Tình trạng rối loạn giấc ngủ có mối quan hệ nào với bệnh Parkinson?
28/01/2021
584
0
Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó giữ tỉnh táo trong suốt cả ngày dài. Hiểu được mối quan hệ giữa bệnh Parkinson và giấc ngủ có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn.
Tại sao người bệnh Parkinson thường hay bị khó ngủ?
Bản thân bệnh Parkinson và ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị bệnh có thể khiến bạn dễ bị mất ngủ về đêm, buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Theo đó, người bệnh Parkinson có thể gặp phải một số triệu chứng rối loạn vận động khiến họ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh tư thế thoải mái khi nằm ngủ. Trong khi đó, một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson có thể gây ra tình trạng ảo giác, khiến người bệnh thấy lo lắng, buồn bã về đêm và khó ngủ hơn.
Do không thể có giấc ngủ ngon về đêm, nhiều người bệnh Parkinson gặp phải tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Điều này khiến họ có nguy cơ bị tai nạn cao hơn, khó có thể thực hiện tốt các công việc thường ngày.
Chứng mất ngủ cũng thường đi đôi với lo lắng và trầm cảm. Do đó, các bác sỹ cũng thường quan tâm tới nguy cơ rối loạn tâm thần ở người bệnh Parkinson bị rối loạn giấc ngủ.
Một vài tình trạng rối loạn giấc ngủ có liên quan tới bệnh Parkinson
Người bệnh Parkinson thường bị khó ngủ về đêm, nhưng lại hay buồn ngủ vào ban ngày.
- - Rối loạn nhịp sinh học: Nồng độ dopamine suy giảm có thể làm thay đổi đáng kể chu kỳ thức - ngủ của cơ thể. Do đó, người bệnh Parkinson có thể bị rối loạn nhịp sinh học, dễ mất ngủ về đêm và hay thấy buồn ngủ vào ban ngày.
- - Rối loạn hành vi giấc ngủ REM: Đây là một trong những rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất ở những người mắc bệnh Parkinson, ảnh hưởng tới khoảng 50% bệnh nhân. Dạng rối loạn giấc ngủ này có thể khiến người bệnh thực hiện các hành vi bất thường như nói mơ, hét lên, đấm đá… trong khi ngủ, dù bản thân họ không nhận thức được hành vi này.
- - Rối loạn hành vi giấc ngủ REM thường bắt đầu từ nhiều năm trước khi bệnh Parkinson được chẩn đoán. Tình trạng này cũng là một yếu tố nguy cơ khiến tình trạng suy giảm nhận thức ở người bệnh Parkinson trở nên nghiêm trọng hơn.
- - Ngưng thở khi ngủ: Với tình trạng này, người bệnh có thể bị ngáy ngủ, thở gấp và làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Người bệnh Parkinson thường có nguy cơ cao bị tắc nghẽn đường hô hấp trên, bệnh phổi hạn chế… góp phần làm tăng nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ.
- - Hội chứng chân không yên: Tình trạng này đặc trưng bởi cảm giác bồn chồn, khó chịu khi đang nghỉ ngơi, khiến người bệnh phải di chuyển để thấy thoải mái hơn. Tình trạng rối loạn giấc ngủ này thường xuất hiện rất sớm, ảnh hưởng từ 30 - 80% người bệnh Parkinson. Nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân của tình trạng này có thể do nồng độ dopamine suy giảm.
- - Tiểu đêm: Tình trạng này khá phổ biến ở người bệnh Parkinson, có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và giấc ngủ
Các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ được liệu chất lượng giấc ngủ kém là nguyên nhân khiến các triệu chứng bệnh Parkinson trầm trọng hơn hay ngược lại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng đây là mối quan hệ 2 chiều.
Theo đó, giấc ngủ kém, thiếu ngủ có thể khiến não dễ bị tổn thương hơn bởi tình trạng stress oxy hóa, từ đó góp phần vào sự tiến triển bệnh Parkinson. Nhiều chuyên gia tin rằng các rối loạn giấc ngủ có thể hữu ích trong việc chẩn đoán sớm căn bệnh thoái hóa thần kinh này, từ đó trì hoãn sự khởi phát của bệnh.
Xử trí rối loạn giấc ngủ ở người bệnh Parkinson
Người bệnh Parkinson có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ với các gợi ý sau:
- - Duy trì lịch trình thức - ngủ đều đặn.
- - Thử thư giãn trước khi ngủ bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách…
- - Nên tập thể dục thường xuyên vào buổi sáng, tranh thủ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- - Tránh ngủ trưa quá lâu, quá muộn trong ngày.
- - Giữ phòng ngủ mát mẻ, đủ tối và thoải mái.
- - Hạn chế các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
- - Tránh uống nhiều nước, đặc biệt là rượu bia, đồ uống nhiều caffeine trước khi đi ngủ.
- - Có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá nhiều trong bữa tối.
- - Trao đổi với bác sỹ về việc thực hiện liệu pháp ánh sáng, kích thích não sâu… nếu cần.
Sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ não của nhật là một giải pháp tuyệt vời dành cho những người bị bệnh Parkinson.
Công dụng của thực phẩm chức năng bổ não Nhật Bản
Đúng như cái tên nói lên tất cả, đây là một dạng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho não bộ, hay còn được biết với các tên gọi khác như thuốc bổ cho não, thuốc bổ tuần hoàn não, viên uống dưỡng não, bổ não,…. Tất cả tên gọi đều nói lên được các công dụng chính của chúng, như:
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trí não phát triển toàn diện, tăng cường khả năng tập trung, nhớ lâu mà không làm ảnh hưởng đến chức năng não bộ
- Thực phẩm chức năng Nhật Bản còn được biết đến như thuốc bổ não cho trẻ phát triển trí tuệ toàn diện, giúp bé nhớ lâu, gia tăng khả năng tư duy, ngoài ra còn giúp điều tiết hoạt động của mắt, hỗ trợ bé học nhanh, nhớ lâu, trí não phát triển.
- Thuốc bổ não Nhật Bản còn giúp bổ não cho người lớn, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ, xoa dịu trí não, không còn tình trạng đau đầu, chóng mặt hay hay quên nữa.
- Đặc biệt hơn cả, thực phẩm chức năng bổ não Nhật Bản còn giúp bảo vệ hệ thần kinh khỏi các tác động từ quá trình lão hóa, môi trường ô nhiễm hay các thực phẩm gây hại khác
- Cải thiện hoạt động não bộ, giảm thiểu sự căng thẳng, thúc đẩy lưu thông máu lên não, phòng ngừa các chứng bệnh như Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh Huntinton,…
Mua thuốc bổ não Nhật Bản ở đâu là uy tín và chất lượng?
Siêu Thị Nhật Bản Japana là địa chỉ mua sắm yêu thích của đông đảo người tiêu dùng và người nổi tiếng tại Việt Nam, luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm chính hãng Nhật Bản 100% cùng các chính sách ưu đãi, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, luôn đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
Nguồn Health Plus
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị bệnh Parkinson từ cà chua
Tin mới nhất
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson bạn nên biết
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
Lão Hóa Da Là Gì? 5 Cách Ngăn Ngừa Da Lão Hóa Sớm
28
13/12/2024
Hoạt chất trị nám nào tốt nhất hiện nay?
37
13/12/2024
Lịch Tập Tăng Chiều Cao Cho Nữ Hiệu Quả Nhất
32
13/12/2024
Hướng Dẫn Chọn Quà Tết Cho Doanh Nghiệp
105
10/12/2024
TOP 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
193
05/12/2024
Mua gì tẩm bổ cho người già? Tổng Hợp 8 Loại Thực Phẩm Cần Thiết
111
05/12/2024
Giãn cơ có giúp tăng chiều cao không? Bài tập giãn cơ
67
05/12/2024
Bổ sung vitamin D cho người lớn bằng cách nào?
71
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.455
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.095
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.692
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.074
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.192
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.624
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.700
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.295
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.229
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.455
02/10/2018