Những biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh gout
24/01/2021
799
0
Bệnh gout chuyển sang mạn tính, cơn đau sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần với mức độ tăng nặng hơn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nguy hại hơn, gout mạn tính gây ra những tổn thương nặng nề cho nhiều bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là hệ xương khớp.
Bệnh gout là gì? Chỉ số xác định bệnh gout
Gout là một dạng viêm khớp phổ biến, xảy ra do sự gia tăng quá mức nồng độ axit uric trong máu. Tỷ lệ mắc căn bệnh này ở Việt Nam là 0,14% (theo số liệu thống kê của chương trình định hướng cộng đồng về kiểm soát bệnh thấp khớp - COPCORD năm 2019).
Khi axit uric vượt ngưỡng cần thiết, chúng sẽ tích tụ trong các khớp gây ra phản ứng viêm, khiến vùng quanh khớp bị đau và sưng tấy. Nếu không được chữa trị đúng cách, gout chuyển mạn tính có thể gây ra những biến chứng bệnh gout khôn lường.
Giai đoạn đầu, bệnh thường chỉ ảnh hưởng đến từng khớp riêng lẻ, nhưng theo thời gian, gout không chỉ tấn công cùng lúc nhiều khớp xương mà còn liên đới “phá hủy” nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Để tránh những tác động tiêu cực của gout, bảo vệ sức khỏe toàn thân, chúng ta cần phải phòng ngừa sớm và điều trị bệnh đúng cách.
Hiện nay, phương pháp giúp phát hiện chính xác bệnh gout đó là xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ axit uric. Nếu chỉ số axit uric là 70mg/ lít máu đối với nam và 60mg/ lít máu đối với nữ, nguy cơ bị gout rất cao.
Bệnh gout có nguy hiểm không?
“Khi cơn đau gout bùng phát, bạn sẽ không thể cử động được” - Nhận định của Puja Khanna, Phó Giáo sư tại Khoa thấp khớp, Đại học Michigan là lời cảnh báo đầu tiên về những biến chứng khôn lường mà người bị gout phải đối mặt. Cảm giác nhức nhối, khó chịu khiến người bệnh gout ăn không ngon, ngủ không yên.
Bệnh gout chuyển sang mạn tính, cơn đau sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần với mức độ tăng nặng hơn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nguy hại hơn, gout mạn tính gây ra những tổn thương nặng nề cho nhiều bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là hệ xương khớp.
Người bị gout mạn tính có thể mất hoặc giảm khả năng vận động, khiến cuộc sống gặp nhiều trở ngại.
Không trực tiếp đe dọa tính mạng, nhưng có những di chứng mà gout để lại trên cơ thể người bệnh sẽ theo họ đến hết cuộc đời - đó là nguy cơ tàn tật vĩnh viễn. Vậy nên, mức độ nguy hiểm của gout không hề “thua kém” các bệnh lý xương khớp khác như là thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến…
Những biến chứng bệnh gout thường gặp
Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, bệnh gout có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng, rất khó để khắc phục. Tổng hợp những biến chứng bệnh gout thường gặp dưới đây sẽ mang đến cho bạn cái nhìn cụ thể nhất về sự nguy hiểm của căn bệnh này.
Sụn bị bào mòn làm biến dạng và tàn phế khớp
Tinh thể urat lắng đọng quanh ổ khớp tạo thành các hạt Tophi - chính là những cục u sần ẩn dưới da. Tophi không gây đau đớn, nhưng sẽ “âm thầm” gây viêm, bào mòn mô sụn và xương dưới sụn.
Theo thời gian, cấu trúc khớp sẽ bị phá hủy, biến dạng và không gian khớp bị thu hẹp dẫn đến nguy cơ tàn phế vĩnh viễn. Những vị trí dễ xuất hiện hạt Tophi khi gout chuyển sang giai đoạn mạn tính là cổ tay, mắt cá chân, ngón chân.
Mất xương
Khi bị bệnh gout, bạn sẽ dễ bị loãng xương hơn, nhất là khi đã tiềm ẩn sẵn các yếu tố làm giảm mật độ khoáng xương. Nghiên cứu công bố trên trên tạp chí Y học của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Anh (NCBI)(*) đã chỉ ra: tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở những người bị bệnh gout là gần 23%, cao hơn so với những người không bị bệnh gout.
Sỏi thận
Không chỉ tạo thành các hạt Tophi quanh ổ khớp, tinh thể urat lắng đọng trong thận dần hình thành ra sỏi thận, cản trở chức năng của thận. Sỏi thận do biến chứng bệnh gout gây đau nhức dữ dội ở vùng bụng dưới và bẹn; nước tiểu sẽ có màu nâu hoặc đỏ (chảy máu).
Tăng nguy cơ tử vong ở những người bệnh tim
Kết quả nghiên cứu từ Đại học Duke được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy rằng, nguy cơ tử vong vì vấn đề tim mạch ở những người có bệnh nền là gout cao hơn 15% so với những bệnh nhân không bị gout. Thật đáng lo ngại khi bệnh gout và bệnh tim mạch thường xảy ra đồng thời với nhau.
Ngoài những biến chứng nguy hiểm kể trên, bệnh gout còn gia tăng nguy cơ đột quỵ và khiến nhiều vấn đề sức khỏe trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như tiểu đường, đục thủy tinh thể, chứng khô mắt… Đó là chưa kể, một số trường hợp do không phù hợp hoặc dùng thuốc điều trị gout sai cách có thể bị dị ứng, thậm chí phải chịu những tổn thương ở hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm tá tràng) hoặc suy tủy.
Cách cải thiện bệnh gout, giảm thiểu biến chứng hiệu quả
Đến nay vẫn chưa có giải pháp nào có thể ngăn chặn hoàn toàn và điều trị dứt điểm bệnh gout. Chính vì thế, cách phòng ngừa bệnh gout và giảm thiểu biến chứng khi bệnh xảy ra hiệu quả nhất chính là chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp, kết hợp thay đổi lối sống để quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể diễn ra suôn sẻ.
Thay đổi lối sống
“Cách ăn, cách ở” khoa học giúp điều hòa nhịp sinh học của cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất và cân đối hàm lượng purin, từ đó kiểm soát nồng độ axit uric:
- Tăng cường rau củ tươi, đậu, khoai, ngũ cốc…
- Không ăn thực phẩm giàu purin như nội tạng của gia cầm, gia súc (gan, thận, cật).
- Thay dầu ăn thông thường bằng dầu thực vật như dầu ô liu.
- Hạn chế đồ ăn vặt và thức uống chứa nhiều đường.
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân khi bị béo phì nhưng tránh ăn kiêng.
- Uống nhiều nước lọc, không để cơ thể bị mất nước.
- Cai thuốc lá, rượu bia và đồ uống có chất kích thích.
- Tập luyện thể dục thường xuyên và phù hợp với thể chất, tránh tập quá sức sẽ gây áp lực lên khớp.
Người có nguy cơ hoặc bị gout nên tránh ăn thực phẩm giàu Purin như nội tạng gia súc, gia cầm.
Ăn gì uống gì, tập luyện ra sao? bạn nên đến các trung tâm dinh dưỡng, y học vận động uy tín để được bác sĩ tư vấn cụ thể, giúp phòng và kiểm soát biến chứng bệnh gout tốt nhất mà vẫn đáp ứng được đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể phát triển toàn diện.
Cuộc chiến với bệnh gout không phải một sớm một chiều là có thể kết thúc. Trong cuộc chiến dai dẳng này, khớp và xương chính là những “nạn nhân” chịu ảnh hưởng trực tiếp mà chúng ta cần bảo vệ.
Do đó, người bệnh gout nên bổ sung dưỡng chất thiên nhiên có tác dụng chăm sóc xương khớp từ sâu bên trong như viên uống bổ xương khớp Nhật. Viên uống bổ xương khớp là thực phẩm chức năng có tác dụng lâu dài, giúp hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Khi xương khớp vững chắc và ổn định sẽ hạn chế những tác động tiêu cực của bệnh gout, giảm thiểu tổn thương và duy trì vận động. Vậy nên, sử dụng sản phẩm viên uống bổ xương khớp là cách chăm sóc và bảo vệ xương khớp an toàn, hiệu quả.
Viên uống điều trị xương khớp Nhật Bản tại Japana.vn là sản phẩm nhập khẩu chính hãng tại Nhật Bản. Tại Siêu Thị Nhật Bản Japana luôn có chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà và sản phẩm thường xuyên, do đó bạn sẽ có thể mua viên uống bổ xương khớp với giá tốt nhất thị trường.
Đến với Japana, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm:
- - Hàng chính hãng 100% được nhập khẩu từ Nhật Bản
- - Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình
- - Giá tốt nhất thị trường
- - Giao hàng nhanh chóng
Cam kết hoàn tiền gấp đôi nếu phát hiện hàng nhái hàng giả
Nguồn JetMax
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm khớp do các bệnh tự miễn
Tin mới nhất
Những chấn thương đầu gối, khớp gối thường gặp ở người chơi thể thao
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
24 Tuổi Có Còn Tăng Chiều Cao Được Không? Bí Quyết Hiệu Quả Để Cải Thiện Chiều Cao
57
20/12/2024
Top 10 Sản Phẩm Collagen Nhật Dạng Nước Trắng Da Bán Chạy Nhất Năm 2024
160
20/12/2024
Nên Uống Gì Để Đẹp Da Chống Lão Hóa Hiệu Quả Và Dễ Làm
15
19/12/2024
[Góc Giải Đáp] Collagen Dạng Nào Dễ Hấp Thụ Nhất
26
18/12/2024
Cho Con Bú Có Uống Được Tảo Nhật Không? Hướng Dẫn Cách Dùng
29
18/12/2024
Gợi Ý Quà Tặng Sức Khỏe Ý Nghĩa Dành Tặng Cho Người Thân
15
11/12/2024
Hướng Dẫn Chọn Quà Tết Cho Doanh Nghiệp
252
10/12/2024
Top 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
325
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.559
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.121
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.710
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.103
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.210
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.734
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.976
26/01/2021
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.552
28/08/2022
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.346
05/10/2018
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.559
02/10/2018