Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa loãng xương
17/06/2021
521
0
Loãng xương trở thành một bệnh phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Loãng xương có thể gây ra gãy xương hoặc gãy lún cột sống. Bên cạnh việc phòng ngừa loãng xương thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng để đẩy lùi loãng xương.
Tác hại của loãng xương
Theo tổng kết của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, bệnh loãng xương là nguyên nhân khiến hơn 90% trường hợp người cao tuổi bị gãy xương sau một cú ngã nhẹ. Hiện nay tại Việt Nam, ước tính có khoảng 2,5 triệu người bị loãng xương và có trên 150.000 trường hợp bị gãy xương do loãng xương.
Xương thường chắc khoẻ nhất ở thời kỳ đầu trưởng thành. Hàm lượng các chất khoáng có trong xương thường cao nhất ở tuổi 25, sau đó hàm lượng này sẽ giảm xuống vào tuổi mãn kinh ở nữ giới và nam giới thường ở độ tuổi 52 tuổi. Tỷ lệ khối lượng có thể giảm hàng năm, thay đổi từ 0,5 đến 2% tùy theo từng người. Với những người có chế độ dinh dưỡng cân đối và thói quen tập thể dục từ khi còn trẻ thì thường có ít nguy cơ bị loãng xương hơn do xương vẫn được duy trì khoẻ mạnh khi vận đồng.
Loãng xương là căn bệnh diễn biến từ từ và thường không có triệu chứng rõ rệt, khiến người bệnh rất dễ bị loãng xương và thường không biết mình mắc căn bệnh này. Căn bệnh này được ví như “một kẻ cắp thầm lặng”, từng chút một lấy đi các khoáng chất trong ngân hàng xương của cơ thể. Khi bị loãng xương, cơ thể sẽ mất đi một lượng lớn tổ chức xương trong toàn bộ thể tích xương, khiến độ đặc của tổ chức xương bị giảm sút. Các yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp tới độ đặc của xương bao gồm: Thiếu hàm lượng oestrogen (xuất hiện ở phụ nữ tuổi mãn kinh); thiếu hoạt động; bỏ hút thuốc lá; uống nhiều bia rượu; chế độ dinh dưỡng thấp, nghèo nàn canxi.
Bệnh loãng xương có thể gây gẫy xương sau những va chạm rất nhẹ, thường hay xảy ra ở người cao tuổi, khi xương bị gẫy rất lâu liền trở lại. Người bệnh phải nằm một chỗ, điều trị trong một thời gian dài, tốn kém cả về thời gian, tiền bạc và công sức của người nhà. Nguy hiểm hơn, khi phải nằm điều trị lâu ngày sẽ kéo theo rất nhiều biến chứng bất lợi như đường tiết niệu, bội nhiễm đường hô hấp, bị loét mục ở những nơi tì, đè… có thể tàn phá suốt đời và làm giảm tuổi thọ của người bệnh.
Vai trò của dinh dưỡng phòng ngừa loãng xương
Việc điều trị bệnh loãng xương gặp nhiều khó khăn và tốn kém nên mỗi người cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa bằng cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho xương luôn chắc khỏe bằng cách bổ sung hàm lượng canxi và vitamin D phù hợp trong suốt tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì và khi trưởng thành.
Canxi: Canxi rất cần cho tim, cơ bắp và thần kinh để giúp cơ thể hoạt động bình thường và giúp đông máu. Thiếu canxi có thể gây ra bệnh loãng xương. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, chế độ ăn ít canxi có liên quan trực tiếp đến khối xương thấp và có tỷ lệ gãy xương rất cao. Do đó mỗi người cần xây dựng một chế độ ăn giàu canxi. Các loại thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa và các chế phẩm từ sữa, cua, tép, tôm, ốc, lòng đỏ trứng, rau đay, rau dền, rau ngót, rau mồng tơi, đậu nành, vừng,… Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến hàm lượng protein (chất đạm) trong khẩu phần nên ở mức vừa phải, bởi một chế độ ăn nhiều đạm sẽ làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu.
Nếu bổ sung không đủ hàm lượng canxi trong chế độ ăn, bạn cần bổ sung thêm canxi. Lượng canxi bổ sung còn tùy thuộc vào lượng canxi mà cơ thể hấp thu được từ thức ăn. Tất cả các dạng canxi đều được cơ thể hấp thu như nhau khi sử dụng chung với thức ăn, trừ trường hợp người bệnh có vấn đề về đường tiêu hóa. Thuốc bổ sung canxi được cơ thể hấp thu tốt hơn ở liều nhỏ (<=500mg) nhiều lần trong ngày.
Vitamin D: Cơ thể rất cần vitamin D để có thể hấp thu canxi. Thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể không thể tạo đủ hormone calcitriol (dạng vitamin D có hoạt tính), từ đó dẫn đến tình trạng không hấp thu đủ canxi từ thức ăn. Trong những trường hợp này, cơ thể sẽ lấy lượng canxi từ nơi dự trữ là xương, khiến cho xương bị yếu đi và ngăn chặn quá trình tái tạo xương mới.
Có 3 cách để cơ thể nhận vitamin D: qua da, từ nguồn thức ăn và từ thuốc. Vitamin D được hình thành một cách tự nhiên, sau khi cơ thể phơi nắng trực tiếp khoảng 15 phút vài lần trong tuần là đã đủ để tạo được hàm lượng vitamin D cần thiết. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rằng sử dụng mỗi ngày 400 – 600 IU vitamin D, từ thuốc hay các loại thực phẩm giàu vitamin D như: lòng đỏ trứng, gan, cá biển và sữa bổ sung vitamin D.
Cần ăn nhiều rau xanh và trái cây, các loại thức ăn có chứa nhiều thành phẩn oestrogen thực vật như: giá đỗ, bắp cải, đậu nành, dưa chuột, cà chua, tỏi… cũng giúp làm giảm mất xương và làm tăng hàm lượng chất khoáng trong xương.
Tóm lại, bạn có thể phòng ngừa bệnh loãng xương bằng việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt, tập luyện, vận động đầy đủ và hợp lý ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành và duy trì trong suốt cuộc đời. Riêng ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, khi hàm lượng oestrogen giảm loãng xương sẽ được phòng ngừa tốt nhất bằng các liệu pháp hormon thay thế (nếu có chỉ định và điều kiện) kết hợp cũng với một chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao, vận động đầy đủ và hợp lý.
Loãng xương làm giảm khả năng chịu lực của khung xương, đặc biệt là khiến xương dễ gãy và khó lành sau mỗi chấn thương. Chính vì thế, bạn hãy kiên trì uống thuốc theo kê đơn bác sĩ, xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp và đừng quên sử dụng các viên uống bổ xương khớp Nhật để kiểm soát và phòng tránh loãng xương hữu hiệu nhé! Viên uống bổ xương khớp là thực phẩm chức năng có tác dụng lâu dài, giúp hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Viên uống điều trị xương khớp Nhật Bản tại Japana là sản phẩm nhập khẩu chính hãng tại Nhật Bản. Tại Siêu Thị Nhật Bản Japana luôn có chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà và sản phẩm thường xuyên, do đó bạn sẽ có thể mua viên uống bổ xương khớp với giá tốt nhất thị trường.
Nguồn: suckhoehiendai.com
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
8 phương pháp đẩy lùi loãng xương mà không cần dùng thuốc
Tin mới nhất
Khám phá loại collagen dạng nước tốt nhất của Nhật
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm


Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)


Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên


Combo 3 hộp viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)


Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)


Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)


Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên


Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên


Nước uống Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)


Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên


Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên


Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)


Viên uống hỗ trợ giải độc gan Nichiei Bussan Nano Liver Extract Sperm EX 330 viên (Date 11/26)
Tin mới nhất

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
93
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
114
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
115
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
107
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
93
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
124
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
111
31/03/2025

Khí Hư Âm Đạo Là Gì? Những Điều Cần Biết và Cách Chăm Sóc Tình Trạng Khí Hư
97
28/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
38.656
02/10/2018

Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.411
18/07/2017

Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.895
21/07/2017

Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.388
01/10/2018

Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.404
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất

Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
76.089
12/03/2021

Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
50.791
26/01/2021

GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
42.568
28/08/2022

Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.824
05/10/2018

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
38.656
02/10/2018