Các căn bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ
14/05/2021
397
0
Ung thư là được ví như căn bệnh thế kỷ, ngày nay người ta rất dễ bệnh ung thư do các hóa chất gây ưng thư ngày càng tràn lan trong thực phẩm và các chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày phản khoa học. Đặc biệt, ung thư hay gặp ở phụ nữ như: ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung... Vì vậy chúng ta nên bổ sung các kiến thức cần thiết và lắng nghe cơ thể mình để nhận biết các điều bất thường có thể ngăn chặn kịp thời.
1. UNG THƯ VÚ:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú trên thế giới ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam ung thư vú đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và hàng thứ 3 về tỷ lệ tử vong ở nữ giới.
Ung thư vú là một loại ung thư phát triển từ các tế bào vú, thường bắt đầu ở các tuyến, ống dẫn sữa hoặc các thùy tuyến vú nằm bên trong vú, một khối u ác tính có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn khi tiền sử gia đình có người từng mắc căn bệnh này. Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ sinh con muộn hoặc không sinh con; đang bước vào tuổi mãn kinh; béo phì, ít vận động hay ở những người sử dụng rượu bia nhiều cũng là những đối tượng dễ mắc phải bệnh ung thư vú.
Triệu chứng của bệnh ung thư vú là cảm thấy đau tức ngực thường xuyên, ngực có thể sưng to, cứng, hình dạng biến đổi. Ở giai đoạn đầu, ngực bạn có thể xuất hiện những khối u mà khi sờ nắn có thể thể cảm nhận được phần dưới nách hay gần ngực sẽ có hạch; núm vú chảy dịch hoặc máu…khi có những dấu hiệu này cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
2. UNG THƯ CỔ TỬ CUNG:
Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là ung thư phụ khoa phổ biến thứ hai, sau ung thư vú. Mỗi năm có hơn 5.000 ca mắc mới và hơn 2.500 trường hợp tử vong do căn bệnh này.
Các đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao như: sinh đẻ nhiều lần; có nhiều bạn tình; bị nhiễm vi rút đường sinh dục như HPV, chlamydia; nghiện thuốc lá; sử dụng thuốc tránh thai trong một thời gian dài.
Ung thư cổ tử cung có 4 giai đoạn chính và giai đoạn đầu được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ mới hình thành ở lớp bề mặt, chưa phát triển vào sâu trong các mô, hầu như không có dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, do đó chị em không thể nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa. Nhưng có thể chú ý những biểu hiện như: chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh hay sau khi quan hệ; âm đạo chảy máu sau khi mãn kinh; tiết dịch âm đạo bất thường; đau vùng chậu… Khi thấy một trong những dấu hiệu trên, phụ nữ cần đi khám tầm soát ung thư cổ tử cung.
3. UNG THƯ BUỒNG TRỨNG:
Ung thư buồng trứng là một loại ung thư ảnh hưởng đến một hoặc cả hai buồng trứng của phụ nữ. So với ung thư vú thì số ca mắc mới của bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng chỉ chiếm khoảng 10% trong những bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư buồng trứng gây ra lại rất cao và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Ung thư buồng trứng xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến ở phụ nữ trung niên. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: phụ nữ không có con hoặc có con đầu lòng sau tuổi 35, sử dụng Estrogen làm biện pháp thay thế hoóc môn, bản thân hoặc gia đình từng mắc hội chứng Lynch. Tuy nhiên, những người không nằm trong các đối tượng trên vẫn có thể mắc ung thư.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây, đặc biệt khi các biểu hiện này xảy ra trong hơn 12 ngày mỗi tháng, thì rất có thể đó là dấu hiệu ung thư buồng trứng: đầy hơi, chướng bụng hoặc tăng kích thước vòng bụng bất thường; đau vùng chậu hoặc vùng bụng; cảm thấy chán ăn, khó tiêu hoặc no nhanh không rõ nguyên nhân; Các triệu chứng liên quan đến hệ tiết niệu (xảy ra thường xuyên và cấp tính).
4. UNG THƯ TUYẾN GIÁP:
Năm 2018, theo thống kê của Globocan, bệnh ung thư tuyến giáp là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới ở cả nam và nữ, tỷ lệ nữ thường cao hơn nam gấp 3 lần, khoảng 6,7 triệu ca mắc mới. Ung thư tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ độ tuổi dậy thì và mang thai – độ tuổi phát triển mạnh mẽ của tế bào. Tại Việt Nam số lượng người mắc ung thư tuyến giáp đang có xu hướng tăng cao.
Ung thư tuyến giáp được chia thành hai nhóm chính: ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Thường dễ gặp ở những phụ nữ: có tiền sử bệnh từ trước của gia đình; mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp; chế độ ăn nhiều chất béo lại thiếu muối Iod; sử dụng nhiều rượu bia.
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm những dấu hiệu như: có khối u ở trước cổ; khó nuốt và khó thở; giọng nói bị khàn hay ho mãn tính…. Thì ung thư tuyến giáp là một trong những dạng ung thư dễ chữa trị thành công nhất, cơ hội sống trên 5 năm cho các bệnh nhân là gần 100%. Tuy nhiên, để kết quả điều trị tốt, bên cạnh các phương pháp điều trị Tây y, bệnh nhân cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và tránh các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe.
5. UNG THƯ DA:
Ung thư da là loại ung thư xuất phát từ biểu mô da – lớp che phủ mặt ngoài cơ thể gồm có 7 lớp tế bào. Nếu tổn thương xảy ra ở lớp tế bào đáy được gọi ung thư biểu mô tế bào đáy. Tương tự ở lớp tế bào vảy sinh ra ung thư biểu mô tế bào vảy. Các tuyến phụ thuộc da như tuyến mồ hôi, tuyến bã sinh ra ung thư tuyến mồ hôi, tuyến bã. Hầu hết các bệnh ung thư da tế bào đáy và tế bào vảy là do tiếp xúc nhiều và không được bảo vệ trước tia cực tím (UV) tự nhiên từ ánh sáng mặt trời và nhân tạo từ giường tắm nắng. Ung thư da bởi khối u ác tính ít phổ biến hơn một số loại ung thư da khác nhưng lại nguy hiểm hơn vì có khả năng phát triển và lan rộng. Bất cứ ai cũng có thể bị ung thư da nhưng những người có làn da trắng sẽ dễ bị ung thư da hơn những người có làn da tối màu, chính vì thế tỷ lệ nữ thường cao hơn nam.
Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư da là sự thay đổi trên da. Đặc biệt là sự xuất hiện một mụn mới hoặc một vết đau không khỏi. Không phải tất cả các loại ung thư da trông đều giống nhau. Thay đổi da cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân không phải là ung thư. Tuy vậy bạn nên gặp bác sỹ nếu như có bất kỳ thay đổi nào về da mà bạn nghĩ là bất thường.
Những căn bệnh ung thư nói trên đều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản cũng như gây nguy hiểm đến tính mạng của chị em phụ nữ khi đã di căn.
Chính vì vậy, chị em phụ nữ cần chú ý đến sức khỏe sinh sản và vệ sinh phụ khoa để bản thân phòng chống các bệnh đáng sợ nêu trên. Cần thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm có hướng chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, việc bổ sung thêm Collagen cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư. Tác dụng này của Collgen rất ít ai biết tới. Một số nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, dùng collagen dưới dạng chiết xuất có thể ngăn ngừa hiệu quả sự biến đổi của tế bào ES biến thành tế bào ung thư.
Với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm nghiệm lâm sàng đầy đủ, các sản phẩm Collagen có xuất xứ Nhật Bản chính là điều mà các bạn đang tìm kiếm. Phần lớn các sản phẩm collagen của Nhật Bản đều là sản phẩm được chiết xuất từ tự nhiên, chủ yếu từ da cá với đặc trưng và cấu trúc gần giống với cấu trúc da người. Ngoài ra quy trình sản xuất nghiêm ngặt, kiểm định an toàn chất lượng và khả năng hấp thụ tốt cũng là những yếu tố khiến các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sản phẩm này.
Nguồn: ttythuyencailay.com.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Người bị thoái hoá cột sống có nên chạy bộ không?
Tin mới nhất
Người bị thoái hoá cột sống có nên tập Gym hay không?
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
24 Tuổi Có Còn Tăng Chiều Cao Được Không? Bí Quyết Hiệu Quả Để Cải Thiện Chiều Cao
56
20/12/2024
Top 10 Sản Phẩm Collagen Nhật Dạng Nước Trắng Da Bán Chạy Nhất Năm 2024
159
20/12/2024
Nên Uống Gì Để Đẹp Da Chống Lão Hóa Hiệu Quả Và Dễ Làm
15
19/12/2024
[Góc Giải Đáp] Collagen Dạng Nào Dễ Hấp Thụ Nhất
26
18/12/2024
Cho Con Bú Có Uống Được Tảo Nhật Không? Hướng Dẫn Cách Dùng
28
18/12/2024
Gợi Ý Quà Tặng Sức Khỏe Ý Nghĩa Dành Tặng Cho Người Thân
15
11/12/2024
Hướng Dẫn Chọn Quà Tết Cho Doanh Nghiệp
252
10/12/2024
Top 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
324
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.558
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.120
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.710
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.102
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.209
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.732
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.958
26/01/2021
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.539
28/08/2022
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.346
05/10/2018
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.558
02/10/2018