
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
- Trang chủ
-
- Cẩm nang
-
- Văn Hóa Nhật Bản
-
- Bạn biết gì về “Nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản”?
Bạn biết gì về “Nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản”?
02/08/2018
2.583
0
Trà đạo hay Zen tea là nét văn hóa độc đáo đã được hình thành từ rất lâu đời tại Nhật Bản, đây là một nghệ thuật không chỉ là thưởng thức trà mà nó còn ẩn chứa và lồng ghép cả nghệ thuật sống trong việc thưởng thức một tách trà, đến nay Trà đạo đã được xem như một nền văn hóa truyền thống của người dân xứ sở mặt trời mọc.
Trà đạo Nhật Bản - Nét văn hóa truyền thống đặc biệt
Trà đạo xuất hiện từ khi nào?
Trà đạo được bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa. Đây là quốc gia có nền văn minh lớn ảnh hưởng đến cả khu vực châu Á. Do vậy, trong một thời gian dài, Nhật Bản cổ xưa cũng ít nhiều chịu sự ảnh hưởng này.
Khởi đầu, người Trung Hoa dùng trà để làm thuốc, chữa trị một số bệnh, sau đó trà cũng phát triển thành một thức uống đặc biệt và nổi tiếng của người Trung Quốc. Tuy nhiên, để nâng việc uống trà thành một nghi lễ, một truyền thống văn hóa của sự thưởng thức thì chí có được trên đất nước Phù Tang.
Theo ghi chép của người Nhật, một vị thiền sư Esai (1141 – 1215) đã có một chuyến sang Trung Quốc tham vấn về đạo trở về, ông mang theo một số hạt trà của Trung Quốc trở về, sau đó ông nuôi trồng chúng tại sân chùa tại Kyoto – Nhật Bản. Ông thưởng thức trà và nhận ra được nhiều thú vui trong cuộc sống, từ đó ông đã viết một cuốn sách với tựa đề “Khiết trà dưỡng sinh ký”.
Trà đạo Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Hoa
Trong thời gian đầu khi trà được đưa về Nhật Bản, một số quy tắc của một buổi tiệc trà được quy định bởi giới võ sĩ Samurai – giai cấp thống trị xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Nhà sư Sen no Rikyo (1522-1591), thương gia giàu có nhất trong thời đó đã kế thừa và hoàn thiện lại lễ nghi của một buổi tiệc trà. Đến cuối thời Edo (1603 – 1868), chỉ có nam giới mới được thưởng thức Trà đạo. Cho đến tận thời Meiji (1868 – 1912), phụ nữ Nhật Bản mới chính thức được tham dự tiệc Trà đạo.
Sau đó Trà đạo được lan rộng trong mọi tầng lớp đất nước Nhật Bản, họ kết hợp uống trà với “Thiền” của Phật giáo, nâng cao tính nghệ thuật của Trà đạo. Trong văn hóa thưởng thức trà, nhà sư Murata Juko đã tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong cuộc sống, thanh sạch không vướng bụi trần khi thưởng trà. Thông qua đó, Trà đạo còn giúp người Nhật hòa mình vào thiên nhiên, gột rửa tâm hồn, tu tâm dưỡng tính theo tinh thần của Phật giáo.
Ý nghĩa của Trà đạo với cuộc sống
Tinh thần của Trà đạo Nhật Bản được thể hiện qua 4 nguyên tắc cơ bản: “Hòa – Kính – Thanh – Tịch”.
- “Hòa” là sự hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Sự hài hòa giừ Trà đạo và con người, là sự hòa hợp của các “trà nhân” với nhau, sự hài hòa giữa trà và các dụng cụ pha trà.
- “Kính” là sự kính trọng, tôn kính của con người đối với mọi sự vật và con người thông qua thưởng thức trà.
- Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới ngưỡng không phân biệt thì lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Đó là ý nghĩa của “Thanh”
- Khi lòng thanh thản và bình yên, khi đó cả thế giới sẽ trở nên tĩnh lặng, không màn thế sự, tĩnh tâm dù là ở bất cứ nơi đâu, đó là ý nghĩa của “Tịch”.
4 nguyên tắc khi thưởng trà của người Nhật cũng như một thước đo bản thân vị trà nhân trong con đường Trà đạo.
Thưởng thức Trà đạo như thế nào?
Bước 1: Nước dùng để pha trà
Không bao giờ dùng nước sôi đã pha trà, nước dùng để pha trà trong Trà đạo được giữ ở nhiệt độ 80 đến 90 độ C, được đựng trong một bình thủy hoặc nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than nhỏ.
Không được dùng nước sôi để pha trà
Bước 2: Làm ấm dụng cụ pha trà
Ấm pha trà và tách uống trà phải được tráng bằng nước sôi để làm ấm trước khi pha trà, sau đó dùng khăn để lau khô.
Sau đó cho trà vào ấm, trà của người Nhật sẽ dưới 2 dạng, bột trà xanh nguyên chất và lá trà còn nguyên.
Làm ấm dụng cụ pha trà với nước sôi
Bước 3: Pha trà
Thông thường, trà sẽ được pha thành 3 lần khác nhau:
-
Lần thứ nhất: Pha với nước nóng ở 60 độ C, để trà ngấm trong vòng 2 phút, sau đó rót ra mời khách. Để giảm nhiệt độ của trà, người Nhật sẽ rót nước sôi ra một bình hoặc chén khác.
-
Lần thứ hai: Pha trà ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 30 – 40 giây. Cho nước nóng vào ấm trà, lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước pha trà cũng được rót qua bình trung gian để giảm nhiệt độ của trà/
- Lần thứ ba: Pha trà với nước nóng 90 độ C, trong vòng 30 – 40 giây. Nước có thể rót trực tiếp từ bình thủy vào bình trà.
Với các loại trà thượng hạng, có thể pha đến lần 4, 5. Tuy nhiên pha 3 lần được phổ biến với những loại trà thông thường.
Trà sẽ được pha 3 lần trong Trà đạo
Bước 4: Rót trà
Người Nhật sẽ không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho khách tiếp theo, làm vậy sẽ có ảnh hưởng đến vị trà đậm nhạt trong mỗi tách, cũng như không đồng đều lượng trà trong mỗi tách.
Vì vậy khi rót trà, tất cả các tách của khách đều được để trong khay trà, sau đó sẽ rót theo thứ tự 1, 2, 3,4… rót lần đầu khoảng 30 ml/tách (tách lớn 70 ml), sau đó rót lần hai với thứ tự ngược lai 4, 3, 2, 1,… mỗi lần khoàng 20 ml/tách (mỗi tách có tổng cộng 50 ml trà).
Nếu còn dư trà trong bình, họ sẽ phân đều cho các tách sau đó mới mời khách.
Rót trà trong Trà đạo cũng là nghệ thuật
Bước 5: Cách thưởng trà
Khi thưởng thức trà, người Nhật hay ăn một vài loại bánh ngọt để làm gia tăng thêm hương vị trà.
Trong khi dùng trà, người ta ăn bánh (phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không vừa ăn vừa uống), sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp.
Bánh ngọt dùng trong Trà đạo còn được gọi là Wasagi
Với cách uống trà cầu kỳ, độc đáo và tinh tế của người Nhật đã đưa Trà đạo Nhật Bản thành một môn nghệ thuật và cũng là một nét văn hóa truyền thống nổi tiếng khắp thế giới
Tác giả: Nghi
Bài trước đó
5 sản phẩm dưỡng da toàn thân Nhật Bản HOT nhất hiện nay
Tin mới nhất
Viên uống đẹp da Nhật Bản nào tốt nhất hiện nay?
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm

Bột Shiseido The Collagen Nhật Bản 126g


Bột tăng chiều cao vị ca cao Rohto Senobikku 180g

.jpg)
Viên uống hỗ trợ nở ngực Orihiro BBB Best Body Beauty 300 viên

Bột lúa mạch Kanpo Yamamoto Grass Barley 44 gói

Giấy ướt khử mùi Gatsby Ice Nhật Bản 30 miếng

Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 360 viên


Viên uống giảm nám Transino Nhật Bản 240 viên (Nội địa)


Viên uống trắng da, giảm nám Transino White C Clear 120 viên (Nội địa)

Trà giảm cân thảo mộc Kanpo Yamamoto Shiryucha Hộp 24 gói x 10g


Dầu gội Prior Shiseido Nhật Bản 400ml
Tin mới nhất

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
121
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
181
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
165
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
158
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
131
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
199
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
141
31/03/2025

Khí Hư Âm Đạo Là Gì? Những Điều Cần Biết và Cách Chăm Sóc Tình Trạng Khí Hư
152
28/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Bí quyết mua hàng Nhật đúng
1.723
31/03/2018

Sản phẩm Nhật Bản so với các sản phẩm khác có gì tốt?
5.448
29/08/2018

Thưởng thức Matcha - Nữ hoàng trà thế giới cho ngày tết thêm đậm vị
1.476
04/06/2018

Rượu sake – Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản
2.509
31/07/2018

Bí quyết làn da đẹp tự nhiên không cần son phấn của phụ nữ Nhật Bản
1.613
01/07/2019
Lượt xem nhiều nhất

Yandere, Kuudere, Tsundere, Dandere là gì? Cách nhận diện từng tính cách
75.343
18/12/2021

Đi Nhật nên mua gì làm quà? 9 món quà Nhật ý nghĩa bạn không nên bỏ qua
45.832
14/12/2022

7 loại rượu Nhật Bản nổi tiếng phải thử một lần trong đời
44.294
22/12/2021

Quốc hoa của Nhật Bản là hoa gì?
29.919
14/12/2021

Bản đồ Nhật Bản các tỉnh theo vùng chi tiết từ A-Z
20.234
23/06/2022