
- Cẩm nang mua sắm
-
Địa chỉ liên hệ
arrow_drop_upstore_front Japana: Tòa Nhà Trường Thịnh, 76 Nguyễn Háo Vĩnh, Phường Phú Thọ Hòa, TP. HCMalarm_onGiờ làm việc: 08:00 - 17:00headset_mic Điện thoại: 0975 800 600
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
Khoa nội tim mạch gồm những bệnh gì?
31/01/2023
2.535
0
Không biết liệu bạn đã từng thắc mắc rằng khoa nội tim mạch là gì? Khoa nội tim mạch điều trị những căn bệnh gì chưa. Những câu hỏi này nghe có vẻ đơn giản nhưng để giải đáp được những câu hỏi trên lại cần phải có sự hiểu biết chuyên sâu về vấn đề này. Hãy cùng japana tìm hiểu về khoa nội tim mạch, khoa nội tim mạch điều trị những bệnh gì qua bài viết khoa nội tim mạch gồm những bệnh gì ngay dưới đây nhé!
1. Giới thiệu về khoa nội tim mạch
Khoa nội tim mạch chính là phân khoa chuyên điều trị các bệnh lý tim mạch theo phương pháp nội khoa. Các tình huống bệnh thường gặp ở khoa nội tim mạch có thể kể đến như: Bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh van tim hậu thấp, bệnh viêm cơ tim, suy tim, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim,...
Khoa nội tim mạch có chức năng tham gia khám, hội chẩn tiền phẫu toàn bệnh viện, chẩn đoán, điều trị các bệnh lý tim và mạch máu, thăm khám và điều trị ngoại trú, tư vấn điều trị các bệnh lý tim mạch.
Giới thiệu về khoa nội tim mạch
Siêu âm chẩn đoán các bệnh lý tim, mạch máu. Cấp cứu đặt stent động mạch vành. Đặt máy tạo nhịp tạm thời và máy tạo nhịp vĩnh viễn cho các trường hợp rối loạn nhịp nguy hiểm. Nong và đặt stent mạch máu cho những bệnh nhân bị viêm tắc động mạch chi. Theo dõi Holter ECG.
Khoa nội tim mạch còn có chức năng tham gia hướng dẫn giảng dạy cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp đến thực tập và nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, tham gia chỉ đạo tuyến theo đề án 1816.
2. Khoa nội tim mạch điều trị những bệnh gì về tim?
Khoa nội tim mạch là phân khoa chuyên điều trị các bệnh lý tim mạch. Nhưng điều trị nhiều nhất phải kể đến là các bệnh: Bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh van tim hậu thấp, bệnh viêm cơ tim, bệnh suy tim, các bệnh về rối loạn nhịp tim ngoài ra phân khoa này còn điều trị rất nhiều bệnh khác liên quan đến vấn đề tim mạch.
2.1 Bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành còn có tên gọi khác là bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh tim do xơ vữa động mạch vành. Bệnh động mạch vành là bệnh của động mạch nuôi dưỡng tim. Các nguyên nhân gây ra bệnh động mạch vành thường do các mảng xơ, vữa gây hẹp hoặc tắc lòng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến cơ tim. Đây là những nguyên nhân dẫn đến cơ tim bị tổn thương.
Bệnh mạch vành
Người bị bệnh mạch vành thường xuất hiện triệu chứng điển hình là các cơn đau thắt ngực. Nếu tình trạng trên kéo dài và không được cải thiện sẽ dẫn đến cơ tim hoại tử. Gây ra tổn thương vĩnh viễn ở tim và có thể dẫn đến tử vong.
2.2 Bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên là tình trạng xơ vữa động mạch ở các chi và gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ. Bệnh động mạch ngoại biên ban đầu sẽ không có triệu chứng hoặc gây ra các cơn đau cách hồi. Khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra những cơn đau khi ngủ và kèm theo rối loạn dinh dưỡng da, gây ra các tình trạng sinh lý như: Rụng lông, da bị tím tái, thiếu máu hay thậm chí xuất hiện các tình trạng hoại tử.
Bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên nhẹ khi điều trị sẽ bao gồm việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ, tập thể dục, thuốc chống kết tập tiểu cầu và Cilostazol hoặc có thể là Pentoxifylline nếu cần. Bệnh động mạch ngoại biên nặng thường đòi hỏi phải can thiệp chụp mạch hoặc phẫu thuật bắc cầu và có thể cắt cụt.
2.3 Thiếu máu cơ tim
Bệnh thiếu máu cơ tim hay còn được gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc bệnh mạch vành tim. Thiếu máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch vành khiến cho lưu lượng máu nuôi tim bị giảm đáng kể. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim: Lối sống thiếu lành mạnh như hút thuốc, uống rượu - bia, ít vận động, ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh cũng là nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cơ tim.
Thiếu máu cơ tim
Ngoài ra, việc bạn mắc các bệnh mãn tính như: Huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường,… hay do tuổi già khiến cho động mạch vành bị lão hóa gây ra tình trạng lưu thông máu và oxy đến tim kém đi cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim.
Người mắc bệnh thiếu máu cơ tim mà không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhồi máu cơ tim hay bị hoại tử ở một vùng tim.
2.4 Bệnh van tim hậu thấp
Bệnh van tim hậu thấp là một loại bệnh về tim tự miễn gây ra bởi liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Cách nhận biết căn bệnh này dễ nhất chính là bệnh sẽ đi kèm với tình trạng viêm họng và tình trạng này thông thường sẽ kéo dài khoảng 2 tuần. Khoảng thời gian này cũng đủ để cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại tình trạng nhiễm khuẩn.
Bệnh van tim hậu thấp
Bệnh van tim thấp sẽ gây ra hậu quả là tổn thương van tim khiến cho các lá van tim dày lên, dính với nhau. Thông thường người mắc bệnh van tim hậu thấp sẽ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng lắng đọng canxi. Điều này khiến cho lá van trở nên cứng hơn gây hẹp và hở van tim.
Bệnh van tim hậu thấp tim sẽ tự miễn dịch đây là hiện tượng gây ra bởi liên cầu khuẩn Beta tan huyết nhóm A. Vì vậy, có thể nói bệnh van tim hậu thấp là một trong những biến chứng của bệnh thấp tim
2.5 Bệnh viêm cơ tim
Viêm cơ tim chính là tình trạng viêm đi kèm với hoại tử tế bào cơ tim. Sinh thiết viêm cơ tim điển hình bởi sự thâm nhiễm các yếu tố viêm vào cơ tim, cụ thể là các bạch cầu lympho, bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan, tế bào khổng lồ, u hạt hoặc hỗn hợp các yếu tố viêm.
Bệnh viêm cơ tim
Viêm cơ tim xảy ra do nhiều nguyên nhân: Nhiễm trùng, chất độc, thuốc, rượu, bia ,...Nhưng thông thường bệnh viêm cơ tim là do tự phát. Triệu chứng của căn bệnh này khá đa dạng có thể do mệt mỏi, khó thở, trống ngực, phù nề và đột tử.
2.6 Suy tim
Suy tim chính là hội chứng rối loạn chức năng tâm thất. Tình trạng này có thể gặp ở bên trái hoặc bên phải. Nếu gặp ở bên trái sẽ gây khó thở, mệt mỏi. Suy tim bên phải sẽ gây ứ trệ tuần hoàn ngoại biên. Các tình trạng này có thể xảy đến đồng thời hoặc độc lập.
Suy tim
Điều trị bệnh suy tim bao gồm: Giáo dục bệnh nhân, sử dụng thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn beta, thuốc kháng aldosterone, ức chế neprilysin, ức chế nút xoang đặt máy tạo nhịp/máy khử rung hoặc các thiết bị khác, và điều trị các nguyên nhân gây suy tim.
2.7 Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim chính là tình trạng các cung điện điều khiển nhịp tim hoạt động bất thường khiến tim đập nhanh hay chậm, không đều. Chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ có ảnh hưởng đến căn bệnh rối loạn nhịp tim này. Để giảm nguy cơ mắc bệnh bạn phải tuân thủ một lối sống lành mạnh có một chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch.
Rối loạn nhịp tim
Các nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim thường do: Hoạt động của nút xoang trở nên bất thường hoặc suy yếu, có ổ phát nhịp bất thường khác ở trong tim hay do đường dẫn truyền bất thường ở trong tim. Hệ thống dẫn truyền bình thường của tim bị tổn thương, do thuốc hoặc độc chất và do bất thường của các cơ quan khác gây ảnh hưởng tới tim (ví dụ như cường giáp) cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Hy vọng bài viết khoa nội tim mạch gồm những bệnh gì đã giải đáp hết những thắc mắc của bạn về phân khoa này (khoa nội tim mạch). Đừng quên ấn theo dõi Fanpage của japana để được cấp nhập những tin tức bổ ích về sức khỏe cuộc sống nhanh nhất nhé!
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Bài trước đó
Mẹ bầu bị thâm vùng kín phải làm sao?
Tin mới nhất
Những bài hát karaoke dễ hát cho nữ tông giọng yếu và thấp
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm


Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)

Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên

.jpg)
Nước uống đông trùng hạ thảo Fine Japan Cordyceps Plus (Hộp 10 chai x 50ml)

Viên uống Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên


Viên uống hỗ trợ giải độc gan Nichiei Bussan Nano Liver Extract Sperm EX 330 viên (Date 11/26)

.jpeg)
Viên uống Fucoidan Okinawa Kanehide Bio EX 323mg 150 viên

Bột uống hỗ trợ tăng cường miễn dịch Tokyo Res 1000 30 gói


Viên uống Waki The Fucoidan 90 viên

Viên uống The Fucoidan XK Waki Pharmaceutical 180 viên


Viên uống Kendai Fucoidan Super Plus 60 viên

Viên uống Nano Fucoidan Green+ 120 viên

Viên uống tăng cường miễn dịch Ribeto Shoji Fukujyusen 180 viên
Tin mới nhất

Cảnh báo 5 dấu hiệu Gan đang quá tải vì thải độc
109
11/07/2025

Vì sao Collagen Nucos Nhật Bản được dàn Hoa hậu ưu ái lựa chọn?
155
10/07/2025

Top 5 website bán hàng Nhật đáng tin cậy tại Việt Nam
149
09/07/2025

Top 7 viên uống bổ não Nhật Bản được tin dùng nhất 2025
333
17/06/2025

Người bình thường có nên uống Fucoidan Nhật Bản không?
308
16/06/2025

Hiểu đúng để tránh tác dụng phụ của viên uống tăng chiều cao
289
13/06/2025

Nám mảng, nám lâu năm: Có nên dùng kem dưỡng Transino?
293
12/06/2025

Người hay quên, mất tập trung có nên uống bổ não Nhật?
255
11/06/2025
Tin cùng chuyên mục

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
40.242
02/10/2018

Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.627
18/07/2017

Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
2.085
21/07/2017

Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.799
01/10/2018

Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.579
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất

Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
77.817
12/03/2021

Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
61.859
26/01/2021

GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
45.887
28/08/2022

Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
40.447
05/10/2018

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
40.242
02/10/2018