Nguyên nhân viêm khớp thái dương hàm và cách điều trị
16/06/2021
647
0
Viêm khớp thái dương hàm là một trong những vấn đề về khớp nguy hiểm. Vậy nguyên nhân nào gây ra viêm khớp thái dương hàm và hướng điều trị như thế nào? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!
1. Viêm khớp thái dương hàm là gì? Triệu chứng viêm khớp thái dương hàm
Ngoài những chứng bệnh thường gặp như viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp thì còn xuất hiện bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Vậy cụ thể viêm khớp thái dương hàm là gì và triệu chứng viêm khớp thái dương hàm cụ thể như thế nào?
Theo tiến sĩ Gerry Curatola (người tiên phong về nha khoa và các vấn đề liên quan đến bệnh viêm khớp thái dương hàm) thì đây là một rối loạn của khớp hàm và các cơ mặt xung quanh. Bệnh có thể gây ra chứng đau hạch ở cổ hoặc ban đầu chỉ là các triệu chứng mơ hồ, khó nhận biết nên người bệnh thường chủ quan, thờ ơ.
Sau nhiều tháng, thậm chí vài năm các triệu chứng bệnh mới phát tác rõ ràng, ảnh hưởng chủ yếu đến phần xương hàm. Gây ra các cơn đau có chu kỳ, co thắt cơ và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới với xương sọ.
Bệnh viêm khớp thái dương hàm khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và ở tất cả các vùng địa lý. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, giao tiếp và sức khỏe người bệnh.
Biểu hiện viêm khớp thái dương hàm được chia rõ làm 2 biểu hiện, bao gồm bên trong và bên ngoài. Đối với biểu hiện bên trong:
- Bệnh có thể gây đau khớp thái dương hàm ở một bên, đôi khi xuất hiện ở cả hai bên, viêm khớp thái dương hàm trái và viêm khớp thái dương hàm phải. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ, một thời gian ngắn sau thì tự khỏi.
- Bệnh có thể tiến triển nặng, gây ra các cơn đau nặng hơn, liên hồi, nhất là lúc nhai và khiến hàm dưới khó cử động. Để lâu sẽ dẫn tới viêm khớp thái dương hàm mãn tính.
- Cơn đau chủ yếu ở trước tai, khi há ngậm miệng phát ra tiếng kêu ở khớp, người bệnh không há miệng lớn được, chỉ có thể há ngậm lệch sang một bên hoặc không trơn tru, thường mỏi hàm.
- Ngoài ra, có một số trường hợp còn bị viêm khớp thái dương hàm nổi hạch, trật khớp thái dương hàm hay loạn năng khớp thái dương hàm.
- Bệnh gây khó chịu trong khớp hàm và cơ nhai, có thể phát ra tiếng lụp cụp khi nhai trong phần khớp thái dương hàm, lúc xuất hiện tiếng động này là lúc bệnh đã ảnh hưởng đến khớp.
= Bên cạnh các triệu chứng chính kể trên, biểu hiện viêm khớp thái dương hàm còn gây ra đau đầu, mỏi cổ và tai, đau tai, chóng mặt. Điều này khiến người bệnh bị hạn chế thực hiện các chức năng ăn, nhai, nói, há miêng, ngậm miệng bình thường được.
Ngoài các biểu hiện cụ thể bên trong đó thì bệnh còn có nhiều biểu hiện bên ngoài như sau:
- Bệnh viêm khớp thái dương hàm khiến cơ nhai bị phì đại, gây biến dạng khuôn mặt, có khi bị sưng một bên gây mất cân đối, có khi bị sưng đều cả hai bên.
- Một số trường hợp kèm đau tai, đau răng, đau đầu, ù tai, chóng mặt và gây ra vấn đề ở thính giác.
- Để đánh giá và chẩn đoán bệnh chính xác, Ts. Curatola khuyên người bệnh nên thăm khám tổng thể, điều trị toàn diện, từ cách ăn uống, chất lượng giấc ngủ đến dùng biện pháp giảm các cơn đau mãn tính.
2. Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm
Chấn thương
Có khá nhiều nguyên nhân viêm khớp thái dương hàm. Nhưng nguyên nhân đầu tiên gây bệnh chính là chán thương. Các chấn thương có thể do va đập sau tai nạn giao thông, chơi thể thao, lao động,... hoặc đơn giản chỉ là do há miệng quá rộng một cách đột ngột gây trật khớp thái dương hàm.
Do ảnh hưởng từ một số bệnh lý
Một nguyên nhân chính nữa là do các bệnh trong cơ thể, điển hình là nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm, trong đó nguyên nhân gây bệnh do viêm khớp dạng thấp chiếm tới 50%. Thống kê cho thấy khớp thái dương hàm là khớp sau cùng bị tổn thương do thoái hóa khớp.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, viêm khớp thái dương hàm còn do bị trật đĩa khớp nằm giữa lồi cầu và ổ khớp, hoặc bệnh xảy ra sau khi nhổ răng, đặc biệt là khi nhổ răng số 7, số 8. Việc răng mọc lệch, mọc chen chúc cũng làm sai khớp cắn.
Khi bị viêm khớp thái dương hàm sẽ dễ dẫn đến những biến chứng như nghiến răng khi ngủ, nghiến răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ em. Tình trạng nghiến răng cũng tương tự như việc nhai kẹo cao su, khiến cho hàm bị siết chặt, tạo một lực quá lớn tác động lên khớp thái dương hàm, nguy hiểm nhất là có thể làm trật khớp cắn.
3. Cách chữa viêm khớp thái dương hàm
Bệnh tuy không khó chữa nhưng do sự chủ quan thờ ơ của người bệnh mà khi đến bệnh viện bệnh đã ở mức nặng, khiến cho cách chữa viêm khớp thái dương hàm trở nên rắc rối hơn.
Để điều trị bệnh trước tiên phải kiểm tra các triệu chứng, xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có được cách can thiệp phù hợp. Hiện có hai loại điều trị chính là điều trị không can thiệp thực thể và thực hiện can thiệp trên bộ răng, hệ thống nhai.
Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm không can thiệp thực thể là giảm đau khớp và cơ bằng các loại thuốc giảm đau, như paracetamol, mobic, dicloffenac,... thuốc kháng viêm corticoird, thuốc giãn cơ myonal. Kết hợp cùng tập vật lý trị liệu như xoa bóp cơ, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, tập vận động hàm dưới, đeo máng nhai,...
Còn cách điều trị can thiệp thực thể có nhiều biện pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Các bác sĩ có thể chỉ định điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình hoặc phẫu thuật,...
Nếu tuân theo phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh có thể khỏi sau khoảng 3-5 ngày và không tái phát lại. Nhưng đối với những nguyên nhân phức tạp thì có thể phải kéo dài quá trình điều trị cả năm hoặc sống chung với bệnh suốt đời.
4. Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp thái dương hàm
Việc phòng tránh bệnh viêm khớp thái dương hàm cũng tùy thuộc nhiều vào các nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Sai lệch trong cấu tạo khớp hàm, răng
Trong trường hợp răng mọc chen chúc, hoặc lệch lạc làm sai khớp cắn thì cần có biện pháp chỉnh răng nhằm tái tạo lại khớp cắn. Còn trường hợp bị mất răng thì cần phục hình răng để giữ khớp cắn ổn định hơn.
Thói quen xấu
Tránh những thói quen không tốt cho khớp thái dương hàm như mút ngón tay (đối với trẻ em), cắn móng tay, cắn môi,... Nên ăn những loại thức ăn mềm, nhuyễn để khớp không bị làm việc quá tải.
Dưới đây còn là một số cách phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm bằng việc thay đổi thói quen trong sinh hoạt hằng ngày:
- Nếu cơ hàm yếu có thể ăn những thức ăn được cắt nhỏ.
- Tránh thực phẩm có tính dai hoặc dính.
- Tránh nhai kẹo cao su quá nhiều, quá lâu.
- Không mở miệng quá rộng đột ngột, nhất là khi ngáp.
- Thư giãn cơ bắp, khớp trên khuôn mặt bằng cách chườm nước nóng, ấm hoặc nước đá.
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: benhviemxuongkhop.com
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Điểm danh 10 lỗi phổ biến khi rửa mặt
Tin mới nhất
6 dấu hiệu cảnh báo bạn nên chăm sóc cho làn da của mình
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Nước uống đông trùng hạ thảo Fine Japan Cordyceps Plus (Hộp 10 chai x 50ml)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Tin mới nhất
Bệnh loãng xương nên ăn gì? Nguyên tắc và top 8 loại thực phẩm tốt
62
28/11/2024
Nên uống gì để đẹp da chống lão hóa hiệu quả và dễ làm
187
22/11/2024
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Nam Giới
196
22/11/2024
Tuổi Dậy Thì Của Con Gái Là Khi Nào? Dấu Hiệu Cần Biết
266
20/11/2024
Peel da trị nám: Phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả
252
20/11/2024
Tuổi Dậy Thì Ở Nam Là Bao Nhiêu? Dấu Hiệu Nhận Biết
151
15/11/2024
Elastin là gì? Chức năng và cách bổ sung elastin cho cơ thể
432
08/11/2024
Top kem trị nám tàn nhang đồi mồi tốt nhất hiện nay của Nhật
514
08/11/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.353
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.056
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.674
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.046
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.174
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.363
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.431
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.235
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
38.672
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.353
02/10/2018