên kết khung xương với nhau. Xương sẽ bị giảm tính đàn hồi và dẻo dai khi collagen suy yếu. Do đó, bổ sung collagen được xem như giải pháp giúp xương chắc khỏe, phòng bệnh loãng xương.
Với sụn: Collagen chiếm 50% trong cơ cấu thành phần sụn, việc thiếu collagen sẽ khiến độ ma sát giữa các khớp xương lớn hơn, gây ra tình trạng xương bị biến dạng. Do đó, ngoài việc ngăn ngừa và giảm thiểu các bệnh liên quan đến xương, collagen còn giúp phòng chống các bệnh như đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm.
Với tóc, móng chân – tay: Tác dụng của Collagen là cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ hoạt động của chất sừng. Do đó, việc bổ sung uống Collagen giúp cho tóc và móng chân, móng tay chắc khỏe, cũng như giúp tóc bóng mượt, bớt rụng.
Với hệ miễn dịch và não bộ: Collagen có khả năng hỗ trợ hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong hệ miễn dịch. Ngoài ra, Collagen còn có tác dụng tăng cường hoạt động của não.
2/ Ứng dụng của Collagen
- Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp: Sản xuất các loại viên uống collagen, giúp bổ sung hàm lượng collagen thiếu hụt cho cơ thể và làn da, để duy trì sức khỏe dẻo dai, nhan sắc trẻ trung xinh đẹp.
- Trong mỹ phẩm: Sử dụng collagen làm thành phần chính trong các sản phẩm chăm sóc da, giúp chống lão hoá, giảm nếp nhăn, tăng cường độ săn chắc cho làn da.
- Trong phẫu thuật thẩm mỹ: Collagen được sử dụng tạo ra chất thay thế cho da nhân tạo dùng trong các trường hợp bỏng nặng, sản xuất chất làm đầy trong các quy trình thẩm mỹ như bơm môi hoặc căng da mặt.
- Trong y học: Van tim được tạo thành từ collagen, sản xuất bọt biển để điều trị các vết bỏng nặng và băng bó vết thương.
- Trong dược phẩm: Collagen ứng dụng trong vận chuyển thuốc thường được bào chế dưới dạng màng phim, gel, hydrogel, liposome, nanosome, mini pellets…
Collagen có những loại nào?
Theo các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, thành phần của collagen có ít nhất 16 loại, trong đó có 4 loại chính là loại I, II, III và IV, gồm có:
- Loại I: Loại I chiếm 90% lượng collagen trong cơ thể và được cấu tạo từ các sợi dày đặc. Loại collagen này thường có mặt trong cấu trúc da, xương, gân, sụn sợi, mô liên kết và răng.
- Loại II: Loại II được tạo nên từ các sợi lỏng lẻo hơn và là thành phần quan trọng trong sụn đàn hồi, đệm khớp.
- Loại III: Loại III là thành phần quan trọng tạo nên cơ bắp, cơ quan và động mạch.
- Loại IV: Loại IV có tác dụng hỗ trợ thanh lọc và được tìm thấy trong các lớp da.
Khi nào cần bổ sung collagen?
Từ năm 20 tuổi trở đi, cơ thể chúng ta bắt đầu mất đi 1 – 1,5% lượng collagen do quá trình lão hoá, chế độ ăn uống không lành mạnh và những tác động của môi trường. Nhưng khả năng sản xuất collagen của cơ thể yếu đi, không bổ sung đủ dẫn đến thiếu hụt và các dấu hiệu tuổi tác sẽ nhanh chóng xuất hiện.
Cụ thể, làn da không còn mềm mượt, tươi tắn và căng mịn như trước. Thay vào đó sẽ hình thành nếp nhăn, lỗ chân lông to, sạm, nám, đồi mồi, chùng nhão, chảy xệ... Đồng thời, thiếu hụt collagen xương sẽ trở nên yếu hơn dễ gãy, gây loãng xương, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Bên cạnh đó, khi lượng collagen trong cơ thể giảm còn khiến cho chất lượng sụn suy giảm, gây đau nhức xương khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, thiếu hụt collagen cũng làm cho mắt yếu hơn, tóc xơ rối, móng dễ gãy, giảm khối lượng cơ bắp…
Chính vì vậy, các chuyên gia thường khuyên mọi người nên bổ sung collagen từ năm 20 tuổi. Thực tế, dù 30 tuổi, 40 tuổi, 50 tuổi chị em đều có thể bổ sung collagen cho mình vẫn chưa muộn. Việc bổ sung collagen càng sớm thì hiệu quả sẽ cao hơn và trong thời điểm nào cũng thực sự cần thiết.
Cách bổ sung collagen cho cơ thể
Hiện nay, có 2 cách bổ sung collagen cho cơ thể đó là thông qua đường ăn uống và dùng các sản phẩm chứa collagen.
1. Bổ sung collagen bằng các thực phẩm tự nhiên
Có rất nhiều loại thực phẩm có tác dụng rất hiệu quả trong việc cung cấp lượng collagen dồi dào cho cơ thể như:
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Các loại trái cây họ cam quýt, ớt chuông và dâu tây
- Thực phẩm giàu Proline: Lòng trắng trứng, mầm lúa mì, sản phẩm từ sữa, bắp cải, măng tây và nấm.
- Thực phẩm giàu Glycine: Da lợn, da gà, nước dùng xương và một số loại thực phẩm chứa protein.
- Thực phẩm giàu đồng: Thịt nội tạng, hạt vừng, bột ca cao, hạt điều và đậu lăng
- Hải sản như: Tôm, cua, cá ngừ, cá mòi, cá hồi…
- Thực phẩm có màu đỏ
- Ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành
- Rau xanh
- Tỏi
2. Bổ sung collagen bằng thực phẩm chức năng
Hiện nay, sản phẩm collagen dùng để chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp từ bên trong có 4 loại đó là: Viên uống collagen, nước uống collagen, thạch collagen, bột collagen.
Collagen dạng nước
Collagen dạng nước là loại collagen được điều chế dạng nước và người dùng sẽ uống trực tiếp như uống nước. Thành phần chủ yếu của dòng sản phẩm này là collagen thủy phân được chiết xuất từ cá biển, với những phân tử cực nhỏ và thường được các nhà sản xuất bổ sung thêm những dưỡng chất tốt cho sức khoẻ cũng như làn da khác như: chiết xuất nhau thai, Axit Hyaluronic, Vitamin B2, Vitamin B6, Glutathione, Isoflavon…
Công dụng: Giúp da căng mịn, săn chắc, tươi trẻ, ngăn ngừa và cải thiện lão hoá. Giúp xương khớp chắc khỏe. Hỗ trợ cho răng, tóc, móng luôn ở trạng thái chắc khỏe, bóng đẹp.
Ưu điểm:
- Là loại collagen dễ hấp thu và mang lại hiệu quả nhanh nhất
- Được đựng trong chai thủy tinh tối màu tránh bị oxi hóa
- Bảo quản dễ dàng hơn hộp giấy
- Hương vị thơm ngon, dễ sử dụng
Nhược điểm:
- Giá thành khá cao so với các dạng khác
- Thường có phụ gia và chất bảo quản
Thương hiệu: Fuji Health, Astalift Japan, Relife Lab CO., LTD, Fine Japan, Shiseido, Mashiro 82x, Toyo Koso Kagaku, Kinohimitsu, Hebora...
Collagen dạng viên uống
Collagen dạng viên là dòng sản phẩm đang bán rất phổ biến trên thị trường và có nhiều người lựa chọn. Chúng được bào chế cô đặc đóng thành từng viên, trong thành phần thường chứa collagen thủy phân và các vitamin, khoáng chất thiết yếu khác.
Công dụng: Trợ giúp gân, xương, khớp khỏe mạnh, linh hoạt, ngăn chặn sự thoái hóa sụn khớp và tái tạo lại sụn khớp