
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
- Trang chủ
-
- Cẩm nang
-
- Chăm sóc trẻ
-
- 5 sai lầm trong cách nấu cháo khiến con bị suy dinh dưỡng các mẹ cần biết
5 sai lầm trong cách nấu cháo khiến con bị suy dinh dưỡng các mẹ cần biết
19/10/2021
585
0
Nếu chỉ cho trẻ ăn cháo trong một thời gian dài sẽ không thể đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của trẻ. Trẻ có thể bị béo phì nhưng cơ thể lại thiếu vitamin, thậm chí có trẻ còn bị còi xương và suy dinh dưỡng.
Dưới đây là 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng mà có thể các mẹ chẳng bao giờ ngờ tới được, cùng chúng tôi xem đó là những cách nào nhé.
Nấu một nồi cháo to ăn cả ngày – một trong những cách nấu cháo theo thói quen làm con suy dinh dưỡng
Sai lầm này hầu như các mẹ bỉm sữa đều mắc phải. Có những khi vì lười, nấu thế cho tiện, cho nhanh. Có những khi mẹ quá bận rộn mà không có nhiều thời gian nấu cháo cho con. Việc nấu cháo và bảo quản trong một ngày vô tình khiến chất dinh dưỡng trong cháo bị giảm, thậm chí vào những ngày oi bức, chỉ nửa ngày là cháo đá có dấu hiệu ôi thiu.
Trường hợp bảo quản cháo ở trong ngăn mát, thời gian bảo quản được 3 tiếng nhưng cũng chỉ là phương án tạm thời để hạn chế sự phát triển của các loại vi sinh vật gây hại. Cháo bảo quản khi cho bé ăn cần đun sôi lại cho ấm.
Với cách nấu cháo này, mẹ có thể nấu trước cháo trắng và múc ra từng tô khác nhau đem bảo quản. Mỗi bữa, mẹ có thể nấu tô cháo đó cùng các loại rau củ quả xay nhuyễn cho bé ăn, vừa cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé và kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
Cho thêm ngũ cốc vào cháo – 1 trong 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng chẳng thể ngờ tới
Ngũ cốc là thực phẩm vô cùng có lợi với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và luôn có mặt trong thực đơn dành cho trẻ. Thế nhưng, chỉ vì vô tình muốn thêm chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của con mà mẹ cho thêm “ngũ cốc” vào cháo.
Tuy nhiên, cách nấu cháo này không những không thể tận dụng được hết chất dinh dưỡng có trong ngũ cốc như các mẹ vẫn tưởng, mà ngược lại còn làm bé đầy bụng, khó tiêu và nhanh ngán, lâu dần gây ra chứng biếng ăn suy suy dinh dưỡng ở trẻ. Do đó, mẹ tuyệt đối không thêm ngũ cốc vào để nấu cháo cho bé ăn nhé.
Nêm gia vị quá tay vào cháo của trẻ
Người lớn thường thích ăn gia vị đậm, khi ăn các món cháo của trẻ em luôn cảm thấy chúng thật nhạt nhẽo, chẳng có vị, chẳng ngon gì cả. Nhiều bà mẹ đã không ngần ngại mà nêm các loại gia vị như mắm, muối…vào cháo của trẻ mới ăn dặm sao cho…vừa miệng với hy vọng trẻ ăn được nhiều hơn.
Tuy nhiên, khi trẻ mới đang ở giai đoạn ăn dặm, việc nêm gia vị hoàn toàn không vụ hợp, gây đau bụng và khó chịu cho dạ dày non nớt của trẻ, chưa kể đến việc hại thận do chúng phải làm việc quá mức. Đây là một trong 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng nhanh chóng, vì thế mà đừng nêm gia vị cho bé ăn ở giai đoạn mới ăn dặm nhé.
Dùng nước hầm xương nấu cháo
Đây là một trong những cách “kinh điển” khiến bé dễ bị suy dinh dưỡng nhất mà hiện nay vẫn có vô vàn các mẹ bỉm sữa đang áp dụng.
Ai cũng biết, nước hầm xương có chứa nhiều chất dinh dưỡng trẻ dễ hấp thụ nên tích cực dùng nó để nấu cháo cho con ăn. Tuy nhiên, trong nước hầm xương có chứa nhiều nitơ và chất béo, mặc dù chúng khiến trẻ ăn ngon miệng hơn nhưng lại chứa rất ít đạm và canxi. Ngoài tạo vị thơm cho món cháo ra thì nước xương không có đủ dinh dưỡng, gây khó tiêu và làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Đối với trẻ 8 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu làm quen với đạm, mẹ có thể bắt đầu hầm xương nấu cháo xen kẽ các món ăn khác, bé cảm thấy ngọt nước và ngon miệng. Xương ống nhiều mỡ, mẹ có thể mua xương hom, xương sườn, xương chân gà, xương cá, vỏ tôm, … Khi ninh nên để mở vung, vớt bọt sủi trên bề mặt và lọc váng mỡ thật kỹ.
Khi nấu cháo bằng nước xương hầm cho bé ăn, mẹ có thể nấu cả phần thịt bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, … và một tuần mẹ chỉ nên hầm xương nấu cháo cho con từ 1- 2 lần để bé thay đổi khẩu vị mà thôi. Tránh lạm dụng quá mức mà gây suy dinh dưỡng ở trẻ làm bao công sức của mẹ đổ bể.
Không cho dầu ăn vào cháo
Dầu ăn cho bé (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) thuộc nhóm thực phẩm cung cấp chất béo, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ, hình thành mô mỡ, điều hòa thân nhiệt.
Nhiều mẹ vẫn cho rằng, cho dầu ăn vào cháo của trẻ là không tốt, không phù hợp và có thể làm trẻ nhanh ngấy. Thế nhưng, các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, việc cho dầu ăn vào cháo hay bột của trẻ là bắt buộc để giúp trẻ phát triển, tăng cân. Nếu trong chế độ ăn uống không có dầu ăn thì rất dễ bị suy dinh dưỡng.
Trên đây là 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng mà các mẹ nên chú ý. Đây cũng là những lý do điển hình giúp chúng ta hiểu hơn, tại sao trẻ ăn đủ bữa, bữa nào cũng ăn nhiều, ăn đủ no mà trẻ không tăng cân , hay trẻ béo phì, mà cơ thể lại thiếu vitamin hay thậm chí là còi xương suy dinh dưỡng.
Để con có thể phát triển đầy đủ các mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. bổ sung đầy đủ các chất và các vitamin thông qua các loại thực phẩm từ tự nhiên như thịt, trứng, cá và các loại rau củ quả. Ngoài ra tùy vào từng độ tuổi các mẹ cũng nên lựa chọn các loại sữa Nhật phù hợp để cho con sử dụng.
Siêu Thị Nhật Bản Japana cam kết cung cấp 100% sản phẩm được kiểm soát chất lượng cùng với chính sách đổi trả hàng miễn phí trong vòng 90 ngày.
Ngoài ra, đến với Siêu Thị Nhật Bản Japana, bạn còn được phục vụ tận tình bởi đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp và thân thiện, đảm bảo khách hàng luôn nhận được sự hỗ trợ chu đáo và sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất.
Hãy luôn cập nhật các chương trình khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn với giá cực sốc tại địa chỉ website Japana.vn nhé.
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
7 thắc mắc thường gặp về việc bổ sung vitamin D cho bé
Tin mới nhất
9 món ăn dành cho trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi các không thể không biết
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
118
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
172
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
150
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
148
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
130
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
187
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
137
31/03/2025

Khí Hư Âm Đạo Là Gì? Những Điều Cần Biết và Cách Chăm Sóc Tình Trạng Khí Hư
140
28/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Mẹo phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc
18.155
14/08/2018

5 bí kíp giúp bé ăn ngon chóng lớn cực hữu hiệu mẹ nào cũng nên biết
1.895
31/03/2018

Thuốc bổ não nào tốt, hiệu quả cho trẻ?
3.073
13/08/2018

Thuốc tăng chiều cao tốt hiệu quả cho trẻ
2.476
25/05/2019

Tại sao trẻ em Nhật Bản lại sử dụng cặp chống lưng gù Randoseru chứ không phải ba lô?
2.512
23/04/2019
Lượt xem nhiều nhất

Cách Tính Chỉ số BMI Trẻ Em Chuẩn Theo Tổ Chức WHO
108.288
20/04/2022

Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
33.022
30/03/2023

TOP 10+ Thực Phẩm Chức Năng Cho Trẻ Em Của Nhật Đáng Mua Nhất
28.941
25/07/2022

Top 10 loại trái cây cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
24.790
11/10/2021

Review tảo tăng chiều cao Shinshin Kakumei của Nhật
19.045
13/12/2021