Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối
06/01/2021
1.106
0
Việc chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối thường rất khó khăn vì người bệnh có thể đã mất hầu hết khả năng tự thực hiện các sinh hoạt hằng ngày. Vậy bạn phải làm sao để mình không mệt mỏi mà người bệnh cũng sống với bệnh nhẹ nhàng hơn?
Để chăm sóc người bệnh Alzheimer tốt hơn, bạn nên hiểu rõ các giai đoạn của bệnh. Giai đoạn cuối cũng chính là giai đoạn người bệnh cần có sự quan tâm và săn sóc của bạn nhiều nhất.
Các giai đoạn của bệnh Alzheimer
Theo hệ thống phân chia của bác sĩ Barry Resiberg tại New York (Hoa kỳ), bệnh Alzheimer có 7 giai đoạn tiến triển. Càng về những giai đoạn sau, người bệnh càng cần nhiều sự chăm sóc.
Giai đoạn 1: Không có dấu hiệu
Trong giai đoạn này, người bệnh thường không thể tự phát hiện bệnh Alzheimer vì vẫn chưa gặp các vấn đề về trí nhớ hoặc các triệu chứng sa sút trí tuệ khác.
Giai đoạn 2: Suy giảm trí nhớ rất nhẹ
Người bệnh có thể mắc một vấn đề về trí nhớ nhẹ như quên mất mình để đồ ở đâu trong nhà. Tuy nhiên, các vấn đề về trí nhớ này vẫn chưa đủ nặng để có thể giúp bạn phân biệt chứng đãng trí và bệnh Alzheimer. Hơn nữa, người bệnh ở giai đoạn này vẫn sẽ làm tốt các bài kiểm tra trí nhớ nên bác sĩ và người thân sẽ rất khó phát hiện bệnh.
Giai đoạn 3: Suy giảm trí nhớ nhẹ
Ở giai đoạn này, người thân và bạn bè của bệnh nhân có thể bắt đầu nhận thấy các vấn đề về khả năng nhận thức ở họ. Kết quả của người bệnh khi làm các bài kiểm tra trí nhớ cũng sẽ giảm và bác sĩ đã có thể phát hiện những dấu hiệu về suy giảm khả năng nhận thức.
Bệnh nhân Alzheimer ở giai đoạn 3 sẽ gặp khó khăn khi phải tìm từ ngữ hợp lý khi nói chuyện, tổ chức và lập kế hoạch cho mình hay khi phải nhớ tên người mới quen. Ngoài ra, họ cũng có thể thường xuyên mất tài sản cá nhân, kể cả những vật có giá trị.
Giai đoạn 4: Suy giảm trí nhớ vừa
Trong giai đoạn 4 của bệnh Alzheimer, các triệu chứng bệnh Alzheimer đã xuất hiện rất rõ ràng. Bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi làm những phép tính đơn giản, có trí nhớ ngắn hạn kém, không thể quản lý tiền bạc hay quên những sự kiện lớn trong cuộc sống của mình.
Giai đoạn 5: Suy giảm trí nhớ hơi nặng
Trong giai đoạn năm của bệnh Alzheimer, bệnh nhân sẽ bắt đầu cần người xung quanh giúp đỡ khi thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Họ có thể không chọn quần áo phù hợp hay không nhớ các chi tiết đơn giản như số điện thoại của chính mình.
Tuy nhiên, bệnh nhân Alzheimer giai đoạn năm vẫn có thể duy trì được những khả năng cơ bản như tắm rửa hay đi vệ sinh. Họ cũng vẫn nhớ được người thân và một số chi tiết xưa cũ về mình.
Giai đoạn 6: Suy giảm trí nhớ nghiêm trọng
Những người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn 6 cần được hỗ trợ và chăm sóc thường xuyên vì họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Một số vấn đề người bệnh có thể gặp là:
- Có thể đi lạc
- Thay đổi tính cách nhiều
- Có thể mất kiểm soát trong vấn đề đi vệ sinh
- Không có khả năng nhớ hầu hết các chi tiết về quá khứ của mình
- Hay bị lẫn lộn hoặc không nhận thức được môi trường xung quanh
- Không còn khả năng nhận diện mọi người xung quanh trừ những người thân quen nhất
Giai đoạn 7: Giảm trí nhớ rất nghiêm trọng
Giai đoạn 7 là giai đoạn cuối cùng của Alzheimer nên người bệnh không còn nhiều thời gian. Ở giai đoạn này, người bệnh mất khả năng giao tiếp và thực hiện các sinh hoạt thường ngày. Hơn nữa, họ cũng dễ đẩy bản thân vào những tình huống nguy hiểm.
Dấu hiệu bệnh Alzheimer giai đoạn cuối
Một số triệu chứng phổ biến cho thấy bệnh Alzheimer đã tiến triển nặng và bạn cần chăm sóc người bệnh nhiều hơn là:
- Lặp đi lặp lại một câu hỏi
- Ngày càng cần nhiều sự hỗ trợ
- Không còn khả năng tự ăn uống
- Có những hành vi không phù hợp
- Khó ngủ và thời gian ngủ nghỉ đảo lộn
- Có thói quen tích trữ hay lục lọi đồ đạc
- Không thể tự đi lại mà phải dùng xe lăn
- Khó nuốt và không có khả năng tự ngồi
- Mất nhận thức về môi trường xung quanh
- Khó giao tiếp và thường tránh né tương tác xã hội
- Kích động hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày
- Dễ bị cảm lạnh hay mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi
- Gặp khó khăn trong việc tự đi vệ sinh và có thể đi vệ sinh không tự chủ
- Có những thay đổi tính cách như nóng nảy, hay lo lắng, không hợp tác…
Chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối
Khi Alzheimer tiến triển tới những giai đoạn cuối, người bệnh sẽ cần bạn hỗ trợ nhiều hơn trong những hoạt động nhỏ như đi lại hay ăn uống.
Di chuyển người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối
Người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có thể mất khả năng di chuyển và cần bạn giúp đỡ trong vấn đề đi lại. Khi này, bạn cần hỏi bác sĩ để biết cách di chuyển người bệnh một cách an toàn và không tự gây thương tích cho mình.
Cách di chuyển người bệnh
- Di chuyển người bệnh qua một vị trí khác ít nhất 2 giờ một lần
- Bạn hãy đứng về phía cơ thể yếu hơn của bệnh nhân để hỗ trợ họ di chuyển dễ hơn
- Khi di chuyển người bệnh, bạn có thể đưa cho họ một thứ gì đó để cầm nắm như một cái chăn hay cái gối nhỏ. Việc này có thể giúp người bệnh ít bám vào người bạn hay đồ đạc xung quanh và bạn có thể di chuyển dễ dàng hơn.
Cách tránh thương tích cho bản thân
Bạn có thể áp dụng một số cách tránh làm tổn thương chính mình khi di chuyển bệnh nhân Alzheimer như sau:
- Để người bệnh tựa càng sát vào mình càng tốt
- Không nên di chuyển người bệnh nếu thấy mình không đủ sức
- Bước từng bước nhỏ để di chuyển người bệnh chứ không quay người đột ngột
- Đặt chân trước chân sau hoặc tách hai bàn chân xa nhau một chút để vững vàng hơn
Bạn nên luôn chú ý đến tư thế đỡ người bệnh. Khi phải cúi xuống thấp để đỡ bệnh nhân, bạn cong đầu gối để người bệnh có thể bám vào mình rồi đứng thẳng lên bằng cách đẩy cơ đùi. Bạn lưu ý giữ thẳng lưng và thắt lưng.
Chăm sóc bữa ăn của người bệnh Alzheimer
Trong giai đoạn sau của Alzheimer, nhiều người bệnh sẽ mất hứng thú với thức ăn, không nhớ giờ ăn, thường ăn quá mức hay không ăn đủ… Điều này khiến họ dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe.
Bạn có thể giúp bữa ăn của người bệnh đảm bảo dinh dưỡng hơn bằng các cách sau:
- Hạn chế cho người bệnh ăn vặt.
- Cho người bệnh ăn cùng một giờ mỗi ngày.
- Tắt tivi trong giờ ăn để tạo không gian yên tĩnh.
- Sử dụng chén đĩa nhiều màu sắc để món ăn bắt mắt hơn.
- Cho người bệnh ăn từng món một thay vì dọn quá nhiều món lên bàn.
- Báo bác sĩ nếu người bệnh giảm cân quá nhiều, ví dụ như giảm 4 – 5kg một tháng.
- Nếu người bệnh phải đeo răng giả, bạn hãy kiểm tra xem răng giả của họ có vừa vặn không.
- Nếu người bệnh thấy khó cầm muỗng đũa, bạn có thể nấu các món có thể cầm tay ăn như gà luộc, sandwich, rau luộc…
- Nếu bệnh nhân không ăn đủ, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để cho họ dùng thêm thực phẩm chức năng hay các viên vitamin tổng hợp.
Người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có thể gặp khó khăn trong việc nhai nuốt và dễ bị nghẹn thức ăn. Đây là tình trạng nguy hiểm nên bạn cần có những cách phòng ngừa như sau:
- Không nên hối thúc người bệnh mà hãy để họ nhai và nuốt từng miếng một.
- Nấu thức ăn thật mềm và cắt nhỏ để dễ nuốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiền thực phẩm thành dạng lỏng.
- Tránh cho người bệnh sử dụng ống hút vì ống hút có thể khiến họ khó nuốt hơn
- Ưu tiên cho người bệnh uống nước mát thay vì nước nóng. Nước nóng thường khó nuốt hơn.
- Tránh cho người bệnh ăn khi họ buồn ngủ hoặc đang nằm nghỉ. Người bệnh cần ngồi thẳng trong suốt bữa ăn và trong 20 phút sau khi ăn xong.
- Vuốt nhẹ phần cổ người bệnh từ trên xuống và nhắc nhở người bệnh nuốt thức ăn.
- Hỏi ý khiến bác sĩ để nghiền hoặc pha lỏng thuốc của bệnh nhân thay vì cho họ uống thuốc dạng viên.
Chăm sóc da cho người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối
Người bệnh sẽ dễ bị loét da do nằm một chỗ quá lâu hay còn gọi là lở loét do tì đè nên bạn cần có biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục. Một số cách bạn có thể tham khảo là:
- Mua các loại nệm hay lót ghế đặc biệt có khả năng giảm nhẹ tình trạng loét do nằm quá lâu.
- Kiểm tra gót chân, hông, mông, vai, lưng và khuỷu tay của người bệnh để kịp thời phát hiện các vết đỏ hoặc vết loét. Khi phát hiện dấu hiệu loét, bạn cần báo bác sĩ để có cách xử lý.
- Cố gắng giữ người bệnh nằm trong những tư thế không đụng tới vết loét quá nhiều.
- Giúp người bệnh ngâm chân nước ấm và kiểm tra chân thường xuyên để phát hiện sớm vết lở loét hay chai sạn.
- Thoa kem dưỡng da cho bệnh nhân để da không bị khô và nứt nẻ.
- Cắt dũa móng tay và móng chân cho người bệnh thường xuyên.
- Nhờ bác sĩ hướng dẫn cách thực hiện các bài tập giãn cơ cho bệnh nhân. Đây là những bài tập bạn có thể giúp người bệnh vận động tay chân để ngừa tay chân bị căng cứng hay da bị loét do nằm quá nhiều.
Để ý dấu hiệu co giật của bệnh nhân
Người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối đôi khi có thể bị co giật ở tay, chân hoặc toàn cơ thể. Tình trạng co giật này khá giống co giật do động kinh nhưng người bệnh thường không ngất. Nếu bệnh nhân bị co giật, bạn cần báo với bác sĩ ngay để có phương án giảm nhẹ dấu hiệu này.
Người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối đã mất nhiều khả năng sinh hoạt hằng ngày nên luôn cần sự hỗ trợ từ người thân và bác sĩ. Hãy luôn nhớ chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, bạn mới có thể chăm sóc người bệnh chu đáo và vượt qua giai đoạn này nhẹ nhàng hơn.
Bệnh Alzheimer dù ở giai đoạn nào cũng gây rất nhiều khó khăn cho người bệnh và cả người chăm sóc. Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị từ bây giờ để hạn chế khả năng mắc bệnh Alzheimer khi về già. Có rất nhiều cách để giúp bạn phòng tránh được bệnh Alzheimer . Một trong số đó chính là việc sử dụng các loại thực phẩm bổ não Nhật Bản.
Công dụng của thực phẩm chức năng bổ não Nhật Bản:
Đúng như cái tên nói lên tất cả, đây là một dạng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho não bộ, hay còn được biết với các tên gọi khác như thuốc bổ cho não, thuốc bổ tuần hoàn não, viên uống dưỡng não, bổ não,…. Tất cả tên gọi đều nói lên được các công dụng chính của chúng, như:
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trí não phát triển toàn diện, tăng cường khả năng tập trung, nhớ lâu mà không làm ảnh hưởng đến chức năng não bộ
- Thực phẩm chức năng Nhật Bản còn được biết đến như thuốc bổ não cho trẻ phát triển trí tuệ toàn diện, giúp bé nhớ lâu, gia tăng khả năng tư duy, ngoài ra còn giúp điều tiết hoạt động của mắt, hỗ trợ bé học nhanh, nhớ lâu, trí não phát triển.
- Thuốc bổ não Nhật Bản còn giúp bổ não cho người lớn, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ, xoa dịu trí não, không còn tình trạng đau đầu, chóng mặt hay hay quên nữa.
- Đặc biệt hơn cả, thực phẩm chức năng bổ não Nhật Bản còn giúp bảo vệ hệ thần kinh khỏi các tác động từ quá trình lão hóa, môi trường ô nhiễm hay các thực phẩm gây hại khác
- Cải thiện hoạt động não bộ, giảm thiểu sự căng thẳng, thúc đẩy lưu thông máu lên não, phòng ngừa các chứng bệnh như Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh Huntinton,…
Mua thuốc bổ não Nhật Bản ở đâu là uy tín và chất lượng?
Siêu Thị Nhật Bản Japana là địa chỉ mua sắm yêu thích của đông đảo người tiêu dùng và người nổi tiếng tại Việt Nam, luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm chính hãng Nhật Bản 100% cùng các chính sách ưu đãi, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, luôn đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
Nguồn Hello Bacsi
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Làm thế nào để điều trị bệnh Alzheimer?
Tin mới nhất
Hướng dẫn chăm sóc người bị bệnh Alzheimer tại nhà
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
TOP 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
29
05/12/2024
Mua gì tẩm bổ cho người già? Tổng Hợp 8 Loại Thực Phẩm Cần Thiết
16
05/12/2024
Giãn cơ có giúp tăng chiều cao không? Bài tập giãn cơ
12
05/12/2024
Bổ sung vitamin D cho người lớn bằng cách nào?
20
05/12/2024
5+ Điều Cần Biết Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi
14
05/12/2024
Các bước skincare buổi sáng và những điều cần lưu ý
19
05/12/2024
Top 8 kem trị nám tốt nhất cho bà bầu hiện nay
16
05/12/2024
Tác Dụng Của Hoocmôn Sinh Trưởng GH Đối Với Sức Khỏe
12
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.387
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.068
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.680
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.057
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.180
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.414
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.510
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.252
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
38.782
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.387
02/10/2018