
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
Ở cữ mùa lạnh cần lưu ý gì để mẹ và bé đều khoẻ?
27/11/2024
835
0
Sau khi sinh xong, cơ thể của mẹ hầu như rất yếu. Đặc biệt sinh vào mùa đông, thời tiết lạnh khiến sức đề kháng giảm sút, rất dễ mắc các bệnh vặt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên nếu mẹ biết cách ở cữ vào mùa lạnh thì cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, giúp xoa dịu các cơn đau sau sinh.
Lưu ý khi ở cữ trong mùa lạnh
Kiêng gió lạnh
Sau khi sinh sức khỏe rất yếu, thời tiết mùa đông không hề dễ chịu với cả người bình thường, chính vì vậy mẹ sau khi sinh thường hay sinh mổ cũng nên chú ý kiêng cữ gió lạnh tuyệt đối. Bởi khi bị nhiễm gió lạnh, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại cho mẹ và cả bé. Đồng thời, sẽ để lại hệ luỵ sau này như mắc các chứng bệnh về xương khớp, phong thấp, đau nửa đầu vai gáy,…
Phải mặc đồ đủ ấm sau sinh trong mùa lạnh. Ảnh: Internet
Để kiêng gió lạnh đúng cách, mẹ nên mặc quần áo giữ ấm vừa phải, giữ cho đôi tai, bàn chân và đôi tay ấm. Vẫn phải ra ngoài vận động nhẹ và hít thở không khí vào sáng sớm để các mạch đạo được co giãn và linh động hơn. Không nên trùm quần áo kín mít và chỉ ở yên trong phòng, điều này sẽ có nguy cơ ủ bệnh.
Kiêng mặc quần áo quá chật
Quá trình ở cữ thường xuyên cho con bú, mẹ nên mặc quần áo rộng để tiện hơn cho các thao tác chăm sóc con liên tục. Bên cạnh đó, mặc quần áo bó sát khiến mẹ dễ tiết ra mồ hôi, khi gặp thời tiết lạnh sẽ dễ bị nhiễm phong hàn, tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể.
Không nên tắm nước lạnh
Trong thời gian ở cữ, việc tắm nước lạnh là việc không nên làm đặc biệt vào mùa đông. Bởi sau khi sinh xong, cơ thể của mẹ khá yếu và rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào phổi và giãn mạch máu. Hãy tắm bằng nước ấm, làm sạch cơ thể bằng khăn bông trong thời gian ngắn, không tắm quá lâu để hạn chế việc nhiễm lạnh.
30 ngày sau sinh, mẹ bỉm cần ở cữ kỹ càng. Ảnh: Internet
Tuyệt đối không ăn, uống đồ lạnh
Để sức khỏe của mẹ và bé được đảm bảo một cách tốt nhất trong mùa đông, một điều quan trọng cần kiêng cữ và tuân thủ nghiêm ngặt đó là mẹ không nên ăn uống đồ lạnh đến khi bé cai hẳn sữa. Vì khi ăn đồ lạnh, khi cho con bú trẻ rất dễ bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và đường ruột. Đồng thời mẹ cũng bị ảnh hưởng về răng miệng như cảm giác ê buốt răng kéo dài sau này, đau họng và lượng sữa của mẹ tiết ra bị sụt giảm nhanh.
Lưu ý không dùng than sưởi
Trong thời gian ở cữ, theo kinh nghiệm dân gian phải thường xuyên nằm than để mẹ cứng cáp. Nhưng theo khoa học, đây là phương pháp không đúng và là quan niệm sai lầm trong quá trình ở cữ. Bởi trong than có chứa khí độc ảnh hưởng đến hệ hô hấp và gây ra tình trạng khô da, mất nước. Nếu thời tiết mùa đông quá lạnh, mẹ có thể sử dụng quạt sưởi hoặc điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh phù hợp để làm ấm cơ thể cả mẹ và bé.
Lưu ý thực đơn ăn uống hàng ngày
Bồi bổ cho mẹ sau sinh là điều quan trọng nhất mỗi ngày. Tuy nhiên, biết cách ăn đúng trong thời gian ở cữ sẽ tốt hơn nhiều so với việc ăn nhiều. Mẹ cần hạn chế ăn các món lên men như cà muối, dưa chua hay các món xoài, cóc,… bởi những món ăn này ký sinh trùng xâm nhập cao gây ra bệnh đường ruột cả mẹ và bé. Chỉ nên ăn chín, uống sôi và bổ sung các loại hạt tốt cho sức khỏe nhằm mục đích lợi sữa, uống trà hoa quả ấm để thanh lọc cơ thể. Tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi bổ sung vitamin và chất khoáng.
Cần ăn uống đủ chất sau sinh. Ảnh: Internet
Nghỉ ngơi nhiều để đảm bảo sức khỏe
Thời tiết mùa đông không hề dễ chịu cho người lớn kể cả trẻ em. Đối với mẹ mới sinh, vấn đề thời tiết cực kỳ quan trọng. Không nên làm việc quá sức trong thời gian ở cữ. Việc nghỉ ngơi nhiều trong quá trình cho con bú sẽ mang lại lợi ích cho mẹ sau này. Mẹ cố gắng nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, nằm với tư thế thoải mái nhất và thỉnh thoảng vận động nhẹ nhàng để cơ thể linh hoạt hơn.
Lưu ý tránh xa các thiết bị điện tử
Tuyệt đối không nên sử dụng điện thoại, laptop trong giai đoạn đầu sau sinh và đang ở cữ. Lúc này, cơ thể và sức đề kháng yếu, màn hình điện thoại chứa nhiều vi khuẩn và ánh sáng không tốt cho mắt, khiến mắt mẹ nhanh mờ và dẫn đến các bệnh lý về mắt về sau. Nếu cho con tiếp xúc với ánh sáng điện thoại sớm, thị lực của trẻ sơ sinh cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngưng sử dụng chất kích thích
Nhiều phụ nữ có thói quen uống bia rượu hoặc các loại thuốc ngủ thường xuyên. Việc này gây ảnh hưởng cực kỳ nguy hiểm đến tuyến sữa và sức khỏe trẻ. Khi dùng bia rượu, mẹ sẽ mắc các chứng bệnh về huyết áp, bị giảm lượng sữa, tắc tia sữa… không đủ cung cấp cho bé, khiến bé trở nên còi cọc và thiếu chất.
Trong thời gian ở cữ, cần lưu ý tuân thủ các nguyên tắc kiêng cữ nghiêm ngặt để trẻ sơ sinh được phát triển tốt nhất. Đồng thời sức khoẻ của mẹ cũng được đảm bảo một cách an toàn, tránh để lại hệ luỵ về sau.
Xem thêm:
Tác giả: Nguyễn Khắc Diệu Ý
Bài trước đó
Fucoidan Nhật Bản mua ở đâu chính hãng, uy tín?
Tin mới nhất
Tặng quà sinh nhật cho mẹ người yêu nên tặng gì?
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm


Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)

Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên

.jpg)
Nước uống đông trùng hạ thảo Fine Japan Cordyceps Plus (Hộp 10 chai x 50ml)


Viên uống Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên


Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên

Viên uống Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên


Viên uống hỗ trợ giải độc gan Nichiei Bussan Nano Liver Extract Sperm EX 330 viên (Date 11/26)

.jpeg)
Viên uống Fucoidan Okinawa Kanehide Bio EX 323mg 150 viên


Bột canxi cá tuyết dành cho bé Fine Japan Nhật Bản 140g


Viên uống bổ sung Vitamin tổng hợp DHC 60 viên (60 ngày)

Bột uống hỗ trợ tăng cường miễn dịch Tokyo Res 1000 30 gói


Viên uống AHCC Imuno Plan 90 viên
Tin mới nhất

Cảnh báo 5 dấu hiệu Gan đang quá tải vì thải độc
67
11/07/2025

Vì sao Collagen Nucos Nhật Bản được dàn Hoa hậu ưu ái lựa chọn?
112
10/07/2025

Top 5 website bán hàng Nhật đáng tin cậy tại Việt Nam
83
09/07/2025

Top 7 viên uống bổ não Nhật Bản được tin dùng nhất 2025
292
17/06/2025

Người bình thường có nên uống Fucoidan Nhật Bản không?
282
16/06/2025

Hiểu đúng để tránh tác dụng phụ của viên uống tăng chiều cao
252
13/06/2025

Nám mảng, nám lâu năm: Có nên dùng kem dưỡng Transino?
266
12/06/2025

Người hay quên, mất tập trung có nên uống bổ não Nhật?
230
11/06/2025
Tin cùng chuyên mục

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
40.149
02/10/2018

Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.617
18/07/2017

Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
2.074
21/07/2017

Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.774
01/10/2018

Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.573
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất

Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
77.718
12/03/2021

Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
61.622
26/01/2021

GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
45.675
28/08/2022

Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
40.389
05/10/2018

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
40.149
02/10/2018