Bạn có đang dùng vitamin quá liều?
09/01/2021
519
0
Mặc dù vitamin là rất cần thiết cho cơ thể nhưng bạn không nên quá lạm dụng chúng mà chỉ cần bổ sung lượng vitamin vừa đủ cho cơ thể.
Tại sao bạn có nguy cơ dùng quá liều vitamin?
Hầu hết các loại thực phẩm chức năng vitamin đều được bán và khuyến cáo với liều lượng sẽ không gây ra vấn đề sức khỏe, miễn là bạn tuân thủ theo hướng dẫn. Dùng vitamin quá liều có thể dẫn đến tử vong.
Có 2 trường hợp liên quan đến sức khỏe do bổ sung vitamin quá liều:
- “Vô thưởng vô phạt”: Nghĩa là bạn bổ sung càng nhiều vitamin không đồng nghĩa với việc bạn có sức khỏe tốt. Hiện chưa có trường hợp nào được khoa học chứng minh, bổ sung một loại vitamin nào đó với một liều lượng lớn sẽ gia tăng lợi ích sức khỏe cho bạn.
- Khiến vấn đề sức khỏe ngày càng trầm trọng hơn: Thông thường, các vấn đề phản tác dụng do quá liều vitamin có thể kết thúc nếu bạn ngừng sử dụng loại vitamin đó. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thì không, nếu bạn cảm giác cơ thể đang dung nạp nhiều vitamin hơn mức bình thường, hãy đến gặp bác sĩ.
Những loại vitamin nào sẽ có hại nếu dùng quá liều?
Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng thuộc khoa Y tế và Sức khỏe của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ đã đưa ra tiêu chuẩn để dung nạp các loại vitamin, khoáng chất. UL chính giới hạn tiêu thụ tối đa mà bạn có thể dùng.
Dưới đây là cách nhận biết UL các loại vitamin và những ảnh hưởng xấu nếu bạn dùng quá liều.
Vitamin A
Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển thị lực, tế bào và chức năng hệ thống miễn dịch. Người trưởng thành cần khoảng 700-900 microgam (mcg) mỗi ngày.
Vitamin A được tìm thấy trong các loại thực phẩm: gan, cá, thịt, sản phẩm từ sữa, các loại trái cây, rau củ nhiều màu sắc.
UL cho vitamin A theo độ tuổi:
- ♦ 0-3 tuổi: 600 mcg
- ♦ 4-8 tuổi: 900 mcg
- ♦ 9-13 tuổi: 1.700 mcg
- ♦ Người lớn: 3.000 mcg
Lưu ý: Vì vitamin A thuộc nhóm vitamin tan trong dầu, nên chúng cũng có khả năng tan trong chất béo, vì thế chúng có thể được lưu trữ nhiều trong cơ thể theo thời gian cùng chất béo. Uống vitamin A quá mức có thể gây ra áp lực nội sọ, chóng mặt, buồn nôn, tổn thương gan, đau đầu, phát ban, đau khớp, hôn mê, thậm chí tử vong.
Vitamin C
Vitamin C có chức năng chống lại các gốc tự do, bảo vệ tế bào và tăng cường hệ miễn dịch. Người trưởng thành cần trung bình 70-90 mg/ngày.
Vitamin C được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau quả như ổi, cam, đu đủ, bông cải xanh, dâu tây, kiwi…
Thông thường chúng ta chỉ chú trọng bổ sung vitamin C với nhu cầu trị bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Các UL cho vitamin C theo độ tuổi:
- ♦ 0-12 tháng: chưa có số liệu
- ♦ 1-3 tuổi: 400 mg
- ♦ 4-8 tuổi: 650 mg
- ♦ 9-13 tuổi: 1.200 mg
- ♦ 14-18 tuổi: 1.800 mg
- ♦ Người lớn: 2.000 mg
Trên thực tế, nếu bạn bổ sung quá liều vitamin C có thể không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng có thể gặp các tác dụng phụ như: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, sỏi thận.
Vitamin D
Vitamin D có vai trò giúp cơ thể hấp thụ, sử dụng canxi. Vì thế, nếu thiếu vitamin D, bạn sẽ có nguy cơ gặp vấn đề về bệnh loãng xương.
Người trưởng thành cần khoảng 600 IU (đơn vị quốc tế)/ngày.
Thực tế, bạn không nhận nhiềuvitamin D từ thực phẩm, mà chúng được cơ thể sản sinh khi tiếp da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì thế, loại vitamin này thường được lựa chọn bổ sung dưới hình thức thực phẩm chức năng. Do đó, khả năng bị quá liều vitamin D có thể xảy ra.
Các UL cho vitamin D theo độ tuổi:
- ♦ 0-6 tháng: 1.000 IU
- ♦ 7-12 tháng: 1.500 IU
- ♦ 1-3 tuổi: 2.500 IU
- ♦ 4-8 tuổi: 3.000 IU
- ♦ Từ 9 tuổi trở lên: 4.000 IU
Lưu ý: Nếu bạn uống quá nhiều vitamin D bổ sung dưới dạng trực tiếp có thể làm tăng nồng độ canxi trong máu, gây hại cho tim, thận.
Vitamin E
Vitamin E đóng vai trò bảo vệ và vận hành hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, loại vitamin này còn hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu.
Vitamin E được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên, chủ yếu là các loại hạt, rau xanh.
Người trưởng thành cần khoảng 15 mg vitamin E mỗi ngày.
Các UL cho vitamin E theo độ tuổi:
- ♦ 0-6 tháng: chưa có số liệu
- ♦ 7-12 tháng: chưa có số liệu
- ♦ 1-3 tuổi: 200 mg
- ♦ 4-8 tuổi: 300 mg
- ♦ 9-13 tuổi: 600 mg
- ♦ 14-18 tuổi: 800 mg
- ♦ Trên 18 tuổi: 1.000 mg
Lưu ý: Nếu bổ sung vitamin E quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, bầm tím.
Vitamin B3 (Niacin)
Vitamin B3 giúp cơ thể chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động trong ngày. Thực tế, rất ít trường hợp được ghi nhận là thiếu vitamin B3, vì chúng có trong hầu hết các loại thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chức năng kiểm soát nồng độ cholesterol.
Vitamin B3 được tìm thấy trong: thịt bò, nấm, dâu tây, yến mạch, sản phẩm từ sữa, hạt điều…
Các UL cho vitamin B3 theo độ tuổi:
- ♦ 0-6 tháng: chưa có số liệu
- ♦ 7-12 tháng: chưa có số liệu
- ♦ 1-3 tuổi: 10 mg
- ♦ 4-8 tuổi: 15 mg
- ♦ 9-13 tuổi: 20 mg
- ♦ 14-18 tuổi: 30 mg
- ♦ Trên 18 tuổi: 35 mg
Lưu ý: Nếu dùng quá liều vitamin B3 có thể dẫn đến tổn thương gan, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Vitamin B6
Vitamin B6 đóng vai trò chuyển đổi protein và đường thành năng lượng, cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin này còn rất cần thiết cho việc sản xuất huyết sắc tố (một dạng protein phức tạp), chức năng hệ thần kinh.
Thực tế, cơ thể người hiếm khi thiếu vitamin B6, vì vậy chúng ta không cần sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, vitamin B6 lại được dùng để giảm mức homocysteine, điều trị trầm cảm, hội chứng ống cổ tay.
Người trưởng thành trung bình cần khoảng 1,3 mg/ngày.
Các UL cho vitamin B6 theo độ tuổi:
- ♦ 0-6 tháng: chưa có số liệu
- ♦ 7-12 tháng: chưa có số liệu
- ♦ 1-3 tuổi: 30 mg
- ♦ 4-8 tuổi: 40 mg
- ♦ 9-13 tuổi: 60 mg
- ♦ 14-18 tuổi: 80 mg
- ♦ Trên 18 tuổi: 100 mg
Lưu ý: Bạn nên tránh sử dụng lâu dài các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B6 vì có thể gây tổn thương thần kinh, da, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng.
Vitamin B9 (Axit folic)
Vitamin B9 là một trong những loại vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong việc tạo DNA, phân chia và phát triển tế bào.
Vitamin B9 được tìm thấy trong các loại rau xanh, trái cây, các loại hạt, đậu. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung trực tiếp bằng các loại thực phẩm chức năng.
Người trưởng thành trung bình cần khoảng 400 mc/ngày.
Các UL cho vitamin B9 theo độ tuổi:
- ♦ 0-6 tháng: chưa có số liệu
- ♦ 7-12 tháng: chưa có số liệu
- ♦ 1-3 tuổi: 300 mcg
- ♦ 4-8 tuổi: 400 mcg
- ♦ 9-13 tuổi: 600 mcg
- ♦ 14-18 tuổi: 800 mcg
- ♦ Trên 18 tuổi: 1.000 mcg
Lưu ý: Nếu bổ sung quá liều axit folic (vitamin B9) có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B12, dễ gây tổn thương thần kinh. Nếu bạn bị quá liều vitamin B9 trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Nếu muốn sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để nắm rõ liều lượng được dung nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, để có một sức khỏe lâu dài, không bị thiếu hụt vitamin và các dưỡng chất khác, bạn cần tập trung cải thiện chế độ ăn hằng ngày một cách lành mạnh.
Nếu cuộc sống là món quà quý giá mà tạo hóa ban tặng thì sức khỏe chính là vô cùng vốn quý cần phải trân trọng và giữ gìn. Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn kéo theo bữa ăn hằng ngày không đầy đủ, chế độ ăn uống không điều độ, dẫn tới thiếu vitamin và khoáng chất, đây là những chất rất cần thiết cho cuộc sống. Do vậy, nhu cầu bổ sung thêm vitamin và khoáng chất ngày một tăng. Họ tìm tới các loại vitamin Nhật Bản ngày một nhiều để bổ sung dưỡng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể.
Mua thuốc bổ & Vitamin Nhật Bản tại Japan.vn - Siêu Thị Nhật Bản là bạn được đảm bảo về chất lượng cũng như nguồn gốc sản phẩm bởi Siêu thị trực tuyến Nhật Bản chúng tôi cung cấp các sản phẩm nhập khẩu chính hãng từ đất nước Nhật Bản.
Đến với Japana, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm:
- - Hàng chính hãng 100% được nhập khẩu từ Nhật Bản
- - Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình
- - Giá tốt nhất thị trường
- - Giao hàng nhanh chóng
Cam kết hoàn tiền gấp đôi nếu phát hiện hàng nhái hàng giả
Nguồn Hello Bac Si
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
7 thực phẩm hoàn toàn có thể thay thế được vitamin tổng hợp bạn nên biết
Tin mới nhất
Cách nhận biết cơ thể đang bị thiếu chất khoáng để phòng ngừa
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
TOP 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
115
05/12/2024
Mua gì tẩm bổ cho người già? Tổng Hợp 8 Loại Thực Phẩm Cần Thiết
53
05/12/2024
Giãn cơ có giúp tăng chiều cao không? Bài tập giãn cơ
40
05/12/2024
Bổ sung vitamin D cho người lớn bằng cách nào?
40
05/12/2024
5+ Điều Cần Biết Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi
37
05/12/2024
Các bước skincare buổi sáng và những điều cần lưu ý
49
05/12/2024
Top 8 kem trị nám tốt nhất cho bà bầu hiện nay
43
05/12/2024
Tác Dụng Của Hoocmôn Sinh Trưởng GH Đối Với Sức Khỏe
42
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.417
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.081
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.685
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.065
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.184
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.464
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.602
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.269
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
38.940
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.417
02/10/2018