
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
Cần khám những gì khi đi khám tim mạch?
21/01/2023
622
0
Có rất nhiều người trước khi đi khám tim mạch không biết rằng đi khám tim mạch cần khám những gì? Mình sẽ phải chuẩn bị những gì trước khi đi khám sức khỏe? Bài viết cần khám gì trước khi đi khám tim mạch sẽ cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích nhất cho bạn.
1. Cần khám những gì khi đi khám tim mạch?
Cần khám gì khi đi khám tim mạch? Khám tim mạch chính là hoạt động thăm khám sức khỏe tim mạch kèm theo điều trị (nếu có). Việc khám tim mạch mang một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kịp thời phát hiện phòng ngừa và điều trị kịp thời các tác nhân gây bệnh.
Cần khám những gì khi đi khám tim mạch?
Quy trình khám tim mạch sẽ bao gồm: Khám lâm sàng, khám cận lâm sàng và đọc kết quả.
Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ giúp bạn chuẩn đoán và điều trị những bệnh lý tim mạch và các nguy cơ đi kèm với các bệnh như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn nồng độ lipid máu, các rối loạn chuyển hóa bất thường,... qua đó phòng ngừa và điều trị kịp thời trước khi chúng gây ra những biến chứng nặng hơn.
2. Quy trình khám tim mạch gồm những gì?
Quy trình khám tim mạch thông thường bao gồm: Khám lâm sàng, khám cận lâm sàng trong quá trình khám cận lâm sàng sẽ đi sâu hơn vào thăm khám và phát hiện bệnh như: Xét nghiệm máu, đo điện tim, siêu âm tim, chụp X - quang tim phổi, chụp CT mạch vành, chụp cộng hưởng tim... Bước cuối cùng trong quá trình này là đọc kết quả. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng bước nhé!
2.1 Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước khám đầu tiên của bất cứ một quy trình khám chữa bệnh nào. Khám lâm sàng là bước đầu tiên để bác sĩ nắm bắt tình trạng bệnh của bệnh nhân. Từ đó để chỉ định các bước khám cận lâm sàng phù hợp với tình hình của người bệnh.
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng tim mạch sẽ bao gồm 2 bước cơ bản như sau:
+ Bước thứ nhất là quan sát, nhận định. Qua quan sát các biểu hiện, sờ tim, kiểm tra tĩnh mạch cổ, nghe tim,…. Việc này giúp các bác sĩ chuyên khoa tim mạch có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến hoạt động và khả năng thực hiện các chức năng của hệ tim mạch.
+ Bước thứ hai là khai thác các yếu tố bao gồm: Tuổi, tiền sử bệnh, môi trường sống, nghề nghiệp, nghiện bia - rượu, thuốc lá,… Những yếu tố kể trên đều có ảnh hưởng và tác động gián tiếp tới tình trạng sức khỏe người bệnh.
2.2 Khám cận lâm sàng
Các xét nghiệm và chẩn đoán cận lâm sàng sẽ cho thấy chính xác hoạt động và chức năng của tim và hệ thống mạch máu. Tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc một số kỹ thuật sau: Xét nghiệm máu, siêu âm tim, chụp X - quang tim phổi, chụp CT mạch vành, chụp cộng hưởng từ tim.
Khám cận lâm sàng
Xét nghiệm máu
Trong quá trình khám tim mạch bạn bắt buộc phải xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu sẽ cung cấp các thông tin bao gồm: Chỉ số hồng cầu, tiểu cầu trong máu, chức năng gan, thận. Trong một số trường hợp xác định các bệnh lý cơ tim. Các bác sĩ có thể đo nồng độ men tim để kiểm tra mức độ tổn thương của cơ tim và xác định nhanh chóng mức độ tổn thương tim.
Đo điện tim
Đo điện tim chính là chỉ định trong hầu hết các quy trình khám tim mạch. Đo điện tim là kỹ thuật dùng để theo dõi hoạt động điện học, tốc độ, nhịp điệu của tim. Khi tim co bóp những xung điện do tế bào cơ tim phát ra được ghi lại dưới dạng đồ thị qua các điện cực tiếp nhận ngoài da.
Siêu âm tim
Siêu âm tim là phương pháp sử dụng kỹ thuật dùng sóng siêu âm để chụp và nghiên cứu các cấu trúc của tim trong khi tim đang hoạt động.
Chụp X - quang tim phổi
Chụp X-quang là phương pháp tái hiện hình ảnh cấu trúc tim, phổi và các mạch máu, khớp, xương, cột sống, sau lồng ngực bằng tia X. Nhờ phương pháp này để phát hiện ra nhiều bệnh lý tim mạch và các cơ quan lân cận.
Chụp CT mạch vành
Cũng như phương pháp chụp X - quang, chụp CT mạch vành là phương pháp sử dụng tia X để khảo sát các hình ảnh một khu vực hoặc toàn bộ cơ thể. Chụp CT là một phương pháp hiệu quả để chẩn đoán các bệnh lý tim mạch đặc biệt là bệnh mạch vành.
Chụp cộng hưởng từ tim
Chụp cộng hưởng từ tim không chỉ có độ chính xác cao mà còn rất ăn toàn cho người chụp. Chụp cộng hưởng tim có khả năng khảo sát tim và mạch máu ở nhiều vị trí trên cơ thể.
Phương pháp chụp cộng hưởng từ tim cũng được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán. Đáng kể như: Chẩn đoán các bệnh lý van tim, các bệnh tim bẩm sinh, các khối u tim lành tính và ác tính,…rất hiệu quả.
2.3 Đọc kết quả
Đọc kết quả là bước cuối cùng trong quá trình khám tim mạch. Sau khi có kết quả chụp X - quang và kết quả các xét nghiệm. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Những thắc mắc như: Tôi có đang mắc bệnh tim mạch không? Tôi mắc bệnh gì? Tôi đang ở mức độ nào của bệnh? Cách điều trị bệnh như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia, bác sĩ tư vấn cho bạn.
Đọc kết quả
3. Khám tim mạch cần lưu ý những gì?
Khi đi khám tim mạch bạn cần lưu ý một số vấn đề sau nhé!
Khám tim mạch cần lưu ý những gì?
+ Trước khi đi khám, bạn hãy mang kết quả đã khám các phim chụp trong vòng 6 tháng và thuốc hay hóa đơn sử dụng thuốc đang dùng (nếu có) nhé.
+ Bạn nên nhịn ăn tối thiểu 4 tiếng trước khi đến khám với bác sĩ vì có khả năng bạn sẽ phải tiến hành xét nghiệm máu trong quá trình thăm khám đấy.
+ Bạn tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích trước khi đi khám: Rượu, bia, cà phê, nước chè, thuốc,... đều là những thực phẩm bạn nên tránh khi đi khám tim mạch.
+ Trong trường hợp đang điều trị tăng huyết áp hoặc các bệnh về tim thì vẫn tiếp tục điều trị theo đơn thuốc hằng ngày.
+ Trường hợp bạn đang bị tiểu đường thì không nên uống hay tiêm insulin vào buổi sáng trước khi đi khám!
Như vậy qua bài viết cần khám những gì khi đi khám tim mạch. Bạn đã biết khi đi khám tim mạch cần chuẩn bị những gì chưa. Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh (nếu có) trước khi bệnh tiến triển nặng hơn nhé!
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Bài trước đó
Uống thuốc gì tốt cho tim mạch? 6 loại thuốc hỗ trợ tim mạch tốt
Tin mới nhất
Mẹ bầu bị thâm vùng kín phải làm sao?
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm


Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)


Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên


Combo 3 hộp viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)


Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)


Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)


Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên


Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên


Nước uống Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)


Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên


Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên


Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)


Viên uống hỗ trợ giải độc gan Nichiei Bussan Nano Liver Extract Sperm EX 330 viên (Date 11/26)
Tin mới nhất

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
122
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
182
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
168
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
159
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
131
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
202
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
143
31/03/2025

Khí Hư Âm Đạo Là Gì? Những Điều Cần Biết và Cách Chăm Sóc Tình Trạng Khí Hư
152
28/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
38.783
02/10/2018

Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.433
18/07/2017

Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.910
21/07/2017

Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.418
01/10/2018

Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.423
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất

Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
76.364
12/03/2021

Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
51.268
26/01/2021

GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
42.839
28/08/2022

Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.869
05/10/2018

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
38.783
02/10/2018