Tổng hợp những chấn thương đầu gối, khớp gối thường gặp
04/06/2021
377
0
Khớp gối là khớp cử động nhiều và linh hoạt nhất trên cơ thể con người nên thường xảy ra chấn thương. Chúng ta cần biết những tổn thương này từ đây để có cách phòng chống phù hợp để bảo vệ khớp gối một cách tốt nhất.
Tổng hợp tất cả chấn thương đầu gối, khớp gối thường gặp nhất
Đầu gối là nhìn thì nhỏ bé nhưng lại là khớp lớn và đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng là nâng đỡ cơ thể theo từng bước đi và điều hướng chuyển động của đôi chân. Chính vì phạm vi hoạt động lớn và tần suất cử động liên tục, việc khớp gối bị “dính” chấn thương là chuyện “cơm bữa”. Danh sách các chấn thương đầu gối thường gặp nhất dưới đây sẽ giúp các bạn hình dung được một cách cụ thể những mối đe dọa mà khớp gối phải đối mặt hàng ngày.
Bong gân
Ở đầu gối có các dây chằng giúp khớp ổn định khi chuyển động là dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng chéo sau và dây chằng chéo bên. Khi gặp tác động mạnh, các dây chằng bị giãn hoặc rách sẽ dẫn đến tình trạng bong gân. Và bong gân khớp gối được phân chia theo 3 cấp độ theo mức độ tổn thương của dây chằng:
- Cấp độ 1: Dây chằng bị căng và đau nhưng không bị rách, khớp vẫn cử động được.
- Cấp độ 2: Dây chằng bị giãn hoặc rách một phần, khớp có dấu hiệu lỏng lẻo.
- Cấp độ 3: Dây chằng bị rách hoàn toàn, khớp trở nên bất ổn và khó hoạt động.
Trật khớp gối
Đây là chấn thương hiếm gặp nhưng khi xảy ra sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến toàn bộ cấu trúc của khớp gối, thậm chí cả mạch máu và dây thần kinh. Trật khớp gối là khi xương bánh chè và xương đùi bị lệch sang một bên của đầu gối.
Trật khớp gây đau đớn dữ dội, làm biến dạng khớp khiến chức năng vận động gần như bị “tê liệt”. Do đó, khi gặp chấn thương này, cần phải xử lý càng sớm càng tốt để bảo toàn khớp.
Căng cơ
Căng cơ là khi gân hoặc các bó cơ xung quanh đầu gối bị kéo căng bởi áp lực quá lớn. Sự căng thẳng này không chỉ gây ra cảm giác đau nhức mà còn làm rối loạn chức năng vận động của khớp gối.
Viêm bao hoạt dịch
Các túi chứa dịch nhầy gọi là bao hoạt dịch ở đầu gối bị kích thích hoặc nhiễm trùng dẫn đến tình trạng viêm. Bao hoạt dịch đóng vai trò như những tấm đệm lót giúp giảm ma sát giữa các mô trong khớp bao gồm cơ, gân, dây chằng…
Khi bao hoạt dịch bị viêm, các bộ phận này sẽ bị cọ xát vào nhau gây đau nhức và khó di chuyển khớp gối. Nếu không điều trị dứt điểm, viêm bao hoạt dịch có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối.
Gãy xương
Nguy cơ gãy xương có thể xảy đến với mọi chiếc xương trong cấu trúc khớp gối gồm xương đùi, xương chày, xương mác và xương bánh chè khi đầu gối chịu lực tác động lớn hoặc đột ngột. Trong đó, xương bánh chè là vị trí dễ bị chấn thương này nhất bởi nằm ở mặt trước của khớp gối.
Rách sụn chêm
Sụn chêm nằm giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Nhờ đặc tính dai và độ đàn hồi cao, sụn chêm giúp giảm ma sát hiệu quả cho hai chiếc xương quan trọng này, đảm bảo khớp gối luôn vững chắc và hoạt động trơn tru.
Nhưng chính vì giữ nhiệm vụ nâng đỡ và giảm xóc nên sụn chêm thường bị rách. Chấn thương này có thể xảy ra với cả người lớn và trẻ nhỏ làm cho việc đi lại trở nên khó khăn.
Dù bạn đứng hay ngồi, đi hay chạy… đều có sự tham gia của khớp gối. Với tần số hoạt động liên tục, đầu gối là vị trí khớp chịu nhiều chấn thương là điều dễ hiểu.
Nguyên nhân gây chấn thương khớp gối
Những chấn thương đầu gối phổ biến bao gồm bong gân, căng cơ, viêm bao hoạt dịch, trật khớp, gãy xương, rách sụn chêm chủ đến đến từ những nguyên nhân dưới đây:
Tác động ngoại lực mạnh
Hầu hết các chấn thương này đều là hậu quả của việc khớp gối phải chịu ngoại lực lớn khi chúng ta chơi thể thao, làm việc hoặc tai nạn. Lực tác động mạnh và bất ngờ khiến nhiều bộ phận trong khớp gối bị tổn hại, gây ra nhiều loại chấn thương ở đầu gối.
- Bệnh lý xương khớp
Các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, nhiễm trùng khớp… không trực tiếp gây ra những chấn thương ở đầu gối, nhưng có thể là hậu quả (biến chứng) hoặc làm tăng nguy cơ tổn thương ở khớp gối. Khi đó, những bệnh lý này âm thầm phá hủy sụn, xương dưới sụn - hai thành phần chính cấu tạo nên khớp, khiến khớp suy yếu và dễ bị chấn thương hơn khi bị lực tác động.
Bên cạnh hai nguyên nhân chính yếu là lực tác động mạnh và bệnh lý xương khớp, khớp gối bị chấn thương còn bởi một số yếu tố như:
- Thừa cân béo phì
- Tuổi tác và giới tính (người cao tuổi và phụ nữ có nguy cơ chấn thương khớp gối cao hơn).
- Tập luyện quá sức
- Sai tư thế vận động
Biết được chấn thương khớp gối “từ đâu đến” sẽ giúp việc phòng ngừa cũng như điều trị phục hồi đầu gối dễ dàng và hiệu quả hơn. Và vì chấn thương đầu gối không “buông tha” bất kỳ ai, thế nên việc trang bị kiến thức ngăn chặn bong gân, trật khớp, gãy xương, căng cơ, rách sụn chêm đầu gối là điều cần thiết đối với tất cả mọi người.
Phòng ngừa chấn thương khớp gối như thế nào?
Chú trọng chăm sóc sụn, xương dưới sụn chắc khỏe và hạn chế tác động của ngoại lực là cách giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương khớp gối. Để làm được điều này, các bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
Tránh tác động ngoại lực lên khớp gối
Khi tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao hay kể cả lúc làm việc, các bạn phải chú ý đến sự an toàn của khớp gối thông qua các hành động thiết thực như:
- Mang giày chuyên biệt khi chơi thể thao.
- Lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng và không tập luyện quá sức.
- Không chơi thể thao khi mặt sân trơn trượt hoặc gồ ghề.
- Mang băng đầu gối khi tham gia các môn thể thao.
- Thực hiện các động tác giãn cơ trước khi tập luyện hoặc chơi thể thao.
- Tuân thủ luật an toàn khi tham gia giao thông.
- Thường xuyên kiểm tra không gian sống, nhất là phòng tắm để tránh trượt ngã.
Riêng đối với những người mắc bệnh lý xương khớp, cần thăm khám định kỳ và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để ngăn chặn tổn thương sâu. Bởi nếu bệnh diễn tiến nặng, vừa khiến đầu gối dễ bị chấn thương vừa có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề làm suy giảm chức năng vận động.
Liệu trình điều trị chung cho các chấn thương đầu gối
Mỗi dạng chấn thương sẽ có hướng xử lý riêng. Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ tổn thương và nguyên nhân gây ra để xác định phương pháp điều trị cụ thể:
- Đối với trường hợp căng cơ do hoạt động quá mức chỉ cần nghỉ ngơi và chườm lạnh.
- Đối với trường hợp viêm bao hoạt dịch, bên cạnh nghỉ ngơi, bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc giảm đau chống viêm.
- Đối với trường hợp bong gân, trật khớp và gãy xương, ngoài nghỉ ngơi và uống thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành băng nẹp để cố định khớp và phần xương bị gãy.
Lưu ý: Trường hợp chấn thương nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều chỉnh xương và khớp gối. Khi đầu gối phục hồi, bạn sẽ được hướng dẫn tập vật lý trị liệu để tìm lại cảm giác và chức năng cử động của khớp gối.
Chấn thương khớp gối có thể bất ngờ “tìm đến” bạn mọi lúc mọi nơi, thế nên hãy luôn chủ động bảo vệ và chăm sóc đầu gối trong mọi tình huống. Và nếu không may gặp chấn thương, đừng chủ quan mà nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe cho khớp gối các bạn nhé!
Khi bị các vấn đề về xương khớp bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: jexmax.com.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Giảm tóc gãy rụng với tuyệt chiêu của người Ấn Độ
Tin mới nhất
Học hỏi 6 cách làm đẹp của phụ nữ Hy Lạp
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
Bệnh loãng xương nên ăn gì? Nguyên tắc và top 8 loại thực phẩm tốt
80
28/11/2024
Nên uống gì để đẹp da chống lão hóa hiệu quả và dễ làm
201
22/11/2024
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Nam Giới
207
22/11/2024
Tuổi Dậy Thì Của Con Gái Là Khi Nào? Dấu Hiệu Cần Biết
273
20/11/2024
Peel da trị nám: Phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả
263
20/11/2024
Tuổi Dậy Thì Ở Nam Là Bao Nhiêu? Dấu Hiệu Nhận Biết
156
15/11/2024
Elastin là gì? Chức năng và cách bổ sung elastin cho cơ thể
436
08/11/2024
Top kem trị nám tàn nhang đồi mồi tốt nhất hiện nay của Nhật
531
08/11/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.371
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.061
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.679
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.051
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.176
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.389
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.464
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.245
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
38.718
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.371
02/10/2018