- Trang chủ
-
- Cẩm nang
-
- Văn Hóa Nhật Bản
-
- Rượu sake – Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Rượu sake – Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản
31/07/2018
2.457
0
Nhắc đến rượu Nhật Bản, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến rượu Sake – loại rượu truyền thống của người Nhật bên cạnh món Shushi nổi tiếng thế giới.
Rượu Sake - Thức uống truyền thống trong văn hóa Nhật Bản
Nguồn gốc của Rượu Sake
Rượu Sake là tên gọi chung của các loại rượu Nhật Bản, nhưng cũng là tên của một loại rượu ủ nổi tiếng nhất của Nhật, khác với các loại rượu cất, được gọi là Shochu.
Rượu Sake được làm ra từ gạo, được đưa vào Nhật Bản sau khi việc trồng lúa nước du nhập tới xứ Phù Tang khoảng 300 năm trước Công Nguyên. Trong lịch sử, rượu Sake chủ yếu để phục vụ cho hoàng gia hoặc các đền chùa lớn, và thường được dùng trong các lễ hội tôn giáo của Nhật. Khoảng cuối thế kỷ 12, Sake mới bắt đầu trở thành thứ đồ uống phổ biến trong tầng lớp bình dân của đất nước mặt trời mọc.
Cách sản xuất ra rượu Sake
Quy trình làm ra rượu Sake hầu như không thay đổi trong vòng 400 năm qua. Ngày nay, tuy nhiều hãng rượu lớn sử dụng máy móc để kiểm soát các công đoạn, nhưng Sake vốn được làm ra theo kiểu thủ công, dưới sự chỉ đạo của một người nấu rượu chính giàu kinh nghiệm. Thậm chí nhiều công ty nhỏ vẫn giữ cách ủ rượu theo lối truyền thống của Nhật.
Rượu Sake được làm ra từ gạo. Để làm được rượu Sake, người ta biến đổi chất đường trong tinh bột thành cồn. Trong quy trình ủ, việc hoán chuyển từ tinh bột sang đường, và từ đường sang cồn được tách thành 2 bước riêng biệt, nhưng khi ủ rượu Sake, hai lần biến đổi này xảy ra liên tục trong một công đoạn. Ngoài ra, rượu Sake, rượu Vang, và bia có nồng độ cồn khác nhau. Nồng độ còn của rượu Vang thường là 9-16% độ, và hầu hết các loại bia có nồng độ từ 3-9%, còn rượu Sake chưa pha thêm nước vào có nồng độ cồn khoảng 18-20%, trước khi đóng chai để giảm nồng độ còn xuống còn khoảng 15% độ cồn theo thể tích của nước rượu người ra sẽ pha thêm nước vào rượu Sake.
Quy trình sản xuất rượu Sake truyền thống của Nhật
Cũng giống như rượu vang, vị của rượu Sake sẽ thay đổi tùy theo chất lượng của các thành phần chính là gạo và nước, chất lượng men, điều kiện thời tiết và nhiệt độ khi ủ rượu, cũng như kỹ thuật của người ủ rượu. Chiếm tới 80% tỷ trọng nguyên liệu đầu vào, nước đóng vai trò quan trọng đối với hương vị của Sake. Người Nhật dùng nước ngầm để sản xuất rượu. Nhân tố mang tính quyết định thành công trong cả quá trình ủ rượu là người nấu rượu chính, người đem kinh nghiệm lâu năm và cảm nhận tinh tế truyền vào từng giọt rượu. Thời điểm lạnh nhất của mùa đông là lúc tốt nhất để ủ rượu Sake và sử dụng gạo vừa gặt trong mùa thu năm đó tại nước Nhật.
Cách thưởng thức rượu Sake
Rượu Sake có thể thưởng thức khi nguội hay ấm hoặc nóng phụ thuộc theo mùa và theo loại Sake. Người ta hay uống Sake nóng vào mùa đông lạnh lẽo. Sake nóng, gọi là Atsukan, được chứa trong các bình gốm nhỏ gọi là Tokkuri và dùng loại chén nhỏ để uống gọi là Choko. Để hâm nóng Sake, người ta cho Sake vào trong các chai bằng gốm. Các chai này được ngâm trong nước nóng cho tới khi Sake đạt nhiệt độ khoảng 50 độ C trở lên. Ngoài ra còn có loại Sake đặc biệt chỉ để uống lạnh.
Người ta có sự phân biệt giữa rượu Sake cho nữ và Sake cho nam. Trong khi, Sake nam được làm từ nước cứng, có nhiều muối canxi và muối magiê, có vị hơi đắng thì Sake nữ là loại làm bằng nước mềm, có vị dịu hơn.
Cốc "Masu" dùng để uống rượu Sake trong những dịp đặc biệt trang trọng và truyền thống
Có nhiều loại chén dùng để uống Sake khác nhau. Trong những trường hợp tương đối trang trọng và mang tính truyền thống,người Nhật có thể dùng một cái đĩa nhỏ và nông gọi là Sakazuki, hoặc một chiếc chén nhỏ không có quai gọi là Ochoko. Khi uống Sake trong lúc trang trọng và đậm nét truyền thống hơn nữa, Masu sẽ được sử dụng. Masu là một loại cốc bằng gỗ (có thể có phủ sơn hoặc không) thường có hình dạng như một chiếc hộp, hình vuông.
Một ly rượu Sake ấm nóng ủ trong lòng bàn tay vào một đêm mùa đông lạnh, cảm thấy mùi thơm nồng nàn quyến rũ của hương gạo bốc lên nhè nhẹ, từ từ hớp một ngụm rượu, để nước rượu trong miệng vài giây, sau đó đưa nhẹ nhàng qua cổ để thưởng thức hết cái thơm của mùi rượu, và cái vị ngon của loại rượu truyền thống từ đất nước mặt trời mọc này.
Tác giả: Nghi
Bài trước đó
TOP 5 sản phẩm chống nắng được ưa chuộng nhất hiện nay
Tin mới nhất
Thương hiệu kem chống nắng nào tốt nhất hiện nay?
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm

Bột Shiseido The Collagen Nhật Bản 126g


Bột tăng chiều cao vị ca cao Rohto Senobikku 180g

.jpg)
Viên uống hỗ trợ nở ngực Orihiro BBB Best Body Beauty 300 viên

Bột lúa mạch Kanpo Yamamoto Grass Barley 44 gói

Giấy ướt khử mùi Gatsby Ice Nhật Bản 30 miếng

Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 360 viên


Viên uống giảm nám Transino Nhật Bản 240 viên (Nội địa)


Viên uống trắng da, giảm nám Transino White C Clear 120 viên (Nội địa)

Trà giảm cân thảo mộc Kanpo Yamamoto Shiryucha Hộp 24 gói x 10g


Dầu gội Prior Shiseido Nhật Bản 400ml
Tin mới nhất

Nguyên Nhân Tập Golf Bị Đau Lưng: Cách Phòng Ngừa và Điều Trị
42
26/03/2025

Chấn Thương Thường Gặp Khi Chơi Golf Và Cách Phòng Tránh
25
26/03/2025

Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị Khi Bị Đứt Dây Chằng
37
26/03/2025

Phẫu Thuật Kéo Dài Chân: An Toàn Và Lợi Ích Của Phương Pháp Nâng Cao Chiều Cao
53
24/03/2025

14 Tuổi Có Nên Tập Gym Không?
67
21/03/2025

Người Gầy Có Nên Tập Gym Không?
63
21/03/2025

Đột quỵ và tai biến có giống nhau không?
50
18/03/2025

Rối loạn ngôn ngữ sau tai biến mạch máu não và cách tập luyện tại nhà hiệu quả
72
17/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Bí quyết mua hàng Nhật đúng
1.683
31/03/2018

Sản phẩm Nhật Bản so với các sản phẩm khác có gì tốt?
5.394
29/08/2018

Thưởng thức Matcha - Nữ hoàng trà thế giới cho ngày tết thêm đậm vị
1.435
04/06/2018

Bạn biết gì về “Nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản”?
2.521
02/08/2018

Bí quyết làn da đẹp tự nhiên không cần son phấn của phụ nữ Nhật Bản
1.565
01/07/2019
Lượt xem nhiều nhất

Yandere, Kuudere, Tsundere, Dandere là gì? Cách nhận diện từng tính cách
71.307
18/12/2021

Đi Nhật nên mua gì làm quà? 9 món quà Nhật ý nghĩa bạn không nên bỏ qua
45.343
14/12/2022

7 loại rượu Nhật Bản nổi tiếng phải thử một lần trong đời
42.856
22/12/2021

Quốc hoa của Nhật Bản là hoa gì?
29.502
14/12/2021

Bản đồ Nhật Bản các tỉnh theo vùng chi tiết từ A-Z
19.979
23/06/2022