Những điều bạn cần biết về thoái hoá khớp ở tay
18/05/2021
434
0
Thoái hoá khớp ở tay là một trong những vấn đề về khớp thường gặp phải, thường ở bàn tay, cổ tay và ngón tay. Thoái hoá khớp tay thường xảy ra chủ yếu ở người già. Bệnh không những gây đau nhức mà còn gây khó khăn đến sinh hoạt, vận động, ảnh hưởng đến cuộc sống.
1. Nhóm người dễ mắc thoái hóa khớp tay
Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay thường hay gặp ở độ tuổi từ 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của thoái hóa khớp tay. Tỉ lệ thoái hóa khớp có xu hướng tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi.
Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của thoái hóa khớp tay, do lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hoá sụn càng rõ rệt hơn làm cho sụn kém chịu đựng với các yếu tố tác động có hại đến khớp.
Bệnh thường gặp ở nữ giới (75%). Như vậy, số lượng bệnh nhân nữ mắc thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone estrogen dẫn đến thay đổi tế bào sụn khớp. Những người có thể trạng béo phì cũng dễ bị thoái hóa khớp tay. Có đến 1/3 bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay bị béo phì.
2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay
Tuổi tác
Tuổi đời càng cao thì càng gia tăng hiện tượng lão hoá các chức năng của cơ thể (đặc biệt là ở nữ giới do suy giảm lượng hormon sinh dục). Lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay nói riêng suy giảm đáng kể, từ từ khiến cho tổ chức sụn khớp bị thiếu chất dinh dưỡng, sức chịu đựng của sụn khớp càng ngày càng giảm trước các tác động liên tục lên khớp mỗi ngày.
Làm việc liên quan đến bàn tay nhiều
Những người làm việc nhiều với bàn tay như phụ nữ làm công việc nội trợ (giặt giũ, lao động…) càng dễ mắc bệnh. Thoái hóa khớp hay gặp ở bàn tay, ngón tay ở bên vận động nhiều hơn, người thuận tay phải thì khớp bàn tay phải và khớp các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa sẽ dễ bị thoái hoá hơn so với các khớp bàn tay không thuận. Khi bị thoái hoá, các khớp bàn tay thuận cũng có biểu hiện nặng hơn, biến dạng khớp nhiều hơn. Trong trường hợp viêm khớp dạng thấp thì hiện tượng thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay chiếm tỷ lệ cao hơn các khớp khác trong cơ thể.
Thiếu canxi
Tỷ lệ người thiếu hụt canxi chiếm đa số, trong đó đáng chú ý nhất là phụ nữ, đặc biệt ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở bàn tay, ngón tay.
Các bệnh lý khác
Thoái hóa khớp cũng có thể gặp sau chấn thương, gãy xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, một số bệnh rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường… Đối với người cao tuổi còn có một nguyên nhân gây thoái hóa là do ít vận động cơ thể hoặc lười vận động.\
3. Dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay
Triệu chứng cần quan tâm đầu tiên đó là đau, cứng khớp. Đau xảy ra mỗi khi bệnh nhân vận động, hay còn gọi là đau kiểu cơ học và thường giảm khi các khớp bàn tay, cổ tay hoặc ngón tay được nghỉ ngơi (không cử động, không vận động).
Tính chất của cơn đau thường không dữ dội mà chỉ biểu hiện âm ỉ ở mức nhẹ hoặc trung bình, thời gian đau kéo dài khoảng 15 – 30 phút hoặc có khi lâu hơn. Thời gian đau khớp tay còn tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của tổn thương khớp. Ngoài ra, khi các khớp bị đau thì đôi khi còn kèm theo bị sưng nhẹ.
Đối với bệnh nhân thoái hóa khớp tay, triệu chứng cứng khớp thường rõ ràng và dễ nhận biết hơn. Cứng khớp thường xuất hiện lúc mới vừa ngủ dậy buổi sáng sớm hoặc sau giấc ngủ trưa. Cứng khớp biểu hiện ở việc bệnh nhân khó cử động hoặc cử động không mềm mại, uyển chuyển như lúc trước, dần dần bàn tay sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng khó thao tác trong sinh hoạt hằng ngày như: cầm nắm đồ vật không chắc (đôi khi bị rơi đồ vật) hoặc thực hiện không chuẩn các thao tác khi tắm, rửa, giặt giũ quần áo, vệ sinh cá nhân. Khoảng 50% bệnh nhân thoái hóa khớp tay gặp khó khăn khi thực hiện các công việc tự chăm sóc bản thân, nội trợ, chải đầu, giặt giũ, mặc quần áo, ăn, uống, chăm sóc con cháu…
Bên cạnh các rối loạn trong động tác cầm nắm thì các cơ ở bàn tay, ngón tay, cổ tay cũng sẽ bị teo nhỏ dần, các khớp bàn tay, ngón tay có thể bị biến dạng. Ở các giai đoạn muộn, có khoảng 1/3 người bệnh có ngón tay bị biến dạng. Điều này được giải thích là do sự có mặt của các chồi xương mọc ở khớp ngón xa hay ở khớp ngón gần, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
4. Chẩn đoán thoái hóa khớp tay
Ngoài các triệu chứng lâm sàng còn có thể chụp X – quang khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay để xác định bệnh. Có 4 dấu hiệu cơ bản của thoái hóa khớp mà X – quang có thể xác định là: gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, hốc xương. Nên tiến hành thêm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu lắng, xác định yếu tố dạng thấp RF…
Những trường hợp nghi ngờ bị thoái hóa khớp tay nên được thăm khám sớm để xác định và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng về xương khớp.
Khi đã xác định thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay, người bệnh phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc, vì thuốc điều trị thoái hóa khớp có nhiều tác dụng không mong muốn mà người bệnh không thể kiểm soát được.
5. Phòng tránh thoái hóa khớp tay
Để phòng bệnh hiệu quả thì những người có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp ở bàn tay, cổ tay (ví dụ: phụ nữ làm việc chân tay nhiều, những người nội trợ…) cần tránh lao động nặng trong một thời gian dài không có giai đoạn nghỉ ngơi hợp lý xen kẽ. Khi làm việc liên tục với tay nên có thời gian cho bàn tay được nghỉ ngơi, không làm việc kéo dài trong nhiều giờ liền;
Trong cuộc sống hằng ngày hoặc trong lao động, nếu có thiết máy móc hỗ trợ hoặc thay thế cho bàn tay thì nên tận dụng (ví dụ máy rửa bát đĩa, cối xay thịt…).
Mỗi buổi sáng ngủ dậy nên tập nhẹ nhàng các khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay để các khớp được dẻo dai linh hoạt;
Nên ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý ấm, mỗi ngày 2 lần (sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ), mỗi lần 10 phút;
Tránh tăng cân quá mức, ăn uống hợp lý, thường xuyên vận động cơ thể;
Khi mắc các bệnh về chuyển hoá hoặc bị chấn thương bàn tay, ngón tay cần phải điều trị dứt điểm theo chỉ định của bác sĩ.
Bàn tay là bộ phận phải hoạt động nhiều và chịu không ít áp lực vận động trong sinh hoạt và làm việc, do vậy dễ bị thoái hóa dần qua thời gian. Người bệnh nên đi khám sớm khi có dấu hiệu thoái hóa khớp tay để được can thiệp, điều trị kịp thời, sớm trở lại với sinh hoạt bình thường.
Khi bị các vấn đề về xương khớp bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: vrehab.com.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Đi tìm nguyên nhân vì sao thiếu Collagen khiến da mặt mau chảy xệ
Tin mới nhất
5 triệu chứng suy tim do huyết áp cao
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
24 Tuổi Có Còn Tăng Chiều Cao Được Không? Bí Quyết Hiệu Quả Để Cải Thiện Chiều Cao
57
20/12/2024
Top 10 Sản Phẩm Collagen Nhật Dạng Nước Trắng Da Bán Chạy Nhất Năm 2024
161
20/12/2024
Nên Uống Gì Để Đẹp Da Chống Lão Hóa Hiệu Quả Và Dễ Làm
15
19/12/2024
[Góc Giải Đáp] Collagen Dạng Nào Dễ Hấp Thụ Nhất
27
18/12/2024
Cho Con Bú Có Uống Được Tảo Nhật Không? Hướng Dẫn Cách Dùng
29
18/12/2024
Gợi Ý Quà Tặng Sức Khỏe Ý Nghĩa Dành Tặng Cho Người Thân
15
11/12/2024
Hướng Dẫn Chọn Quà Tết Cho Doanh Nghiệp
252
10/12/2024
Top 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
326
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.559
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.121
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.710
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.103
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.210
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.734
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.976
26/01/2021
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.552
28/08/2022
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.346
05/10/2018
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.559
02/10/2018