Phân biệt viêm khớp dạng thấp và viêm khớp thông thường để có phương pháp điều trị hiệu quả
17/06/2021
386
0
Viêm khớp dạng thấp khác biệt so với viêm xương khớp thông thường. Người bệnh cần nhận định đúng bệnh để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn, tránh nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây nhé!
Cơ chế gây bệnh khác nhau
Viêm khớp dạng thấp bản chất là một bệnh tự miễn. Hệ miễn dịch của người bệnh “hiểu nhầm” và tấn công vào các bao hoạt dịch của khớp, dẫn đến sưng, đau khớp và cuối cùng có thể dẫn đến biến dạng khớp và gây tàn phế. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết một cách đầy đủ, các nghiên cứu cho thấy viêm khớp dạng thấp có liên quan đến yếu tố di truyền.
Viêm xương khớp phổ biến hơn, nguyên nhân là sự thoái hóa của tổ chức sụn nằm trên đầu xương khớp. Các yếu tố nguy cơ khác của viêm xương khớp bao gồm: di truyền, chấn thương, béo phì hoặc thừa cân, áp lực lên khớp lặp đi lặp lại.
Đặc điểm bệnh khác nhau
1. Khu vực bị ảnh hưởng
Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể.
Viêm xương khớp xảy ra khi sụn bị bào mòn, thoái hóa và đầu xương chạm vào nhau gây đau dữ dội. Bệnh hay gây đau ở các khớp cử động nhiều như đầu gối, ngón tay, cổ tay.
2. Khác biệt về triệu chứng
Có những điểm tương đồng và khác biệt trong các triệu chứng của viêm xương khớp với viêm khớp dạng thấp
Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bao gồm: Khớp đau và cứng; Sưng khớp; Khả năng vận động khớp bị hạn chế; Nóng đỏ quanh khớp; Độ cứng khớp buổi sáng kéo dài trong một giờ trở lên; Xuất hiện các nốt thấp; Tổn thương các khớp đối xứng; Tổn thương các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân; Bệnh tim, thận và phổi cũng có thể liên quan.
Các triệu chứng viêm xương khớp bao gồm: Đau khớp, đặc biệt là sau khi sử dụng lặp đi lặp lại khớp bị ảnh hưởng; Khớp cứng vào buổi sáng kéo dài đến 30 phút; Sưng và nóng các khớp sau khi không hoạt động; Sưng khớp làm hạn chế vận động khớp.
3. Khác biệt về cận lâm sàng
Có những điểm tương đồng trong chẩn đoán, chụp Xquang của một khớp bị ảnh hưởng có thể phát hiện một trong hai bệnh vừa nêu. Có thể chọc hút dịch khớp để phân tích thành phần. Kết quả của các xét nghiệm này giúp phân biệt giữa viêm xương khớp với viêm khớp dạng thấp.
Xét nghiệm máu không thể giúp chẩn đoán bệnh viêm xương khớp, nhưng có thể giúp phát hiện viêm khớp dạng thấp. Sự kết hợp của khám sức khỏe, xét nghiệm và tiền sử bệnh có thể giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Các xét nghiệm để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bao gồm: Kiểm tra và phát hiện yếu tố thấp; Thử nghiệm protein phản ứng C; Kiểm tra Anti-CCP.
Phương pháp điều trị
Điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp có cả điểm giống nhau và khác biệt.
Điểm khác biệt trong điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp
Điều trị viêm xương khớp: tập trung làm giảm đau, giảm viêm và phục hồi chức năng khớp. Các thuốc thông thường gồm:
- Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc nhóm steroid, thuốc giảm đau.
- Các lựa chọn điều trị viêm xương khớp khác, bao gồm liệu pháp vật lý để ổn định và tăng cường các khớp bị ảnh hưởng, điều trị nhiệt, nghỉ ngơi và giảm cân.
- Các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu và xoa bóp cũng được sử dụng.
Viêm khớp dạng thấp được điều trị: bằng cách sử dụng 5 loại thuốc chính:
- Thuốc giảm đau;
- Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs);
- Thuốc chống thấp khớp (DMARDs);
- Chế phẩm sinh học;
- Corticosteroid, bao gồm hydrocortisone và prednisone
Điểm giống nhau trong điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp thông thường
Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp cũng có thể can thiệp phẫu thuật hoặc mở khớp khi có chỉ định. Hai loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị hai loại viêm khớp là: phẫu thuật thay khớp hoặc thủ thuật mở khớp; thủ thuật làm cứng khớp.
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: nhatnhat.com
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Dưỡng tóc với nước dừa thay vì dầu dừa?
Tin mới nhất
Mùa dịch, làm sao để bổ sung nguồn vitamin D tự nhiên cho cơ thể?
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Nước uống đông trùng hạ thảo Fine Japan Cordyceps Plus (Hộp 10 chai x 50ml)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Tin mới nhất
Nên uống gì để đẹp da chống lão hóa hiệu quả và dễ làm
51
22/11/2024
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Nam Giới
53
22/11/2024
Tuổi Dậy Thì Của Con Gái Là Khi Nào? Dấu Hiệu Cần Biết
140
20/11/2024
Peel da trị nám: Phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả
122
20/11/2024
Tuổi Dậy Thì Ở Nam Là Bao Nhiêu? Dấu Hiệu Nhận Biết
38
15/11/2024
Elastin là gì? Chức năng và cách bổ sung elastin cho cơ thể
349
08/11/2024
Top kem trị nám tàn nhang đồi mồi tốt nhất hiện nay của Nhật
399
08/11/2024
Mất ngủ nên uống gì? Top 10 loại thức uống giúp ngủ ngon
426
08/11/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.290
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.029
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.660
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.027
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.159
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.223
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.219
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.201
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
38.338
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.290
02/10/2018