Tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm khớp do các bệnh tự miễn
24/01/2021
638
0
Bệnh khớp tự miễn hay viêm khớp do bệnh miễn dịch là một nhóm các loại viêm khớp phát sinh khi tế bào xương khớp khỏe mạnh bị tấn công bởi chính tự kháng thể do hệ thống miễn dịch “phái đến”. Trong đó, viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm khớp vảy nến là hai bệnh viêm khớp tự miễn phổ biến nhất.
Thế nào là bệnh tự miễn?
Muốn biết viêm khớp do các bệnh tự miễn (viêm khớp tự miễn) là gì, chúng ta phải hiểu bản chất của bệnh tự miễn - trường hợp đặc biệt khi cơ thể chống lại chính mình.
Hệ thống miễn dịch là hàng rào bảo vệ các mô và hệ thống trong cơ thể khỏi sự tấn công của yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus. Hàng rào này vốn được gắn “mã quét đặc biệt” nên có thể ngay lập tức phân biệt đâu là tế bào ngoại lai và đâu là tế bào nội sinh.
Nhưng vì một lý do nào đó (chưa xác định được nguyên nhân), hệ thống miễn dịch bất ngờ giải phóng ra các protein gọi là “tự kháng thể” tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể vì nhầm chúng là tế bào lạ. Sự cố “kỹ thuật” này khiến một cơ quan cụ thể nào đó bị tổn thương gọi là bệnh tự miễn.
Rối loạn kháng thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, thế nên từ da, xương khớp cho đến đường ruột, dây thần kinh… đều có nguy cơ mắc bệnh. Những bệnh tự miễn phổ biến có thể kể ra như Lupus ban đỏ, tiểu đường, gout và một nhóm viêm khớp vô cùng nguy hiểm mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
Viêm khớp do bệnh tự miễn là gì?
Bệnh khớp tự miễn hay viêm khớp do bệnh miễn dịch là một nhóm các loại viêm khớp phát sinh khi tế bào xương khớp khỏe mạnh bị tấn công bởi chính tự kháng thể do hệ thống miễn dịch “phái đến”. Trong đó, viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm khớp vảy nến là hai bệnh viêm khớp tự miễn phổ biến nhất.
Viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp tự miễn điển hình với dấu hiệu đặc trưng là da tróc vảy trắng.
Tốc độ phát triển, phạm vi ảnh hưởng và biểu hiện của các bệnh khớp tự miễn ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau. Đặc biệt, đây là dạng bệnh mạn tính, không có cách điều trị dứt điểm (trừ khi khắc phục được “lỗi” của hệ thống miễn dịch). Tuy nhiên, phát hiện sớm và điều trị đúng hướng sẽ cải thiện triệu chứng và ngăn chặn biến chứng hiệu quả, đem lại cuộc sống gần như bình thường cho người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp tự miễn
Ngay từ đầu bài viết, nguyên nhân gây viêm khớp do bệnh tự miễn đã được nhấn mạnh là “rối loạn hệ thống miễn dịch”. Nhưng tại sao hệ thống miễn dịch lại bị rối loạn “vô cớ”, làm phóng thích tự kháng thể tấn công chính tế bào khỏe mạnh của cơ thể thì đến nay vẫn chưa tìm được đáp án, các nhà chuyên môn chỉ đưa ra các yếu tố nguy cơ, bao gồm:
- Di truyền: Bạn có thể bị viêm khớp tự miễn nếu thành viên trong gia đình mắc một loại viêm khớp tự miễn nào đó, điển hình là viêm khớp dạng thấp.
- Môi trường: Tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường như khói bụi từ nhà máy, nước thải công nghiệp… làm tăng rủi ro viêm khớp tự miễn.
- Tuổi tác: Viêm khớp tự miễn khởi phát ở mọi độ tuổi, nhưng triệu chứng bệnh biểu hiện rõ rệt nhất là độ tuổi từ trên 40 đến 60.
- Giới tính: Tùy vào loại viêm khớp, yếu tố giới tính có sự ảnh hưởng nhất định. Nếu viêm khớp dạng thấp, phụ nữ có tỷ lệ phát bệnh cao hơn nam giới; còn nếu viêm cột sống dính khớp thì tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá là tác nhân gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, bao gồm ung thư và viêm khớp tự miễn.
- Cân nặng: Người thừa cân có nguy cơ mắc bệnh khớp tự miễn cao, nhất là viêm khớp dạng thấp.
Dù không phải nguyên nhân, nhưng các yếu tố này thúc đẩy và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp miễn dịch. Vậy nên, yếu tố nào có thể thay đổi được (môi trường, thuốc lá) thì chúng ta nên chủ động can thiệp từ sớm.
Dấu hiệu chung của viêm khớp do bệnh tự miễn
Biểu hiện của các loại bệnh viêm khớp tự miễn không hoàn toàn giống nhau, nhưng chúng đều có chung một số triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết:
- Đau nhức khớp
- Căng cứng khớp, hạn chế cử động.
- Vùng da quanh khớp sưng tấy, đỏ và ấm.
- Khớp yếu.
- Biến dạng khớp (giai đoạn nặng).
- Khó ngủ, cơ thể mệt mỏi và thường bị sốt.
- Giảm cân, thiếu máu và tức ngực (khó thở).
- Khô miệng, khô mắt, ngứa mắt và chảy dịch mắt.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp do bệnh tự miễn này có thể không xuất hiện đồng thời với nhau, và sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của bệnh. Tốt nhất, khi thấy khớp bị đau nhức kéo dài, không phải do chấn thương cũng không phải do tác động cơ học, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để phát hiện bệnh sớm và chính xác.
Các loại bệnh viêm khớp tự miễn thường gặp
Viêm khớp do bệnh tự miễn có nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên xét về độ phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh cao thì có các loại sau:
Bệnh tự miễn viêm khớp dạng thấp
Tại Việt Nam, hơn 0,5% dân số bị viêm khớp dạng thấp. Căn bệnh này gây sưng, đau ở các khớp nhỏ như bàn tay, bàn chân, cổ tay và mang tính chất đối xứng (tức là khi bệnh xảy ra ở tay trái sẽ có xu hướng phát triển sang tay phải). Ở giai đoạn nặng, bệnh khiến khớp xương biến dạng, thậm chí mất hoàn toàn khả năng cử động.
Bệnh tự miễn viêm khớp vẩy nến
Viêm khớp vẩy nến thường xảy ra ở những người có tiền sử bệnh vẩy nến (một số trường hợp bị viêm khớp rồi mới bị vẩy nến). Nếu nhận thấy da ở nhiều vùng cơ thể bị tróc vảy, màu trắng đục (như da rắn) cùng cơn đau nhức bất thường ở các khớp như cột sống, đầu gối, ngón tay, ngón chân… có thể căn bệnh này đã tìm đến bạn.
Viêm khớp phản ứng
Những người từng bị nhiễm một số vi khuẩn chẳng hạn như Chlamydia (vi khuẩn gây bệnh Chlamydia lây qua đường tình dục), Salmonella (vi trùng gây bệnh đường tiêu hóa), hoặc Campylobacter (vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột)... là đối tượng dễ mắc viêm khớp phản ứng. Cùng với triệu chứng đau khớp, bệnh lý này còn gây ra một số vấn đề toàn thân như đỏ mắt, nóng rát khi đi tiểu, phát ban ở lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay.
Viêm cột sống dính khớp
Đây là căn bệnh hiếm gặp, có thể khởi phát từ tuổi vị thành niên, ảnh hưởng đến cả cột sống và xương chậu. Xương đốt sống dính liền thành một khối làm biến dạng cột sống và khung xương chậu, khiến người bệnh không thể đi lại bình thường.
Viêm khớp tự phát vị thành niên
Ước tính có khoảng 300.000 trẻ em ở Hoa Kỳ bị viêm khớp tự phát vị thành niên (dưới 16 tuổi). Khi trẻ bị viêm khớp tự phát sẽ có biểu hiện là đau nhức khớp, viêm mắt, phát ban và sốt.
Trẻ em cũng có nguy cơ bị viêm khớp tự miễn với loại bệnh viêm khớp tự phát vị thành niên (dưới 16 tuổi).
Bệnh thấp khớp Palindromic
Cũng như viêm cột sống dính khớp, bệnh thấp khớp Palindromic là một loại viêm khớp tự miễn hiếm gặp, thường ảnh hưởng đến các ngón tay, cổ tay và đầu gối với các triệu chứng như đau, sưng và cứng khớp kèm theo hiện tượng sốt.
Bên cạnh đó, xương khớp còn chịu ảnh hưởng nặng từ các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ hệ thống, gout, xơ cứng bì… Và còn rất nhiều bệnh lý tự miễn khác (hơn 80 bệnh) không nằm trong danh sách này nhưng cũng có thể tác động lên hệ xương khớp, làm suy giảm chức năng vận động.
Biến chứng của nhóm viêm khớp tự miễn
Người bệnh viêm khớp tự miễn có thể phải gánh chịu những biến chứng nghiêm trọng nếu phát hiện bệnh muộn và điều trị sai cách:
- Tổn thương khớp không thể phục hồi, dẫn đến biến dạng khớp và bại liệt.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Tăng áp động mạch phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
- Các vấn đề về tim: xơ cứng động mạch, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, suy tim sung huyết…
Mỗi dạng viêm khớp tự miễn sẽ gây ra những biến chứng với mức độ nặng - nhẹ khác nhau. Để càng lâu, biến chứng càng khó lường, thế nên bạn hãy đến bệnh viện chẩn đoán bệnh viêm khớp tự miễn ngay khi có biểu hiện đau nhức bất thường ở các khớp.
Cách phòng ngừa viêm khớp do bệnh tự miễn
Phòng ngừa viêm khớp tự miễn không có nghĩa là chặn đứng được căn bệnh này. Mục tiêu của phòng ngừa là tác động vào một số yếu tố có thể thay đổi để giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
- Bỏ thuốc lá.
- Duy trì cân nặng hợp lý (giảm cân nếu thừa cân béo phì).
- Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường (đeo khẩu trang, dụng cụ bảo hộ chuyên dụng).
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể chất hợp lý.
Ngoài ra, với những người từ 18 tuổi trở lên, nên bổ sung dưỡng chất chăm sóc xương khớp chuyên biệt như viên uống bổ xương khớp Nhật để hỗ trợ phòng chống bệnh.
Phương pháp chẩn đoán viêm khớp do các bệnh tự miễn
Bệnh viêm khớp tự miễn khó được chẩn đoán chính xác thông qua một xét nghiệm đơn lẻ, Bác sĩ cần tiến hành nhiều xét nghiệm để loại trừ bệnh lý hoặc loại viêm khớp khác:
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT hoặc cộng hưởng từ MRI để xác định các khớp bị tổn thương.
- Xét nghiệm máu kiểm tra độ lắng hồng cầu, số lượng bạch cầu, tiểu cầu.
- Xét nghiệm ANA đánh giá tự kháng thể.
- Dựa trên kết quả xét nghiệm, kết hợp thông tin về tình trạng y tế mà người bệnh cung cấp (loại thuốc đang dùng, triệu chứng đau khớp tồi tệ hơn khi nào… ), bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cụ thể.
Phương pháp điều trị viêm khớp do bệnh tự miễn
Xem xét loại viêm khớp tự miễn, các triệu chứng đang diễn ra và tình trạng sức khỏe tổng quát của từng người, bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch điều trị thích hợp. Hai chỉ định chính trong quá trình chữa viêm khớp do các bệnh tự miễn là dùng thuốc và thay đổi lối sống:
- Các loại thuốc được áp dụng là thuốc chống viêm và thuốc sinh học.
- Thực hiện lối sống khoa học: Ăn uống đủ chất, tập thể dục điều độ, không hút thuốc…
- Hình ảnh Viêm khớp do bệnh tự miễn - hậu quả khi cơ thể chống lại chính mình
- Bỏ thuốc lá sớm sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp tự miễn
Điều trị đúng lúc và đúng phương pháp, bệnh viêm khớp tự miễn sẽ được cải thiện đáng kể, ngăn ngừa biến chứng lên khớp và các cơ quan khác của cơ thể. Trong thời gian chữa trị, bạn nên tích cực nuôi dưỡng xương khớp bằng viên uống bổ xương khớp Nhật để giảm nhẹ cơn đau cũng như hỗ trợ khớp hoạt động trơn tru hơn. Viên uống bổ xương khớp là thực phẩm chức năng có tác dụng lâu dài, giúp hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Viên uống điều trị xương khớp Nhật Bản tại Japana.vn là sản phẩm nhập khẩu chính hãng tại Nhật Bản. Tại Siêu Thị Nhật Bản Japana luôn có chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà và sản phẩm thường xuyên, do đó bạn sẽ có thể mua viên uống bổ xương khớp với giá tốt nhất thị trường.
Đến với Japana, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm:
- - Hàng chính hãng 100% được nhập khẩu từ Nhật Bản
- - Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình
- - Giá tốt nhất thị trường
- - Giao hàng nhanh chóng
Cam kết hoàn tiền gấp đôi nếu phát hiện hàng nhái hàng giả
Nguồn JetMax
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Gợi ý những biện pháp giúp điều trị bệnh đau nhức xương khớp tại nhà
Tin mới nhất
Những biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh gout
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
24 Tuổi Có Còn Tăng Chiều Cao Được Không? Bí Quyết Hiệu Quả Để Cải Thiện Chiều Cao
57
20/12/2024
Top 10 Sản Phẩm Collagen Nhật Dạng Nước Trắng Da Bán Chạy Nhất Năm 2024
161
20/12/2024
Nên Uống Gì Để Đẹp Da Chống Lão Hóa Hiệu Quả Và Dễ Làm
15
19/12/2024
[Góc Giải Đáp] Collagen Dạng Nào Dễ Hấp Thụ Nhất
26
18/12/2024
Cho Con Bú Có Uống Được Tảo Nhật Không? Hướng Dẫn Cách Dùng
29
18/12/2024
Gợi Ý Quà Tặng Sức Khỏe Ý Nghĩa Dành Tặng Cho Người Thân
15
11/12/2024
Hướng Dẫn Chọn Quà Tết Cho Doanh Nghiệp
252
10/12/2024
Top 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
325
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.559
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.121
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.710
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.103
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.210
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.734
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.976
26/01/2021
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.552
28/08/2022
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.346
05/10/2018
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.559
02/10/2018