Có nên điều trị thoái hoá khớp gối bằng phẫu thuật hay không?
17/06/2021
503
0
Khi thoái hoá khớp gối trở nặng rất có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh thậm chí là tàn phế. Có nhiều phương pháp điều trị cho người thoái hoá khớp gối và phương pháp phẫu thuật nằm trong số đó. Nhiều người thắc mắc rằng có nên phẫu thuật khi bị thoái hoá khớp gối hay không? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây.
Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học trong khớp gối, hậu quả là dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn. Từ đó sinh ra các phản ứng sưng đau, gây viêm và giảm dịch khớp gối. Bệnh khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống thường ngày, nhất là việc đi lại, đứng - nằm - ngồi và có khả năng gây tàn phế.
Một số triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối cần chú ý
- Xuất hiện những cơn đau khớp gối với mức độ đau tăng dần, đau ban đêm nhiều hơn đau ban ngày.
- Khi co duỗi chân có thể nghe thấy những tiếng kêu lục khục, lạo xạo ở đầu gối.
- Xuất hiện hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Cử động của khớp bị hạn chế, việc di chuyển phải mất nửa tiếng hoặc hơn mới thấy dễ dàng và dễ chịu hơn.
- Khó vận động khớp gối khiến việc đi lại trở nên khó khăn, đau đớn. Người bệnh còn cảm thấy khó nhấc chân, đi tệp tễnh, đứng lên ngồi xuống cũng gặp khó khăn.
- Đau khi đứng lên ngồi xuống, đau khi leo cầu thang.
- Khớp gối bị sưng lên do bị tràn dịch khớp.
- Khớp gối bị biến dạng và bị teo ổ khớp.
Khi nào cần phẫu thuật thoái hóa khớp gối?
Mặc dù phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối có thể giúp bạn cải thiện chức năng của khớp gối, đi lại bình thường. Nhưng đa số các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên lựa chọn phương pháp này sau cùng - tức là phương pháp phẫu thuật chỉ là lựa chọn cuối cùng mà thôi.
Phẫu thuật khớp gồi chỉ áp dụng khi tất cả các phương pháp khác mà tình trạng đau khớp gối và bệnh tình không thuyên giảm. Phẫu thuật thay khớp gối chỉ được áp dụng khi:
- Đau khớp gối ở mức độ vừa, nặng hoặc nghiêm trọng khiến bạn gặp khó khăn trong những hoạt động hàng ngày, kể cả ngày hay đêm hoặc cả những lúc nghỉ ngơi.
- Bị viêm và sưng khớp gối kéo dài, đồng thời không thể giảm tình trạng viêm và sưng sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc
- Cẳng chân bị lệch do thoái hóa khớp gối.
- Gặp tình trạng cứng khớp
- Tình trạng đau khớp gối không hề thuyên giảm đau khi sử dụng NSAIDs.
5 phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối
1.Phẫu thuật nội soi làm sạch
Phương pháp phẫu thuật này chỉ được chỉ định tiến hành cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối khi:
- Có triệu chứng lâm sàng: đau khớp gối, hạn chế vận động gối.
- Đã điều trị nội khoa nhưng bệnh không thuyên giảm.
Không thực hiện kỹ thuật này nếu:
- Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối giai đoạn 4 (khớp đã biến dạng, hẹp khe khớp hoàn toàn).
- Bệnh nhân bị thoái hóa gối giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3 ở trên nền viêm đa khớp dạng thấp, có bệnh lý không cho phép phẫu thuật.
2.Ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp này được áp dụng cho những bệnh nhân có tổn thương sụn với diện tích nhỏ và vừa, đơn ổ hoặc bị thoái hóa thứ phát sau chấn thương.
Ưu điểm: Tạo ra được lớp sụn mới với bản chất là sụn trong thay thế được vùng khuyết sụn. Phần sụn mới về lâu dài bám dính tốt do có sự liền xương - xương.
Nhược điểm: Tạo tổn thương mới tại vị trí lấy sụn đối với ghép tự thân. Nếu ghép đồng loại thì lại liên quan đến vấn đề xử lý mảnh ghép và thải mảnh ghép. Hơn nữa, trong thời gian chưa liền xương thì mảnh ghép dễ rơi vào khớp khiến tạo dị vật khớp, gây kẹt khớp.
3. Đục xương sửa trục
Đục xương sửa trục là phương pháp thường được sử dụng trong điều trị những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sớm, thoái hóa một khoang và thường gặp ở bệnh nhân có dạng chân chữ O, chữ X và chữ K. Tuy nhiên, kỹ thuật này dễ khiến cho bệnh nhân gặp tai biến liệt thần kinh và gây thách thức cho vấn đề thay khớp về sau.
4.Thay khớp
Phẫu thuật thay khớp được chỉ định khi bệnh thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4, hoặc không còn đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, phẫu thuật thay khớp là một phẫu thuật lớn đi kèm những rủi ro và chi phí cao, và không phải tất cả bệnh nhân có chỉ định thay khớp đều đáp ứng được.
5.Ghép tế bào sụn tự thân
Phương pháp này áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi có tổn thương sụn mới do chấn thương. Tổn thương ở một vị trí đơn độc, diện tích vùng khuyết sụn nhỏ và vừa.
Ưu điểm: Giúp phục hồi được lớp sụn mới có bản chất là sụn trong. Lớp sụn mới có tính đàn hồi, tính bền vững cao, giống sụn bình thường.
Nhược điểm: Bệnh nhân phải trải qua hai lần phẫu thuật. Đặc biệt khi ghép tế bào sụn phải mở khớp gối. Giá thành cao, mảnh ghép dễ bị bong khỏi vị trí ghép ngay sau khi phẫu thuật.
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: nhatnhat.com
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Vấn đề đau nhức khớp gối ở người cao tuổi mà con cái cần phải biết
Tin mới nhất
Bí quyết cải phòng ngừa tình trạng da khô ráp vào mùa hè
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm


Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)


Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên


Combo 3 hộp viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)


Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)


Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)


Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên


Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên


Nước uống Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)


Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên


Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên


Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)


Viên uống hỗ trợ giải độc gan Nichiei Bussan Nano Liver Extract Sperm EX 330 viên (Date 11/26)
Tin mới nhất

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
95
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
117
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
116
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
114
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
95
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
129
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
115
31/03/2025

Khí Hư Âm Đạo Là Gì? Những Điều Cần Biết và Cách Chăm Sóc Tình Trạng Khí Hư
100
28/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
38.676
02/10/2018

Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.413
18/07/2017

Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.896
21/07/2017

Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.389
01/10/2018

Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.406
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất

Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
76.125
12/03/2021

Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
50.845
26/01/2021

GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
42.594
28/08/2022

Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.828
05/10/2018

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
38.676
02/10/2018