
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
Đau khớp gối và những chứng bệnh liên quan
27/07/2021
587
0
Bạn cảm thấy đầu gối bị đau nhức và sưng lên hay khó khăn trong việc cử động phần khớp ở đầu gối,... nhưng bạn không biết mình mắc bệnh gì. Cùng tìm hiểu chi tiết về đau khớp gối và những chứng bệnh liên quan qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang gặp vấn đề gì với đầu gối của mình?
- Đầu gối căng cứng
- Sưng đầu gối
- Nghe tiếng gãy nứt trong gối
- Gặp khó khăn khi di chuyển
- Yếu ở đầu gối
- Khuỵu gối
- Các triệu chứng khác
Quá trình tiếp cận 1 bệnh nhân đau khớp gối thông qua tình trạng đau đớn của họ để bác sĩ xác định rõ bệnh lý liên quan. Hiện tượng này được hình thành do nhiều bệnh lý gây ra và nếu không điều trị kịp thời sẽ ngày càng nặng và để lại biến chứng nguy hiểm.
Đau đầu gối là do những chứng bệnh nào gây ra?
Đầu gối gặp vấn đề là triệu chứng của nhiều loại bệnh như:
1. Viêm khớp
Viêm khớp đầu gối là thể bệnh dễ gặp nhất của viêm xương khớp. Lúc này, sụn ở đầu gối bị bào mòn dần với những biểu hiện như đau, cứng khớp gối.
Ngoài ra, thấp khớp cũng làm cho đầu gối viêm, sụn bị hủy hoại. Người bệnh nên tới phòng khám khi có những dấu hiệu như đau, sưng và tấy đỏ, khớp cứng và nóng khi chạm vào.
2. Thương tổn sụn chêm
Sụn chêm hoạt động như miếng đệm ở giữa phần xương chày và xương đùi. Bộ phận có hình chữ C và dễ gặp tổn thương khi đầu gối bị vặn lúc chịu trọng lượng nặng. Chúng bị rách một phần hoặc toàn bộ, mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào vị trí và kích cỡ vết rách.
Triệu chứng đau khi bị thương tổn sụn chêm là biểu hiện đau khớp gối lúc người bệnh duỗi thẳng gối. Kẹt khớp đầu gối, nghe tiếng lách cách, sưng và yếu. Mặc dù chứng bệnh này tự biến mất được nhưng thường kéo dài rất lâu và cần được điều trị dứt điểm.
3. Rối loạn, thương tổn sụn
Nhuyễn sụn xảy ra trong trường hợp xương bánh chè bị mềm đi. Nguyên nhân tình trạng này là do thương tổn hoặc vận động quá mức. Khớp đầu gối bị lệch, cơ yếu và một phần sụn bị rách ra.
Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ xung quanh hoặc dưới xương bánh chè, nặng hơn khi đi lên đồi hoặc xuống cầu thang. Những người trượt tuyết, đạp xe, đá bóng hoặc chạy bộ rất dễ gặp loại bệnh này.
4. Dây chằng bị tổn thương
Dây chằng hình chữ thập trước và chữ thập sau rất dễ bị tổn thương. Dấu hiệu của bệnh này là người bệnh nghe tiếng kêu "rắc" khi cử động đầu gối hoặc chân oằn lại khi đang cố gắng đứng lên.
Va đập từ bên ngoài vào đầu gối làm thương tổn dây chằng, khiến bộ phận này bị đứt.
5. Rối loạn, tổn thương gân
Rối loạn và tổn thương gân có 3 dạng chính, bao gồm:
- Viêm gân và đứt gân gây ra đau nhức cho người bệnh khi chạm vào hoặc di chuyển, khó gập - duỗi - nâng chân lên.
- Bệnh Osgood - Schlatter là hiện tượng đè nén hoặc kéo căng một phần của vùng phát triển xương ống chân trên gây ra. Người bệnh sẽ thấy đau đầu gối lúc hoạt động và ít đau hơn khi nghỉ ngơi.
- Hội chứng dải chậu chày khiến đau ở một bên đầu gối và di chuyển lên đùi. Cảm thấy nóng rát đầu gối khi hoạt động và nghe tiếng lách cách khi gập hoặc duỗi chân.
Những tổn thương khác như viêm xương sụn bóc tách, hội chứng nếp gấp bao hoạt dịch cũng gây ra những cơn đau cho đầu gối của người bệnh.
Phòng tránh các vấn đề về đầu gối
Tình trạng đau khớp gối và nhức liên tục khiến người bệnh khó chịu và gây khó khăn khi đi lại, hoạt động. Mặc dù có một số vấn đề không thể phòng tránh được nhưng mọi người có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng việc thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Trước khi chơi thể thao cần khởi động kỹ như đi bộ, kéo căng cơ trước và sau đùi
- Tăng độ khỏe cho cơ chân bằng bài tập thể dục như đi xe đạp, đi lên cầu thang hoặc tập tạ
- Tăng cường sức lực, thời gian hoạt động từ từ, không vội vàng.
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định để không tạo thêm áp lực cho đầu gối
- Tránh thay đổi cường độ tập thể dục đột ngột.
- Đi giày phù hợp
Điều trị bệnh đau gối bằng phương pháp gì?
Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ nghiêm trọng của người bệnh mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị sau khi thăm khám. Một số trường hợp sẽ chữa bằng Đông y bằng thuốc dân gian kết hợp vật lý trị liệu, nặng hơn thì phải phẫu thuật và sử dụng thuốc.
Khi bị các vấn đề về xương khớp bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: phongkhamlavanluong.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Điều trị và phục hồi khi bị gãy mỏm khuỷu
Tin mới nhất
Hướng dẫn uống tảo xoắn Japan Algae Beauty Spirulina 550 viên
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm


Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)

Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên


Combo 3 hộp viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)

.jpeg)
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)


Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)


Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên


Viên uống Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên


Combo 2 hộp viên uống Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)


Nước uống Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)


Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên


Viên uống Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên


Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất

Top 7 viên uống bổ não Nhật Bản được tin dùng nhất 2025
58
17/06/2025

Người bình thường có nên uống Fucoidan Nhật Bản không?
124
16/06/2025

Hiểu đúng để tránh tác dụng phụ của viên uống tăng chiều cao
96
13/06/2025

Nám mảng, nám lâu năm: Có nên dùng kem dưỡng Transino?
128
12/06/2025

Người hay quên, mất tập trung có nên uống bổ não Nhật?
123
11/06/2025

Uống The Collagen Shiseido bao lâu thì có hiệu quả? Hướng dẫn cách dùng đúng
94
10/06/2025

Top 5 viên uống bổ gan Nhật được nhiều người tin dùng 2025
138
10/06/2025

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé 0–10 tuổi mới nhất theo WHO
115
09/06/2025
Tin cùng chuyên mục

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
39.736
02/10/2018

Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.560
18/07/2017

Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
2.014
21/07/2017

Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.661
01/10/2018

Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.538
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất

Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
77.371
12/03/2021

Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
53.725
26/01/2021

GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
44.790
28/08/2022

Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
40.187
05/10/2018

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
39.736
02/10/2018