
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
Những tác hại của việc trị nám bằng laser có thể bạn chưa biết
22/10/2022
9.768
0
Nám là tình trạng da phổ biến gặp nhiều ở nữ giới và khiến chị em mất đi sự tự tin vốn có. Để điều trị, nhiều người tìm đến phương pháp laser. Tuy nhiên, những tác hại của việc trị nám bằng laser có thể bạn chưa biết sẽ được Japana bật mí trong bài viết này.
Bắn laser trị nám có tốt không?
Nguyên nhân gây ra nám rất phức tạp và vẫn chưa được tìm hiểu rõ. Vì vậy, để trị nám hiệu quả cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp.
Phương pháp laser được nghiên cứu là giúp loại bỏ chân nám, ánh sáng laser phát ra sẽ phá vỡ các hạt sắc tố thành các hạt nhỏ li ti. Sau đó cơ thể từ từ đào thải nó ra ngoài theo cơ chế tự nhiên, hạn chế để lại những tổn thương trên bề mặt da. Kết quả là các đốm sắc tố mờ đi và làn da sáng hơn, đều màu hơn.
Bắn laser trị nám là phương pháp được nhiều người lựa chọn
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là laser không phải là lựa chọn hàng đầu khi bắt đầu điều trị nám. Sử dụng kem làm sáng da và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vẫn được ưu tiên. Ngoài ra, laser chỉ có thể loại bỏ sắc tố dần dần, có nghĩa là nó phải được thực hiện nhiều lần. Hơn nữa, tay nghề của người thực hiện điều trị rất quan trọng để mang lại hiệu quả mà không gây biến chứng.
Trị nám bằng laser có hết không?
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng nám da chỉ do ánh nắng mặt trời. Điều này không sai, vì cơ thể chúng ta có cơ chế tự bảo vệ khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào da, da sẽ tự động sản sinh sắc tố da (melanin) để hấp thụ ánh sáng, từ đó bảo vệ da khỏi tác động tiêu cực của tia UV gây hại. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả.
Ngoài ánh nắng, các nguyên nhân gây nám da bao gồm khí thải, khói bụi từ môi trường ô nhiễm, mỹ phẩm kém chất lượng, di truyền, stress… cũng là nguyên nhân gây nám da. Tất cả những yếu tố này đều góp phần sản sinh ra sắc tố melanin nên dù có bảo vệ cẩn thận khi ra ngoài, bạn vẫn có thể bị nám.
Phương pháp laser có tác dụng làm mờ nám theo thời gian nhưng không ngăn chặn quá trình sản xuất melanin. Do đó sau điều trị, cơ thể khi đối diện với các nguyên nhân gây nám da kể trên thì vẫn tiếp tục sản xuất melanin quá mức khiến cho bạn có nguy cơ bị sạm nám trở lại.
Trị nám bằng laser có hiệu quả nhưng không trị được dứt điểm
Có thể nói, trị nám da bằng laser vẫn có hiệu quả, tuy nhiên hiệu quả này không lâu dài tùy theo mức độ, tay nghề của người điều trị và không thể trị nám dứt điểm.
Những tác hại của việc trị nám bằng laser
Mặc dù đã được FDA chứng nhận về độ an toàn, tính hiệu quả nhưng phương pháp trị nám bằng laser vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:
Gây đau rát da
Hầu hết các cơ sở làm đẹp đều quảng cáo dịch vụ trị nám da bằng laser không đau, không bỏng da, tuy nhiên vẫn có không ít khách hàng e ngại. Thực tế, khi năng lượng laser chiếu vào da có thể gây ra cảm giác đau rát, khó chịu. Đây có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể cảnh báo tác hại của phương pháp trị nám bằng laser.
Để giảm cảm giác đau, bác sĩ sẽ gây tê cho khách hàng trước khi thực hiện laser. Thời gian ủ khoảng 20 phút và được sử dụng để kiểm soát cơn đau tạm thời. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ có cảm giác hơi râm ran, châm chích trên bề mặt da.
Da sau khi laser có thể bị rát, khó chịu
Da bị đỏ, sưng
Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp của phương pháp điều trị bằng laser, bao gồm cả những phương pháp điều trị nám và tàn nhang. Nguyên nhân là do năng lượng laser phá hủy lớp biểu bì trên cùng của da, da người điều trị bị sưng tấy, ngứa và đỏ. Điều này có thể là bình thường và sẽ dần cải thiện trong vài ngày, cần theo dõi thêm.
Trong trường hợp da bị sưng tấy, đỏ, ngứa, phồng rộp quá mức và tình trạng nặng dần theo thời gian thì bạn cần chú ý hơn. Lúc này, rất có thể bạn đang gặp phải biến chứng, bỏng da do tác hại của phương pháp trị nám bằng laser cường độ cao.
Khiến da nhạy cảm với ánh nắng
Bạn có biết tại sao bác sĩ luôn chọn những thời điểm ít nắng và khuyên bệnh nhân của mình nên sử dụng biện pháp chống nắng sau laser trị nám da, tàn nhang? Đó là bởi vì phương pháp điều trị này làm cho da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng. Đây được coi là một tác dụng phụ thường gặp khi chúng ta điều trị bằng laser.
Hãy lưu ý rằng da rất dễ bị cháy nắng, dễ bị mẩn đỏ và cảm giác bỏng rát khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ngay cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn. Vì vậy, lời khuyên cho những ai đang nghĩ đến việc làm laser là hãy đầu tư vào các sản phẩm bảo vệ da nhiều hơn như kem chống nắng, mũ, kính râm…
Thay đổi sắc tố da sau laser
Da thay đổi sắc tố sau khi điều trị
Mục đích của phương pháp điều trị nám, tàn nhang bằng laser là điều trị sắc tố da. Tuy nhiên tác hại của phương pháp trị nám bằng laser là nguy cơ làm tăng hoặc giảm sắc tố da. Xảy ra khi thiết bị laser được lựa chọn không đúng cách và mức năng lượng không phù hợp.
Không ít người lo lắng về tình trạng tăng sắc tố sau laser và đây chính là một tác dụng phụ của laser trên da. Dẫu vậy, tác dụng phụ này có thể tự biến mất sau một vài tháng nếu bạn chăm sóc da đúng cách.
Gây sẹo xấu
Một trong những tác dụng phụ của việc điều trị bằng laser là khiến da nhiễm trùng, hình thành sẹo xấu. Theo đó, sẹo lồi hay sẹo lõm sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu cơ địa của bạn dễ bị sẹo, đặc biệt là sẹo lồi thì cần nói rõ với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc “có nên trị nám bằng laser không?” và từ đó giúp nàng tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nhất!
Tác giả: Hoàng Ngọc Anh
Bài trước đó
[Chú ý] Một số mẹo chữa yếu sinh lý ở nam giới chuẩn không cần chỉnh
Tin mới nhất
Nguyên nhân và cách trị đốm nâu trên gò má hiệu quả
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
.jpg)
Nước uống tinh chất nhau thai Placenta Mashiro 82x Classic 450.000mg 500ml

Nước uống tinh chất nhau thai Placenta Mashiro 82x Sakura Premium New 450.000mg 500ml


Viên uống trắng da giảm nám Transamin 500mg 10 vỉ 100 viên


Nước uống Collagen trắng da, giảm nám Nucos Super White (Hộp 10 chai x 50ml)


Viên uống trắng da, giảm nám Nucos White 60 viên


Combo 3 hộp nước uống làm trắng da Shiseido Pure White (Hộp 10 chai x 50ml)


Viên uống trắng da Coix DHC 30 viên (30 ngày) (Nội địa)

Bộ đôi khỏe đẹp viên uống rau củ và viên bổ sung Vitamin C DHC 60 ngày

Bộ đôi khỏe đẹp viên Collagen tươi Pasode và viên uống trắng da giảm sạm nám Transino WhiteC 120 viên

Bộ đôi khỏe đẹp viên uống rau củ DHC và trà diếp cá thải độc Orihiro 60 gói


Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên

Viên uống trắng da, ngăn ngừa sạm nám Sakura Vibrant 150 viên Date 06/25
Tin mới nhất

7 Thực Phẩm Giúp Tăng Chiều Cao Siêu Tốc Chỉ Sau 1 Tháng
73
29/04/2025

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
127
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
189
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
185
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
171
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
136
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
209
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
145
31/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Công dụng của nhau thai heo là gì?
2.141
09/03/2017

Viên uống trắng da trị nám Nhật Bản - tôn vinh vẻ đẹp, thể hiện đẳng cấp
1.984
14/08/2018

Viên uống trắng da trị nám của Nhật - Bí quyết giữ chồng của phái đẹp
2.228
14/08/2018

Bất ngờ với công dụng của nhau thai heo
3.303
09/04/2018

Bí quyết sử dụng viên uống trắng da trị nám của Nhật
1.566
11/11/2016
Lượt xem nhiều nhất

Cách dùng bộ sản phẩm dưỡng trắng SK-II hiệu quả nhất
66.723
16/06/2018

Cách phân biệt mặt nạ nhau thai Nhật thật và giả chuẩn nhất
51.730
10/12/2021

Đắp mặt nạ xong thì nên làm gì tiếp theo để tốt nhất cho da?
48.076
25/08/2018

Phụ nữ bao nhiêu tuổi nên uống collagen? Tại sao?
45.762
05/08/2019

Đắp mặt nạ bị rát và nóng da - nguyên nhân do đâu?
45.398
12/10/2021