Lao xương khớp cần phải cải thiện sớm để tránh nguy cơ tàn phế
11/06/2021
410
0
Lứa tuổi từ 16 - 45 dễ bị mắc bệnh lao xương khớp và nó là một trong những bệnh nguy hiểm hàng đầu. Cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh bệnh tàn phá nặng nề các khớp xương bị lao, dẫn đến nguy cơ tàn phế. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Lao xương khớp là gì?
Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, tuy nhiên trực khuẩn có thể theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó của cơ thể - trường hợp này gọi là bệnh lao ngoài phổi và lao xương khớp là dạng lao ngoài phổi phổ biến nhất.
Các khớp xương lớn, đảm nhiệm chức năng chính trong vận động và nâng đỡ cơ thể như cột sống, khớp háng, khớp gối sẽ có nguy cơ bị lao xương khớp cao. Một số khớp nhỏ như khuỷu tay, cổ tay, cổ chân…thường ít bị bệnh lý này hơn.
Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, bệnh lao xương khớp có thể được chữa dứt điểm, nhưng nếu kéo dài (chữa trị chậm trễ), vi khuẩn lao sẽ hủy hoại sụn, xương dưới sụn khiến khớp suy yếu, gây khó khăn khi vận động, thậm chí làm tăng tỉ lệ tàn phế. Vì vậy, bạn cần đến bệnh viện thăm khám ngay khi có dấu hiệu xảy ra đối với xương, khớp để phát hiện kịp thời và “xóa sổ” hoàn toàn lao xương khớp, ngăn chặn biến chứng, bảo vệ an toàn hệ vận động.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao xương khớp
Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể bạn từ môi trường bên ngoài hoặc trực tiếp từ vật chủ (tức người bệnh lao) qua đường hô hấp và phổi là nơi đầu tiên vi khuẩn lao “dừng chân”.
Tại đây, vi khuẩn sinh sôi, phá hủy phổi khiến chức năng hô hấp suy giảm theo từng ngày gọi là lao phổi. Không dừng lại ở đây, vi khuẩn lao tiếp tục theo dòng máu hoặc bạch huyết tiếp cận các bộ phận khác, điển hình là hệ xương khớp - đây chính là nguyên nhân gây lao xương khớp.
Những khớp lớn, xương dài chứa nhiều mạch máu sẽ là điểm đến tiếp theo sau phổi mà vi khuẩn lao hướng tới. Mặc dù, lao xương tương đối hiếm gặp, nhưng một khi xảy ra có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.
Lao xương khớp có nguy hiểm không?
Vi khuẩn lao khu trú tại khớp xương sẽ không ngừng sinh sôi theo thời gian. Chúng bào mòn mô sụn và xương dưới sụn khiến cấu trúc khớp bị hư hỏng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng:
- Biến dạng xương đốt sống, biểu hiện rõ nhất là hiện tượng gù hoặc xẹp xương.
- Teo cơ, liệt chi do tủy sống bị chèn ép.
- Một số trường hợp phải cắt 1 phần chi để ngăn không cho lao xương ảnh hưởng đến phần còn lại.
Nguy hiểm hơn, lao xương là bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người thông qua đường hô hấp. Bởi vậy, nếu không được giải quyết triệt để, căn bệnh này sẽ trở thành mối đe dọa lớn đối với cộng đồng.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao xương khớp
Như đã chia sẻ, lao nói chung và lao xương khớp nói riêng là bệnh truyền nhiễm, thế nên ai trong chúng ta đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Thế nhưng, nguy cơ bị lao xương sẽ tăng cao ở những đối tượng dưới đây:
- Người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh (người nhà của bệnh nhân lao, khu vực sống có người bị lao).
- Người có tiền sử bị bệnh lao phổi.
- Người mắc các bệnh liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch (nhất là HIV/AIDS), tiểu đường…
- Trẻ nhỏ không hoặc chưa được tiêm phòng vắc xin lao.
Do đó, nếu bạn hoặc người thân thuộc những trường hợp này, cần hết sức cảnh giác với bệnh lao xương. Tốt nhất nên chủ động phòng tránh lao xương khớp từ sớm để bảo vệ hệ vận động cũng như sức khỏe toàn thân.
Cách phòng ngừa bệnh lao xương khớp hiệu quả
Muốn phòng ngừa lao xương khớp hiệu quả, điều quan trọng nhất là mỗi người phải xây dựng cho mình một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và vận động thể chất điều độ mỗi ngày. Cùng với việc trang bị “áo giáp đề kháng” chắc chắn, bạn cần chú ý những vấn đề sau để tránh bệnh lao nói chung:
- Đeo khẩu trang khi đến khu vực có người bị lao.
- Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
- Đến bệnh viện để kiểm tra nếu phát hiện tiếp xúc thường xuyên với người bệnh lao phổi (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc những người thường xuyên tiếp xúc cũng như sinh hoạt chung trong một môi trường như nhân viên chung văn phòng, chung nhà trọ, phòng ký túc xá...).
Triệu chứng của bệnh lao xương khớp
Khi xương khớp bị vi khuẩn lao tấn công, người bệnh thường sốt nhẹ về chiều, vã mồ hôi, sụt cân và ăn uống kém. Riêng với bệnh lao cột sống, người bệnh có thêm triệu chứng đau nhức âm ỉ liên tục nơi các đốt sống, cơn đau tăng nặng về đêm, khó khăn khi cúi, ngửa và gập người.
Khi khuẩn lao tấn công các khớp khác sẽ gây sưng, tấy đỏ, kèm đau nhức và khó vận động khớp. Các khớp bị viêm lâu ngày có thể sẽ ăn mòn luôn cả sụn và xương dưới sụn, khiến xương khớp càng thêm suy yếu, khó khăn khi vận động, làm tăng tỉ lệ tàn phế.
Vì vậy, khi thấy các triệu chứng lao xương khớp kể trên, người bệnh nên chủ động đi khám xương khớp và lao để được chẩn đoán chính xác. Đừng chủ quan cho rằng cơ thể mệt mỏi, xương khớp đau nhức là do lao động quá sức, thời tiết thay đổi mà trì hoãn việc kiểm tra sức khỏe.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh lao xương khớp
Các triệu chứng lao xương khớp không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn khởi phát, nên việc nhận biết bệnh sẽ rất khó. Chúng ta chỉ có thể xác định lao xương sau khi triển khai các biện pháp chẩn đoán kỹ thuật cao như:
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang; chụp cộng hưởng từ MRI; chụp cắt lớp CT Scan.
- Sinh thiết khớp xương bị ảnh hưởng của lao.
Tốt nhất, khi cơ thể và xương khớp xuất hiện những thay đổi hoặc biểu hiện bất thường, bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm nhất có thể. Phát hiện sớm sẽ tăng hiệu quả điều trị và hạn chế phạm vi tác động của vi khuẩn lao đối với xương khớp.
Điều trị bệnh lao xương khớp như thế nào?
Bệnh lao xương khớp có thể chữa khỏi nếu được phát hiện đúng lúc với phác đồ điều trị cơ bản (tức điều trị nguyên nhân bệnh) và điều trị phối hợp:
Điều trị cơ bản
Điều trị cơ bản chủ yếu là dùng thuốc chống lao theo đường uống để giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Các thuốc chống lao thường dùng là Isoniazid (H), Streptomycin (S), Pyrazinamid (Z), Rifampicin (R), Ethambutol (E). Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia, dùng thuốc đúng liều và đều đặn, bởi vì liều thấp sẽ không có hiệu quả, còn liều cao dễ gây tai biến.
Khi sử dụng thuốc chống lao kéo dài, người bệnh cũng cần chú ý đến các tác dụng phụ của thuốc lên đường tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn), đau khớp, tê bì, bỏng rát ở chân, phát ban, mẩn ngứa… Nặng hơn có thể gây chóng mặt, ù tai, điếc, xuất huyết dưới da, thiếu máu, giảm thị lực; vàng da… Vì thế, trong quá trình điều trị lao xương khớp, người bệnh cần tuân thủ các chỉ dẫn của chuyên gia, thường xuyên kiểm tra diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng toàn thân.
Điều trị phối hợp
Ngoài điều trị cơ bản là dùng thuốc chống lao, việc điều trị phối hợp là điều hết sức quan trọng giúp nâng cao hiệu quả và giảm thời gian chữa trị với các phương pháp cụ thể là:
- Để khớp nghỉ ngơi
Người bệnh cần nghỉ ngơi tương đối ở 4-5 tuần đầu tiên bằng cách nằm trên giường cứng, không nằm đệm mềm để giữ cho cột sống thẳng, không bị uốn cong. Sau khoảng thời gian này, bệnh nhân tập vận động nhẹ nhàng để tránh tình trạng dính, cứng khớp.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Khi bị lao xương khớp, người bệnh cần ăn uống đủ chất, đa dạng thực phẩm để cơ thể có đủ sức khỏe chống lại bệnh. Theo đó, mỗi ngày người bệnh cần ăn ít nhất 300g rau xanh, 200g trái cây chín. Không nên ăn quá nhiều đạm nhưng phải đảm bảo đủ 1g/ kg cân nặng/ ngày (ví dụ: người nặng 50 kg phải ăn đủ 50g thịt cá/ngày). Đồng thời, hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp, thức ăn quá ngọt, quá béo hay quá mặn không tốt cho sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng.
Bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: jexmax.com.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Tạm biệt nếp nhăn với 4 thành phần mà bạn cần biết
Tin mới nhất
Vì sao lão hóa da đang dần trở nên
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
Lão Hóa Da Là Gì? 5 Cách Ngăn Ngừa Da Lão Hóa Sớm
12
13/12/2024
Hoạt chất trị nám nào tốt nhất hiện nay?
24
13/12/2024
Lịch Tập Tăng Chiều Cao Cho Nữ Hiệu Quả Nhất
7
13/12/2024
HƯỚNG DẪN CHỌN QUÀ TẾT CHO DOANH NGHIỆP
96
10/12/2024
TOP 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
177
05/12/2024
Mua gì tẩm bổ cho người già? Tổng Hợp 8 Loại Thực Phẩm Cần Thiết
104
05/12/2024
Giãn cơ có giúp tăng chiều cao không? Bài tập giãn cơ
63
05/12/2024
Bổ sung vitamin D cho người lớn bằng cách nào?
62
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.442
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.091
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.688
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.071
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.191
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.606
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.671
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.285
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.191
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.442
02/10/2018