Vôi hoá cột sống là bệnh gì và hướng khắc phục
11/06/2021
357
0
Một dạng bệnh thoái hoá cột sống phải kể đến vôi cột sống, nó gây ra các triệu chứng đau lưng, cứng các khớp cổ, vai, hông, đùi. Cần cải thiện sớm nếu không có thể dẫn đến tê bì bàn tay, bàn chân, thậm chí có thể gây teo. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vôi cột sống qua bài viết sau đây.
Vôi hóa hóa cột sống là gì?
Vôi hóa cột sống là hiện tượng canxi lắng tụ trên các chồi gai, chồi xương ở thân đốt sống hoặc trên các dây chằng cạnh cột sống. Sự lắng tụ này có thể gây chèn ép các dây thần kinh và các cấu trúc nhận cảm đau xung quanh từ đó gây đau lưng, đau cổ, thậm chí cơn đau có thể lan xuống vai, tay hoặc hai chân.
Nguyên nhân cột sống bị vôi hóa?
Vôi hóa cột sống là một trong những bệnh lý liên quan đến sự biến đổi cấu trúc của cột sống do sự lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân cột sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống, nhưng nguyên nhân sâu xa là do bệnh thoái hóa cột sống gây ra, đặc trưng bởi tổn thương sụn và xương dưới sụn do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, tác động cộng hưởng với các yếu tố gây tổn thương cho cột sống như lao động nặng, thói quen đứng lâu, ngồi nhiều,..
Bệnh phổ biến ở người trung niên, cao tuổi nhưng tỉ lệ nam giới mắc bệnh vôi hóa cột sống cao hơn phụ nữ do họ thường xuyên lao động nặng. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh cũng dễ bị vôi cột sống. Ngoài ra, những người lao động tay chân thường xuyên khuân vác nặng, hoặc những người bị thừa cân, béo phì làm gia tăng áp lực lên xương khớp, khiến cột sống nhanh chóng bị thoái hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh vôi cột sống. Ở những người trẻ, thói quen ngồi nhiều, lười vận động làm ảnh hưởng xấu đến quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng các khớp. Đặc biệt, cơ thể thiếu dưỡng chất chuyên biệt dành cho xương khớp làm các tế bào sụn bị mòn, bong tróc đồng thời xương dưới sụn bị xốp và yếu đi, là những tác nhân thúc đẩy sự hình thành và phát triển bệnh.
Vị trí cột sống dễ bị vôi hóa
Cột sống gồm có 33-34 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống cổ (C1 đến C5), 12 đốt sống ngực (D1 đến D12), 5 đốt sống thắt lưng (L1 đến L5), 5 đốt xương cùng (S1 đến S5) và 4-5 đốt xương cụt. Trong tất cả các vị trí này, bệnh vôi hóa cột sống thường gặp ở phần cổ và cột sống lưng.
Vôi hóa đốt sống cổ
Cổ dễ bị vôi hóa hơn so với những vị trí khác vì nó được sử dụng nhiều trong các hoạt động xoay, cúi, gập, ngửa cổ. Mỗi ngày cổ phải gánh chịu sức nặng của đầu với trọng lượng khoảng 5kg (tư thế đầu giữ thẳng), đặc biệt cổ sẽ phải gánh chịu sức nặng nhiều hơn khi bạn đứng, ngồi, nằm sai tư thế hoặc mang vác những vật nặng trên vai, cổ dẫn đến quá trình thoái hóa càng bị đẩy nhanh hơn.
Vôi hóa đốt sống lưng
Các đốt sống ở vùng lưng cũng “nặng gánh” không kém gì đốt sống cổ. Chúng có nhiệm vụ chống đỡ toàn bộ phần trên của cơ thể khi chúng ta đi, đứng, ngồi, nằm. Vùng này sẽ chịu nhiều lực tác động hơn khi bạn phải ngồi lâu ở một tư thế hoặc bưng bê, mang vác những vật nặng. Các tác động này lâu dần làm biến đổi cấu trúc của các đốt sống lưng, từ đó tạo điều kiện canxi lắng tụ lại và gây bệnh.
Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống
- Đau nhức vùng cổ hoặc thắt lưng, đau nhiều khi vận động và giảm khi được nghỉ ngơi.
- Đau lan xuống bả vai, cánh tay, bàn tay và kèm đau đầu nếu bị vôi cột sống cổ, còn vôi hóa cột sống lưng, sẽ gây đau lưng, lan xuống cả hông, đùi, thậm chí có thể gây tê bì bàn chân.
Các triệu chứng vôi hóa khá giống với bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… Vì thế, người bệnh cần đi khám chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán chính xác bệnh từ đó có phương pháp khắc phục hiệu quả.
Cách khắc phục vôi hóa cột sống
Giống với thoái hóa khớp, bệnh không thể chữa triệt để hoàn toàn mà chủ yếu là giảm triệu chứng đau và làm chậm thoái hóa. Có hai phương pháp giúp cải thiện vôi hóa đốt sống là dùng thuốc và không dùng thuốc.
Điều trị không dùng thuốc
Các biện pháp không dùng thuốc như: tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường lưu thông máu, giãn cơ, giảm đau hoặc chiếu đèn, chiếu tia hồng ngoại vào vùng bị đau giúp dây chằng và cơ dược giãn ra nên có tác dụng giảm đau. Đặc biệt, người bệnh vôi hóa cột sống cổ, cột sống lưng cần phải cung cấp các dưỡng chất chuyên biệt dành cho xương khớp như tinh chất PEPTAN để bảo vệ, tái tạo sụn và xương dưới sụn. Đây là phương pháp ứng dụng thành tựu khoa học mới nhất trong việc giảm đau khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa bệnh vôi cột sống tiến triển.
Điều trị bằng thuốc
Dùng thuốc (thường là thuốc giảm đau): Người bệnh chỉ nên dùng khi đau nhiều hoặc khi đã áp dụng các biện pháp nội khoa nhưng không có hiệu quả. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng. Hầu hết các loại thuốc giảm đau thông thường đều gây hại dạ dày, gan, thận, tim mạch nếu lạm dụng thường xuyên. Về lâu dài chỉ làm giảm triệu chứng mà không phuc hồi bệnh từ gốc.
Thuốc giảm đau, kháng viêm dùng điều trị vôi hóa cột sống chỉ giúp giảm các triệu chứng tạm thời, chưa thể giải quyết được nguyên nhân gây bệnh từ gốc.
Thuốc điều trị vôi hóa cột sống
Các loại thuốc thường được dùng để điều trị đau trong vôi hóa cột sống bao gồm:
- Thuốc giảm đau: paracetamol, ibuflophen, acid acetylsalicylic (aspirin), codein và tramadol.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): aspirin, diclofenac và acetaminophen.
- Thuốc giãn cơ: succinylcholine, vecuronium, rocuronium, pipecuronium.
- Thuốc tiêm Steroid: Tiêm thuốc steroid tại khớp để giảm viêm đau trong trường hợp bệnh nhân đau nhiều.
Các loại thuốc điều trị bệnh vôi hóa cột sống thường có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến thần kinh, dạ dày, gan thận, tim mạch, cơ bắp. Một số loại thuốc còn có thể chứa thành phần gây nghiện và dễ bị nhờn thuốc (codein, tramadol…). Người bệnh không nên lạm dụng thuốc chữa vôi hóa cột sống, đặc biệt là các loại thuốc nam, thuốc đông y không rõ nguồn gốc. Đối với các loại thuốc tây điều trị vôi hóa cột sống chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Việc dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm chỉ giúp người bệnh đỡ đau tạm thời. Khi ngừng dùng thuốc vẫn có thể bị đau lại. Trong trường hợp có chèn ép vào hệ thần kinh, gây tê đau tứ chi, rối loạn đại tiểu tiện,, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật giải tỏa áp lực đó.
Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật có thể giúp loại bỏ chính xác các mấu gai chèn ép cột sống, thoát vị đĩa đệm... Tuy nhiên sau khi cắt, gai vẫn có nguy cơ “mọc” lại do quá trình thoái hóa vẫn chưa được ngăn chặn đúng cách, sụn khớp và xương dưới sụn vẫn đang bị tổn thương và hư hại nặng.
Cần phải có biện pháp làm chậm thoái hóa, hồi phục các tổn thương tại cột sống thì mới hy vọng kiểm soát được các cơn đau lưng do vôi hóa.
Giải pháp làm chậm thoái hóa, cải thiện vôi hóa từ gốc
Vôi hóa cột sống là tình trạng lắng đọng canxi trên dây chằng hoặc hình thành các mấu gai ngang, các mõm gai do thoái hóa cột sống. Các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu cơ xương của Trường ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM vừa công bố công trình nghiên cứu khoa học mà theo đó, họ phát hiện rằng cứ 10 người Việt Nam ở TPHCM trên 40 tuổi thì 6 người bị thoái hóa xương cột sống. Đau lưng được xem là biểu hiện cụ thể nhất của thoái hóa cột sống.
Theo thời gian, công việc, tuổi tác, thừa cân và các thói quen di chuyển khiến cột sống bị tổn thương nghiêm trọng. Các lớp sụn khớp và xương dưới sụn càng lúc càng bị bào mòn, bong tróc và hư hại nhiều hơn.
Khi xương dưới sụn (các đốt sống) tổn thương đến mức độ nhất định sẽ hình thành các gai xương. Các gai xương này va chạm vào các phần mềm chung quanh, gây ra các cơn đau nhức lưng từ nhẹ đến dữ dội, ảnh hưởng đến cột sống. Lâu dần khiến cột sống mất khả năng linh hoạt.
Đây là tiến trình một chiều, không thể đảo ngược. Việc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm hay thuốc giãn cơ chữa vôi hóa cột sống chỉ là biện pháp tạm thời, chưa thể giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Như đã nói, vôi hóa cột sống hình thành do sự thúc đẩy của thoái hóa khớp, do đó, để điều trị căn bệnh này hiệu quả, điều quan trọng là phải làm chậm, ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp tiếp tục phá hủy các thành phần tạo nên cột sống (sụn khớp, các đốt sống, dây chằng, dịch khớp…). Từ đó, mới có thể ổn định lại cấu trúc cột sống và giảm đau nhức hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: jexmax.com.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Ăn gì để cải thiện tình trạng rụng tóc?
Tin mới nhất
Vì sao dưỡng tóc nhưng lại kém hiệu quả?
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
Lão Hóa Da Là Gì? 5 Cách Ngăn Ngừa Da Lão Hóa Sớm
23
13/12/2024
Hoạt chất trị nám nào tốt nhất hiện nay?
34
13/12/2024
Lịch Tập Tăng Chiều Cao Cho Nữ Hiệu Quả Nhất
14
13/12/2024
HƯỚNG DẪN CHỌN QUÀ TẾT CHO DOANH NGHIỆP
99
10/12/2024
TOP 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
184
05/12/2024
Mua gì tẩm bổ cho người già? Tổng Hợp 8 Loại Thực Phẩm Cần Thiết
105
05/12/2024
Giãn cơ có giúp tăng chiều cao không? Bài tập giãn cơ
65
05/12/2024
Bổ sung vitamin D cho người lớn bằng cách nào?
64
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.443
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.094
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.691
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.072
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.191
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.613
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.677
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.291
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.203
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.443
02/10/2018