Hâm đồ ăn bằng lò vi sóng như thế nào cho đúng?
13/08/2022
2.018
0
Lò vi sóng là thiết bị gia dụng hữu ích giúp “cứu cánh” cho những ngày bận bịu. Chỉ bằng việc hâm nóng lại thực phẩm, bạn đã có một bữa ăn ngon lành, tiện lợi giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng. Thế nhưng, liệu bạn đã biết cách hâm đồ ăn bằng lò vi sóng như thế nào cho đúng?
Vì sao lựa chọn lò vi sóng để hâm nóng thức ăn
Cho dù thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh, nó vẫn có xu hướng bị hư hỏng và mất đi một phần hương vị nhất định.
Hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng rất tiện lợi
Do đó, việc hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng sẽ giúp làm nóng thức ăn từ trong ra ngoài một cách nhanh chóng nhưng chất lượng thực phẩm không bị ảnh hưởng, chất dinh dưỡng không bị mất đi, không có nguy cơ nhiễm sóng.
Ngoài ra, ăn thực phẩm khi còn nóng cũng rất tốt cho sức khỏe, dinh dưỡng trong món ăn được đảm bảo, hơi nóng sẽ tiêu diệt vi khuẩn có hại, giúp món ăn ngon hơn.
Cách hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng thơm ngon
So với việc đun sôi, nấu bằng lò vi sóng cho phép thực phẩm giữ được hàm lượng vitamin cũng như khoáng chất hơn vì không cần thêm nước và quá trình này diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn món ăn của mình vừa ngon vừa giữ được chất dinh dưỡng sau khi hâm nóng, hãy làm theo các bước sau:
Bước 1:
Khi hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng, bạn không được sử dụng các đồ dùng bằng kim loại như sắt, nhôm, inox, sắt tráng men hoặc đồ sứ có trang trí kim loại… vì chúng sẽ dễ làm hỏng lò vi sóng của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ không sử dụng đồ nhựa cho lò vi sóng, vì một số loại đồ nhựa sẽ nóng lên và tiết ra một số chất độc hại.
Hâm nóng thức ăn đúng cách sẽ giúp giữ giá trị dinh dưỡng
Bước 2:
Cho thực phẩm cần hâm nóng vào lò vi sóng và bật chế độ hâm nhiệt độ cao. Sau khoảng 60 giây, bạn tắt lò và dùng thìa hoặc đũa khuấy đều thức ăn. Sau đó bật lò vi sóng thêm 30 giây nữa là có thể lấy ra ăn.
Thời gian và nhiệt độ lý tưởng hâm nóng đồ ăn bằng lò vi sóng
Món bánh
Các loại bánh chế biến sẵn, chẳng hạn như bánh pizza, bánh mì, bánh ngọt… có xu hướng bị khô cứng, mất đi hương vị thơm ngon sau khi để nguội. Do đó, chúng cần được hâm nóng với thời gian thích hợp để tạo cảm giác ngon miệng hơn.
Bạn bọc bánh trong giấy bạc chuyên dụng dành cho thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng, điều chỉnh chức năng hâm 3 - 5 phút và điều chỉnh nhiệt độ tùy theo loại bánh. Lúc này, bạn sẽ có một chiếc bánh trông như vừa mới ra lò.
Các món bánh chỉ cần mất 3-5 phút hâm nóng
Món canh, súp
Đối với các món ăn dạng nước như cháo, súp hay canh thì nên hâm nóng trong lò vi sóng để hương vị món ăn được giữ nguyên, chất dinh dưỡng được bảo toàn.
Bạn cho canh, súp… vào bát rồi cho vào lò vi sóng quay khoảng 4 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Đừng đun lâu quá, nước sẽ bốc hơi làm mặn món ăn.
Cơm, xôi
Với cơm và xôi, bạn chỉ cần mất 4 phút hâm nóng trong lò vi sóng với nhiệt độ 100 độ C là đã có bữa ăn thơm ngon. Tuy nhiên, để món ăn thêm phần thơm ngon, dẻo xốp hơn, trước khi bỏ cơm và xôi vào lò vi sóng thì bạn nên cho thêm đá viên lên trên về mặt cơm hoặc xôi.
Đồ nướng
Các món nướng thường được hâm nóng là thịt, cá hoặc rau củ, mỗi loại được hâm nóng với thời gian khác nhau trong lò vi sóng.
Mỗi loại đồ nướng được hâm nóng với thời gian khác nhau trong lò vi sóng
- Thịt và cá: Bạn có thể quét một lớp dầu mỏng quanh món ăn rồi cho vào đĩa thủy tinh chịu nhiệt và đặt vào lò. Bật chế độ hâm nóng ở nhiệt độ khoảng 120 độ C trong khoảng 5 - 10 phút.
- Rau củ: Trải đều rau trên bề mặt đĩa, cho thêm một chút dầu ăn và cho vào lò vi sóng nướng ở nhiệt độ khoảng 230 độ C khoảng 5 phút là có thể thưởng thức.
Những loại thức ăn không nên hâm bằng lò vi sóng
Trứng
Các món ăn làm từ trứng, dù luộc hay chiên cũng không nên hâm nóng lại trong lò vi sóng để ăn vì có thể gây tử vong. Trứng chứa nhiều canxi, giàu chất dinh dưỡng, giàu vitamin... nhưng lòng đỏ trứng được hâm nóng ở nhiệt độ cao sẽ trở thành chất có hại cho cơ thể. Nếu còn thừa trứng ở nhà, bạn nên chế biến ngay thành các món ăn khác, chẳng hạn như salad, bánh mì... hoặc vứt bỏ thay vì đem hâm nóng.
Cần tây
Cần tây là một nguyên liệu ngon để chế biến thành các món ăn hấp dẫn, đặc biệt là súp, nhưng đừng bao giờ hâm nóng các món ăn có cần tây trong lò vi sóng. Cần tây có chứa nitrat - chất này sẽ biến thành nitrit và nitrosamine có thể gây ung thư khi hâm nóng.
Không nên hâm nóng các món ăn có cần tây
Thịt gà
Khi đun nóng lại các món ăn làm bằng thịt gà, protein trong gà sẽ thay đổi, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Nếu còn thừa thịt gà vào ngày hôm sau, bạn nên ăn nguội hoặc chấp nhận bỏ đi để bảo vệ hệ tiêu hóa của mình.
Nấm
Phản ứng với nhiệt độ cao có thể gây ra sự thay đổi các protein có nhiều trong nấm. Đun nóng nấm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa, đau dạ dày và thậm chí có thể gây ra các vấn đề về tim mạch. Vì vậy, các món ăn có nấm không nên được hâm lại.
Khoai tây
Việc hâm nóng khoai tây không chỉ làm mất hương vị mà còn có thể gây ngộ độc. Với khoai tây nghiền hoặc khoai tây chiên, nên ăn ngay sau khi nấu và không nên để lại qua đêm. Còn với phần khoai tây luộc còn thừa, bạn nên sử dụng chúng trong các món ăn khác hoặc vứt chúng đi.
Hâm nóng khoai tây có thể gây ngộ độc
Cải bó xôi
Rau bina chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng nó cũng chứa nitrat giống như cần tây. Nếu hâm nóng lại, nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit và nitrosamine gây hại cho cơ thể.
Lưu ý khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng
Những dụng cụ có thể cho vào lò vi sóng
- Chén đĩa được làm bằng thủy tinh và gốm sứ: Những vật dụng như chén, đĩa bằng thủy tinh, gốm sứ… là chất liệu bền trong môi trường nhiệt độ cao, bạn có thể yên tâm cho những vật dụng này vào lò vi sóng để đựng thực phẩm mà không lo ảnh hưởng đến thực phẩm và lò nướng.
- Nhựa chuyên dụng và gỗ: Để giữ an toàn khi sử dụng lò vi sóng, bạn có thể bảo quản thực phẩm bằng các vật dụng làm bằng gỗ hoặc nhựa chuyên dụng được thiết kế cho lò vi sóng và lò nướng.
- Màng bọc thực phẩm chuyên dụng: Nếu sử dụng loại màng bọc thực phẩm quá mỏng, không chịu được nhiệt độ cao sẽ dễ bị cháy, ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng, thậm chí gây cháy nổ. Vì vậy, bạn nên chọn mua màng bọc thực phẩm chuyên dụng ở các cửa hàng uy tín.
Không phải dụng cụ nào cũng có thể dùng cho lò vi sóng
Nguyên tắc an toàn với từng loại thực phẩm
Đối với các loại thực phẩm có vỏ như trứng, khoai lang, sò, ốc… bạn cần phải đục một lỗ nhỏ trên bề mặt để ngăn thể tích thực phẩm tăng lên theo nhiệt độ lò trước khi cho vào lò vi sóng. Hoặc bạn có thể bóc vỏ và băm nhỏ những loại thực phẩm này để tránh bị cháy nổ.
Trong khi đó, với thức ăn lỏng như sữa, cháo, súp phải được đựng trong bát, cốc và các đồ chứa có miệng lớn, có miệng thoáng, chất lỏng phải thấp hơn thành bát để tránh tràn vào khoang lò.
Thức ăn đóng hộp trước tiên cần được đổ vào bát sau đó mới hâm nóng trong lò vi sóng.
Đối với các loại thịt nguội, xúc xích, ngũ cốc, pizza, thực phẩm khô… khi hâm nóng, bạn cần cho thêm một cốc nước vào lò để hạn chế tình trạng bị khét, gây cháy nổ.
Nên chú ý với từng loại thực phẩm khi hâm bằng lò vi sóng
Cẩn thận khi đưa thực phẩm ra khỏi lò
Lò vi sóng tỏa ra nhiều nhiệt khi hoạt động khiến khoang lò và hộp đựng thức ăn rất nóng và dễ bị bỏng khi mở cửa lò, bạn nên dùng găng tay hoặc khăn để lấy thức ăn ra khỏi lò.
Nếu thức ăn được đậy kín trong khi hâm nóng, hãy để nắp mở một chút để hơi nước có thể bay hơi, điều này sẽ giúp hạn chế hơi nóng và các giọt nước đọng lại làm bỏng tay bạn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách hâm đồ ăn bằng lò vi sóng như thế nào cho đúng!
Tác giả: Hoàng Ngọc Anh
Bài trước đó
Tác dụng của Collagen đối với nhan sắc và sức khỏe phụ nữ
Tin mới nhất
TỔNG HỢP 8+ dòng Collagen cho phụ nữ tuổi 45 tốt nhất
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
24 Tuổi Có Còn Tăng Chiều Cao Được Không? Bí Quyết Hiệu Quả Để Cải Thiện Chiều Cao
57
20/12/2024
Top 10 Sản Phẩm Collagen Nhật Dạng Nước Trắng Da Bán Chạy Nhất Năm 2024
162
20/12/2024
Nên Uống Gì Để Đẹp Da Chống Lão Hóa Hiệu Quả Và Dễ Làm
16
19/12/2024
[Góc Giải Đáp] Collagen Dạng Nào Dễ Hấp Thụ Nhất
27
18/12/2024
Cho Con Bú Có Uống Được Tảo Nhật Không? Hướng Dẫn Cách Dùng
32
18/12/2024
Gợi Ý Quà Tặng Sức Khỏe Ý Nghĩa Dành Tặng Cho Người Thân
18
11/12/2024
Hướng Dẫn Chọn Quà Tết Cho Doanh Nghiệp
252
10/12/2024
Top 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
328
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.560
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.121
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.710
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.103
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.210
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.735
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.976
26/01/2021
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.553
28/08/2022
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.348
05/10/2018
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.560
02/10/2018