Hẹp khe khớp gối nguy hiểm như thế nào?
03/06/2021
589
0
Hẹp khe khớp gối là hệ lụy của bệnh thoái hóa khớp hoặc các chấn thương xương khớp nghiêm trọng như gãy xương, trật khớp… Nếu không cải thiện tình trạng này sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Hẹp khe khớp gối là gì?
Khi khớp gối khỏe mạnh, giữa đầu xương đùi, xương bánh chè và xương cẳng chân sẽ có một khoảng không gian hợp lý để khớp cử động thoải mái và linh hoạt. Nhưng khoảng không gian này sẽ bị thu hẹp lại khi khớp gối bị thoái hóa, hoặc chịu chấn thương nghiêm trọng làm cho bề mặt sụn bao bọc các đầu xương bị mòn đi.
Tình trạng này gọi là hẹp khe khớp gối. Phần diện tích bị thu hẹp làm tăng độ cọ xát giữa mô sụn và khi sụn bị mòn sẽ gây áp lực lên các đầu xương, khiến đầu gối đau nhức và cứng.
Theo thời gian, sụn và đầu xương dưới sụn của khớp gối bị thiếu không gian sẽ bị bào mỏng, dẫn đến những biến chứng nặng nề như biến dạng ổ khớp gối, yếu hoặc liệt chi. Vì vậy, mục tiêu chính của điều trị khắc phục hẹp khe khớp gối là tái tạo sụn, xương dưới sụn giúp ổn định cấu trúc khớp gối và đảm bảo không gian cần thiết cho đầu xương hoạt động.
Nguyên nhân gây hẹp khe khớp gối
Chứng hẹp khe khớp gối là triệu chứng thực thể hay nói một cách đơn giản hơn là hệ lụy của những tổn thương nghiêm trọng ở khớp gối, cụ thể:
Bệnh lý xương khớp
Thoái hóa xương khớp (Osteoarthritis - OA) và viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis - RA) là 2 bệnh lý xương khớp mạn tính, xảy ra khi mô sụn bị phá hủy, không còn đủ độ dày để bao bọc các đầu xương. Mất đi lớp bảo vệ, xương dưới sụn sẽ bị mòn dần do phải cọ xát với nhau trong khi khớp cử động. Để bù đắp lại phần xương bị hủy hoại, cơ thể sẽ tự động kích hoạt “chế độ tạo xương mới”.
Chính quá trình hình thành mô xương mới là nguồn gốc sinh ra gai xương và hiện tượng “dị dạng” đầu xương. Gai xương và mô xương dị dạng phá vỡ cấu trúc ổ khớp là nguyên nhân khiến khe khớp gối bị hẹp đi, giảm chức năng vận động, thậm chí là dẫn tới nguy cơ biến dạng và liệt chi.
Chấn thương xương khớp
Những chấn thương xương khớp nghiêm trọng như gãy xương cẳng chân, gãy xương đùi hay trật khớp gối tác động trực tiếp lên bề mặt sụn và xương dưới sụn. Nếu không được chữa trị kịp thời hoặc đúng cách, các chấn thương này sẽ làm biến đổi bề mặt sụn và đầu xương dưới sụn bởi mô xương bị kích thích tăng sinh quá mức.
Ngoài ra, bạn sẽ có nguy cơ bị hẹp khe khớp gối cao hơn khi tồn tại những yếu tố dưới đây:
- Suy tuyến giáp.
- Lỏng khớp gối.
- Hoại tử xương do thiếu máu cung cấp đến xương.
- Khớp bị nhiễm khuẩn.
Phần lớn các trường hợp hẹp khe khớp gối đều là hậu quả của bệnh thoái hóa khớp. Tuy nhiên, để đưa ra giải pháp khắc phục tối ưu nhất, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, xác định mức độ và nguyên nhân gây hẹp khe khớp gối cụ thể ở mỗi người.
Hẹp khe khớp gối có nguy hiểm không?
Không chỉ là cảm giác đau nhức âm ỉ và căng cứng đầu gối mỗi khi chuyển động, người bị hẹp khe khớp gối có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Biến dạng khớp gối.
- Teo cơ, liệt chi.
Biến chứng hẹp khe khớp gối là điều khó tránh khỏi, thế nên việc phát hiện và điều trị sớm vô cùng quan trọng. Càng để lâu, khả năng hồi phục sụn và xương dưới sụn càng khó, rủi ro phải thay khớp gối nhân tạo là rất cao.
Dấu hiệu nhận biết hẹp khe khớp gối
Khi khe khớp gối bị hẹp đồng nghĩa với những tổn thương ở sụn, xương dưới sụn của đầu gối đã chuyển sang giai đoạn nặng. Vậy nên, các dấu hiệu biểu lộ ra bên ngoài và sự bất thường mà người bệnh cảm nhận được rất rõ ràng:
- Sưng phù và đỏ quanh khớp gối.
- Khớp đau nhức dữ dội.
- Đầu gối căng cứng khiến việc đi lại khó khăn, thậm chí không thể cử động bình thường.
- Một số trường hợp có thể bị biến dạng khớp gối, teo cơ và nhận thấy rõ các gai xương khi sờ nắn quanh đầu gối.
Mặc dù, không thể đưa khe khớp gối trở lại trạng thái ban đầu, nhưng nếu tích cực chữa trị bằng phác đồ chuẩn y khoa, sụn và xương dưới sụn sẽ được phục hồi phần nào. Từ đó, kiểm soát quá trình thoái hóa khớp gối, cải thiện chức năng vận động giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Phòng ngừa hẹp khe khớp gối như thế nào?
Sự suy giảm cả chất và lượng của mô sụn cùng xương dưới sụn là căn nguyên dẫn đến quá trình thoái hóa khớp gối với những hệ lụy kèm theo là hẹp khe khớp và gai xương. Do đó, cách phòng ngừa hẹp khe khớp gối hiệu quả nhất chính là bảo vệ và duy trì sụn, xương dưới sụn vững chắc.
Khi bị các vấn đề về xương khớp bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: jexmax.com.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
10 thói quen gây ảnh hưởng xấu đến làn da mà bật cần biết
Tin mới nhất
Gội đầu thường xuyên gây nên những tác hại gì?
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
Lão Hóa Da Là Gì? 5 Cách Ngăn Ngừa Da Lão Hóa Sớm
28
13/12/2024
Hoạt chất trị nám nào tốt nhất hiện nay?
37
13/12/2024
Lịch Tập Tăng Chiều Cao Cho Nữ Hiệu Quả Nhất
32
13/12/2024
Hướng Dẫn Chọn Quà Tết Cho Doanh Nghiệp
105
10/12/2024
TOP 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
193
05/12/2024
Mua gì tẩm bổ cho người già? Tổng Hợp 8 Loại Thực Phẩm Cần Thiết
111
05/12/2024
Giãn cơ có giúp tăng chiều cao không? Bài tập giãn cơ
67
05/12/2024
Bổ sung vitamin D cho người lớn bằng cách nào?
71
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.453
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.095
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.692
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.074
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.192
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.624
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.700
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.295
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.228
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.453
02/10/2018