
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
Khi bị thoái hoá đốt sống cổ có nên tập thể dục hay không?
08/06/2021
1.658
0
Bị thoái hoá đốt sống cổ có nên tập thể dục hay không? Đây có lẽ là thắc mắc của những ai đang mắc phải chứng bệnh này, bởi người bị thoái hóa đốt sống cổ không dám tập thể dục, vì sợ cổ sẽ bị đau nhức. Tuy nhiên, khi lười vận động, các chất bôi trơn giữa các đốt sống sẽ suy giảm, khi ấy cơn đau sẽ càng tăng lên nhiều hơn.
Thoái hóa đốt sống cổ nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng
Hệ xương khớp của con người giống như một cỗ máy, vận động nhiều sẽ nhanh xuống cấp và thoái hóa. Nhiều người làm công việc văn phòng, hớt tóc, lái xe… thường phải tập trung và giữ cổ ở một tư thế suốt nhiều giờ liên tục hay những công nhân bốc xếp phải đội vác nặng thường xuyên.
Điều này khiến cổ “quá tải” và chịu nhiều áp lực dẫn đến nhanh thoái hóa. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, càng làm việc quá sức, sụn khớp và xương dưới sụn sẽ càng va chạm, ăn mòn nhanh hơn, từ đó có nguy cơ làm gia tăng các đợt đau nhức.
Nhưng ngược lại, không vận động thường xuyên cũng làm cho cổ nhanh bị thoái hóa, kém linh hoạt, nhất là khi lớn tuổi. Nhiều người bị thoái hóa đốt sống cổ không dám cử động cổ nhiều, chỉ giữ một tư thế nhìn thẳng.
Lâu dần, các cơ cạnh cổ co cứng, khả năng chịu lực của cổ yếu đi, các cơn đau nhức cũng đồng thời tăng lên đáng kể. Hơn nữa, khi lười vận động, người bệnh sẽ càng mang tâm lý sợ đau khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Anne Menz- Tiến sĩ, một nhà trị liệu vật lý tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Boston cho biết: "Tập thể dục làm tăng bôi trơn cho các sụn của khớp, do đó làm giảm các triệu chứng viêm xương khớp như đau và cứng khớp." Nguyên tắc vận động phù hợp cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ là vận động ít nhưng thường xuyên.
Chủ động xoay trái, xoay phải, nghiêng ngửa cổ trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, tránh giữ một tư thế quá lâu. Ngoài ra, người bệnh thoái hóa cột sống cổ có thể tham gia yoga, bơi lội hoặc một số môn thể thao nhẹ nhàng khác. Điều này không chỉ có tác dụng thư giãn cổ mà còn giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, lạc quan hơn.
Bài tập thể dục thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh các môn thể thao như đi bộ, yoga, bơi lội, người bị thoái hóa đốt sống cổ nên tập thể dục nhẹ nhàng với một số bài tập thoái hóa đốt sống cổ cơ bản tại nhà. Nên duy trì tập các bài tập này ít nhất 2 lần trong ngày (mỗi lần 15 phút), 5 ngày/tuần.
Nên tập lặp lại 10 lần cho mỗi động tác và lý tưởng nhất là nên chia mỗi buổi tập ra thành nhiều đợt, giữa các đợt nghỉ giải lao 1-2 phút. Không nên tập cố sức.
Bài tập 1: Cúi, ngửa cổ
Cúi đầu sao cho cằm tì sát xương ức, giữ 3 giây. Sau đó ngửa cổ ra đằng sau và tiếp tục giữ thêm 3 giây nữa. Cúi ngửa luân phiên, lặp lại động tác này 10 lần.
Bài tập 2: Nghiêng cổ
Nghiêng cổ sang trái, phải luân phiên (nghiêng cổ vừa phải, không cố sức). Giữ 3 giây cho mỗi bên, sau đó đổi sang bên còn lại. Lặp lại 10 lần.
Bài tập 3: Xoay cổ
Xoay cổ sang mỗi bên trái, phải. Giữ 3 giây và lặp lại 10 lần cho mỗi bên.
Bài tập 4: Kéo giãn nhóm cơ vùng sau cổ: Giữ thẳng cổ, ấn cằm ra sau.
Giữ thẳng cổ, lấy tay ấn cằm ra sau như hình minh họa. Giữ trong 5 giây rồi buông tay để cổ từ từ trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này 10 lần.
Bài tập 5: Kéo giãn nhóm cơ vùng vai (còn gọi là cơ thang bó trên, cơ bậc thang)
- Tay trái nắm thành ghế, giữ thẳng thân mình.
- Tay phải vòng qua đầu, đặt bàn tay lên vùng đầu bên trái, kéo đầu về phía bên phải trong 5 giây.
- Đổi bên và thực hiện mỗi bên 10 lần.
Bài tập 6: Tập mạnh nhóm cơ vùng sau cổ
- Hai tay đan sau đầu.
- Đẩy đầu về phía sau theo chiều mũi tên, hai tay giữ lại để kháng sức đẩy của đầu. Cố gắng thực hiện động tác này trong 10 giây cho mỗi lần thực hiện.
- Lặp lại 10 lần.
Bài tập 7: Tập mạnh nhóm cơ vùng trước cổ
- Hai tay đan trước trán.
- Đẩy đầu về phía trước theo chiều mũi tên, hai tay giữ lại để kháng sức đẩy của đầu.
- Giữ trong 10 giây cho mỗi lần thực hiện động tác.
- Lặp lại 10 lần.
Bài tập 8: Tập mạnh nhóm cơ hai bên cổ
- Đặt tay trái lên vùng đầu bên trái.
- Đẩy đầu về bên trái theo chiều mũi tên, tay trái giữ lại để kháng sức đẩy của đầu. Giữ trong 10 giây.
- Đổi bên và thực hiện 10 lần cho mỗi bên.
Khi bị các vấn đề về xương khớp bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: jexmax.com.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
3 bước bảo toàn làn da chống lão hóa cho các cô nàng bận rộn
Tin mới nhất
Chống lão hóa với 7 bài tập đơn giản có thể thực hiện tại nhà
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm


Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)


Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên


Combo 3 hộp viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)


Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)


Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)


Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên


Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên


Nước uống Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)


Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên


Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên


Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)


Viên uống hỗ trợ giải độc gan Nichiei Bussan Nano Liver Extract Sperm EX 330 viên (Date 11/26)
Tin mới nhất

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
121
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
179
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
165
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
158
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
131
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
195
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
140
31/03/2025

Khí Hư Âm Đạo Là Gì? Những Điều Cần Biết và Cách Chăm Sóc Tình Trạng Khí Hư
151
28/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
38.774
02/10/2018

Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.431
18/07/2017

Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.910
21/07/2017

Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.417
01/10/2018

Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.421
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất

Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
76.353
12/03/2021

Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
51.241
26/01/2021

GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
42.817
28/08/2022

Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.867
05/10/2018

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
38.774
02/10/2018