Tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh loãng xương
09/05/2021
857
0
Bệnh loãng xương đang dần trở nên phổ biến và trở thành nỗi lo của nhiều người kể cả những người trẻ tuổi. Bệnh thường không có biểu hiện gì và biến chứng âm thầm khiến người bệnh không hay biết. Vậy làm thế nào để phát hiện được bệnh loãng xương để có thể phòng tránh kịp thời?
1. Loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần. Điều này khiến xương giòn hơn và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng. Nó chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, loãng xương được chia làm hai loại: loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.
2. Bệnh loãng xương và triệu chứng nhận biết
Thông thường các trường hợp loãng xương không gây đau và tiến triển âm thầm không triệu chứng. Tuy nhiên đôi khi có một vài triệu chứng có thể nghi ngờ rằng đó là dấu hiệu của loãng xương. Dưới đâu mà một vài triệu chứng của loãng xương
2.1. Đau nhức các xương dài
Người bệnh thường có biểu hiện đau nhức, mỏi dọc theo trục của các xương dài. Cảm giác như kim châm hoặc nóng trong xương. Các xương có biểu hiện này thường là xương trụ dài như xương đùi, xương ống chân (xương chày). Người bệnh thường đau nhiều về chiều và đêm.
2.2. Đau lưng
Đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo loãng xương
Vị trí đau thường là thắt lưng thấp hoặc đau lan sang mạn sườn do sự chèn ép rễ dây thần kinh liên sườn. Hoặc có thể đau dọc theo dây thần kinh tọa, đau tăng khi ho, hắt hơi… Có thể có triệu chứng máy giật các nhóm cơ lưng, chân khi tay đổi tư thế. Có người có triệu chứng dị cảm các vùng như lưng, chân, cảm thấy như kiến bò hoặc cảm giác châm chích… Người bệnh thích nằm vì cảm thấy thoải mái.
Nhiều người bệnh thường than phiền vì hạn chế tầm vận động. Họ thường khó thực hiện các động tác cúi ngửa nghiêng xoay. Nhiều người mô ta cảm giác cột sống bị đổ bê tông, bị đóng băng…
Đau trong lún xẹp cột sống điển hình thường xuất hiện tự nhiên hoặc sau một gắng sức nhẹ hoặc sang chấn nhỏ. Biểu hiện chủ yếu là đau cấp tính có tính chất cơ học. Khởi phát đột ngột, thường không lan vì không có chèn ép thần kinh. Đau giảm rõ rệt khi nằm nghỉ ngơi và hết sau vài tuần. Đau có thể do xẹp thân đốt sống mới hoặc thân đốt sống cũ xẹp thêm.
Các trường hợp xẹp nặng hơn chèn ép vào thần kinh mới có biểu hiện đau lan.
2.2. Đau mỏi vai gáy, vùng cổ, khó khăn trong việc thay đổi tư thế
Là khi bạn cảm thấy đầu của mình không thể “giữ vững” và hạ thấp xuống. Nhưng phần vai lại co lên – người trở nên giống như là đã trải qua việc gồng gánh nặng lâu ngày. Liên tục có cảm giác mỏi cổ, khi xoay cổ thấy tiếng rào rạo. Có thể có tê cánh tay, bàn ngón tay… Đôi khi triệu chứng giống như bị thoái hóa hoặc thoát vị cột sống cổ. Tuy nhiên vì dễ nhầm lẫn nên tốt nhất khi có những biểu hiện này bạn nên kiểm tra xem có bị loãng xương hay không.
Đặc biệt những người bị đau mỏi vai gáy do thoát vị đĩa đệm lại kèm theo loãng xương sẽ không được sử dụng phương pháp kéo giãn trong điều trị. Vì thế việc kiểm tra loãng xương càng trở nên quan trọng hơn ở những người đau xương khớp do thoát vị.
2.3. Biến dạng cột sống
Gù vẹo cột sống là dấu hiệu của loãng xương
Hình ảnh bà cụ lưng còng đã quá quen thuộc với người Việt Nam. Biến dạng cột sống vừa là dấu hiệu để chẩn đoán loãng xương vừa là biến chứng của loãng xương. Đây là hệ quả của lún xẹp đốt sống biểu hiện ra ngoài bằng các hình ảnh:
+ Mất đường cong sinh lý của cột sống: gù vẹo, còng lưng…
+ Giảm chiều cao của cơ thể
2.4. Gãy xương sau sang chấn nhẹ
Với 1 lực không quá lớn nhưng những người bị loãng xương có thể ngay lập tức bị gãy xương. Các xương bị gãy thường là cổ xương đùi, xương cổ tay, xương chậu hông… Đây vừa là triệu chứng để nhận biết loãng xương vừa là một trong các biến chứng nguy hiểm của loãng xương.
2.5. Loãng xương và triệu chứng toàn thân
Người bệnh có cảm giác lạnh tay chân, hay bị chuột rút nhất là chuột rút về đêm, thường ra mồ hôi trộm khi nhgủ.
Một vài rối loạn khác của người loãng xương tuổi già như béo bệu, suy giãn tĩnh mạch chi dưới, thoái hóa khớp.
2.6. Các biểu hiện xuất hiện trên phim chụp
– Phim chụp X quang loãng xương
Hình ảnh loãng xương trên phim chụp X – quang
+ Giai đoạn sớm: các đốt sống tăng thấu quang hoặc hình ảnh đốt sống hình răng lược. Chỉ phát hiện được khi mà khối lượng xương bị mất đi nhiều hơn 30%.
+ Giai đoạn muộn: loãng xương cột sống khiến cột sống biến dạng, mặt đốt sống bị lõm. Hình ảnh đốt sống hình chêm khá điển hình.
+ Tỷ lệ độ dày giữa vỏ và tủy xương các xương bàn ngón tay lớn hơn 45%.
+ Giảm mật độ dày thân xương của các xương dài
– Phim chụp cộng hưởng từ
Hình ảnh lún xẹp đốt sống trên phim chụp cộng hưởng từ MRI
+ Hình ảnh lún xẹp rõ của các đốt sống.
– Đo mật độ xương có kết quả dưới -2.5SD thì được chẩn đoán là loãng xương
Chẩn đoán loãng xương dựa vào mật độ xương T-score
Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương. Nhìn qua thì có vẻ rất nhiều dấu hiệu để nhận biết ra bệnh song các triệu chứng này lại khá trùng khớp với những bệnh khác như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm… Để biết chắc chắn bản thân có bị loãng xương không bạn nên thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết tại cơ sở y tế. Phát hiện và điều trị loãng xương là cách đơn giản nhất giúp phòng tránh biến chứng và giảm gánh nặng kinh tế.
Các bạn có biết, Collagen cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt collagen trong cơ thể không chỉ khiến làn da nhanh chóng bị lão hóa mà còn dẫn đến một số bệnh lý liên quan đến xương khớp như khô khớp, cứng khớp, loãng xương, giảm sự linh hoạt của hệ cơ, gân, sụn khớp,..
Hãy bổ sung thêm Collagen để ngăn ngừa loãng xương, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm Collagen tại Japana: Collagen Nhật Bản.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm collagen có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: thaythuocvietnam.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Nguyên nhân cách loãng xương và cách phòng tránh loãng xương
Tin mới nhất
Các vấn đề dinh dưỡng về bệnh loãng xương
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
Lão Hóa Da Là Gì? 5 Cách Ngăn Ngừa Da Lão Hóa Sớm
12
13/12/2024
Hoạt chất trị nám nào tốt nhất hiện nay?
24
13/12/2024
Lịch Tập Tăng Chiều Cao Cho Nữ Hiệu Quả Nhất
7
13/12/2024
HƯỚNG DẪN CHỌN QUÀ TẾT CHO DOANH NGHIỆP
96
10/12/2024
TOP 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
177
05/12/2024
Mua gì tẩm bổ cho người già? Tổng Hợp 8 Loại Thực Phẩm Cần Thiết
104
05/12/2024
Giãn cơ có giúp tăng chiều cao không? Bài tập giãn cơ
63
05/12/2024
Bổ sung vitamin D cho người lớn bằng cách nào?
62
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.442
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.091
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.688
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.071
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.191
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.606
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.672
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.285
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.191
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.442
02/10/2018