Làm thế nào để điều trị bệnh Alzheimer?
06/01/2021
648
0
Tuy các loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer không thể giúp bệnh nhân chữa trị dứt điểm bệnh này nhưng vẫn góp phần giảm nhẹ triệu chứng. Khi kiểm soát được các triệu chứng khó chịu, bệnh nhân Alzheimer có thể duy trì sự thoải mái, độc lập lâu hơn và từ đó giảm bớt gánh nặng cho người chăm sóc.
Các thuốc điều trị bệnh Alzheimer
Cục quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thông qua một số loại thuốc có kê toa điều trị bệnh Alzheimer. Hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer có tác dụng tốt nhất cho những bệnh nhân ở giai đoạn đầu hoặc giữa.
Cách điều trị Alzheimer nhẹ đến trung bình
Bác sĩ thường kê toa các thuốc kháng cholinesterase cho bệnh nhân mắc Alzheimer nhẹ đến trung bình. Những loại thuốc này có thể giúp người bệnh giảm nhẹ một số triệu chứng và kiểm soát hành vi tốt hơn. Các loại thuốc nhóm này có thể kể đến là:
- Razadyne® (galantamine)
- Exelon® (rivastigmine)
- Aricept® (donepezil)
Một số nghiên cứu đã chỉ ra những thuốc kháng cholinesterase này giúp ngăn chặn sự phân hủy acetylcholine. Đây là một chất hóa học trong não rất quan trọng đối với khả năng ghi nhớ và suy nghĩ. Tuy nhiên, khi bệnh Alzheimer tiến triển, não sản xuất ngày càng ít acetylcholine. Khi này, các thuốc kháng cholinesterase có thể mất tác dụng.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào so sánh sự khác biệt giữa các loại thuốc trong nhóm thuốc kháng cholinesterase. Những thuốc này cũng hoạt động khá giống nhau nên việc thay đổi giữa các thuốc trong nhóm có thể không mang lại nhiều khác biệt. Tuy nhiên, một số bệnh nhân Alzheimer có thể phản ứng tốt hơn với một loại thuốc nào đó.
Cách điều trị bệnh Alzheimer trung bình đến nặng
Đối với bệnh nhân Alzheimer giai đoạn giữa và cuối, bác sĩ có thể kê Namenda® (memantine). Tác dụng chính của loại thuốc này là giúp giảm các triệu chứng bệnh để người bệnh có thể duy trì một số chức năng hàng ngày lâu hơn.
Namenda® có thể giúp điều chỉnh lượng glutamate, một hóa chất quan trọng trong não. Việc này sẽ giúp tránh trường hợp mức glutamate quá cao dẫn đến chết tế bào não. Loại thuốc này hoạt động khác với thuốc kháng cholinesterase nên bác sĩ có thể kê hai loại cùng lúc.
Ngoài ra, FDA cũng đã phê duyệt một số thuốc dùng cho người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối như:
- Aricept®
- Exelon®
- Namzaric®. Loại thuốc này là sự kết hợp của Namenda® và Aricept®.
Thuốc giúp bệnh nhân kiểm soát hành vi
Người bệnh Alzheimer có thể mắc các triệu chứng hành vi phổ biến như mất ngủ, đi lạc, kích động, lo lắng, hung hăng, bồn chồn và trầm cảm. Khi kiểm soát được hành vi của mình, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống và người chăm sóc cũng bớt gánh nặng hơn.
Các nhà khoa học đang tìm hiểu lý nguyên nhân gây ra các triệu chứng này cũng như đang nghiên cứu các cách chữa trị có dùng hoặc không dùng thuốc. Các loại thuốc giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm, nóng tính, bồn chồn và lo lắng có thể kể đến là:
- Celexa® (citalopram)
- Remeron® (mirtazapine)
- Zoloft® (sertraline)
- Wellbutrin® (bupropion)
- Cymbalta® (duloxetine)
- Tofranil® (imipramine)
Bác sĩ thường chỉ kê toa các loại thuốc giúp người bệnh kiểm soát các vấn đề về hành vi nếu các cách kiểm soát không dùng thuốc khác thất bại.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh Alzheimer
Bác sĩ thường chỉ kê liều nhẹ khi bệnh nhân mới bắt đầu uống những loại thuốc trên và tăng dần liều dựa trên mức độ tiếp nhận thuốc thế nào. Những bệnh nhân bắt đầu dùng thuốc cần được theo dõi cẩn thận vì các loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer đều có tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và chán ăn.
Nếu bạn thấy bệnh nhân có triệu chứng bất thường khi uống thuốc điều trị bệnh Alzheimer, hãy báo với bác sĩ kê đơn ngay lập tức.
Người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi cho họ uống bất kỳ loại thuốc nào, kể cả các thuốc bổ sung vitamin hay thực phẩm chức năng. Ngoài ra, bạn cũng cần cho bác sĩ biết trước khi thêm hoặc thay đổi bất kỳ loại thuốc nào của người bệnh.
Những loại thuốc cần đặc biệt cẩn thận
Bệnh nhân Alzheimer có thể sẽ cần uống một số loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống lo âu, thuốc chống co giật và thuốc chống loạn thần. Đây là những loại thuốc có khá nhiều tác dụng phụ nên bạn cần theo dõi cẩn thận.
Thuốc ngủ
Các loại thuốc ngủ bệnh nhân Alzheimer dùng có thể là:
- Ambien® (zolpidem)
- Lunesta® (eszopiclone)
- Sonata® (zaleplon)
Những thuốc này tuy có thể giúp bệnh nhân đi vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ ngon giấc nhưng cũng có thể khiến họ thiếu tỉnh táo cũng như hay té ngã.
Thuốc chống lo âu
Một số loại thuốc chống lo âu bệnh nhân có thể dùng là Ativan® (lorazepam) và Klonopin® (clonazepam). Các thuốc này giúp người bệnh bớt kích động nhưng có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, dễ té ngã hay mất tỉnh táo. Bác sĩ thường chỉ kê những thuốc này trong thời gian ngắn.
Thuốc chống co giật
Một số loại thuốc chống co giật thường thấy có thể kể đến là:
- Depakote® (natri valproate)
- Tegretol® (carbamazepine)
- Trileptal® (oxcarbazepine)
Loại thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, chóng mặt, thay đổi tâm trạng và mất tỉnh táo.
Thuốc chống loạn thần
Một số loại thuốc chống loạn thần có thể dùng cho bệnh nhân Alzheimer là:
- Risperdal® (risperidone)
- Seroquel® (quetiapine)
- Zyprexa® (olanzapine)
Nhóm thuốc này có thể giúp người bệnh điều trị hoang tưởng, ảo giác hay kích động. Thế nhưng, thuốc lại có tác dụng phụ rất nghiêm trọng là có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi mắc chứng sa sút trí tuệ. Do tác dụng phụ này nên thuốc thường chỉ được kê cho những người mắc bệnh Alzheimer nặng.
Những loại thuốc trên có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên bạn chỉ nên cho người bệnh uống nếu:
- Bác sĩ đã giải thích tất cả các rủi ro và tác dụng phụ của thuốc.
- Bệnh nhân đã thử các cách điều trị không dùng thuốc khác nhưng không cải thiện.
Các cách điều trị bệnh Alzheimer tuy không giúp bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn nhưng có thể giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu như khó ngủ, hay quên, nóng tính… Người bệnh sẽ duy trì được sự độc lập và thoải mái trong cuộc sống hằng ngày, từ đó giảm nhẹ một phần trách nhiệm cho người chăm sóc.
Ngoài ra để hạn chế tình mắc phải căn bệnh Alzheimer khi về già, ngay từ bây giờ bạn hãy luyện tập và bồi bổ trí não bằng cách bổ sung các thực phẩm bổ não từ thiên nhiên và thực phẩm bổ não Nhật Bản nhé.
Công dụng của thực phẩm chức năng bổ não Nhật Bản:
Đúng như cái tên nói lên tất cả, đây là một dạng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho não bộ, hay còn được biết với các tên gọi khác như thuốc bổ cho não, thuốc bổ tuần hoàn não, viên uống dưỡng não, bổ não,…. Tất cả tên gọi đều nói lên được các công dụng chính của chúng, như:
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trí não phát triển toàn diện, tăng cường khả năng tập trung, nhớ lâu mà không làm ảnh hưởng đến chức năng não bộ
- Thực phẩm chức năng Nhật Bản còn được biết đến như thuốc bổ não cho trẻ phát triển trí tuệ toàn diện, giúp bé nhớ lâu, gia tăng khả năng tư duy, ngoài ra còn giúp điều tiết hoạt động của mắt, hỗ trợ bé học nhanh, nhớ lâu, trí não phát triển.
- Thuốc bổ não Nhật Bản còn giúp bổ não cho người lớn, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ, xoa dịu trí não, không còn tình trạng đau đầu, chóng mặt hay hay quên nữa.
- Đặc biệt hơn cả, thực phẩm chức năng bổ não Nhật Bản còn giúp bảo vệ hệ thần kinh khỏi các tác động từ quá trình lão hóa, môi trường ô nhiễm hay các thực phẩm gây hại khác
- Cải thiện hoạt động não bộ, giảm thiểu sự căng thẳng, thúc đẩy lưu thông máu lên não, phòng ngừa các chứng bệnh như Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh Huntinton,…
Mua thuốc bổ não Nhật Bản ở đâu là uy tín và chất lượng?
Siêu Thị Nhật Bản Japana là địa chỉ mua sắm yêu thích của đông đảo người tiêu dùng và người nổi tiếng tại Việt Nam, luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm chính hãng Nhật Bản 100% cùng các chính sách ưu đãi, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, luôn đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
Nguồn Hello Bacsi
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Tiền mãn kinh cũng khiến dẫn đến tình trạng mất trí nhớ
Tin mới nhất
Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
HƯỚNG DẪN CHỌN QUÀ TẾT CHO DOANH NGHIỆP
79
10/12/2024
TOP 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
144
05/12/2024
Mua gì tẩm bổ cho người già? Tổng Hợp 8 Loại Thực Phẩm Cần Thiết
76
05/12/2024
Giãn cơ có giúp tăng chiều cao không? Bài tập giãn cơ
48
05/12/2024
Bổ sung vitamin D cho người lớn bằng cách nào?
47
05/12/2024
5+ Điều Cần Biết Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi
45
05/12/2024
Các bước skincare buổi sáng và những điều cần lưu ý
58
05/12/2024
Top 8 kem trị nám tốt nhất cho bà bầu hiện nay
53
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.436
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.086
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.687
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.069
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.189
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.507
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.642
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.275
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.037
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.436
02/10/2018