
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
- Trang chủ
-
- Cẩm nang
-
- Tai Biến - Đột Quỵ
-
- Cách ngăn ngừa đột quỵ trong mùa lạnh
Cách ngăn ngừa đột quỵ trong mùa lạnh
09/02/2024
588
0
Thời tiết chuyển lạnh cùng việc thay đổi thói quen sinh hoạt ngày cận Tết khiến nhiều người bị nhồi máu cơ tim, nhồi máu não phải nhập viện. Những ngày cuối năm, các bác sĩ Khoa Chẩn đoán Can thiệp tim mạch và Khoa Đột quỵ, Bệnh viện 108, liên tục xử trí cứu sống nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
Bác sĩ Phạm Văn Cường, Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết thời tiết lạnh có thể làm co các mạch máu, làm tăng áp lực lên mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp, từ đó dẫn đến xuất huyết não – nguyên nhân đột quỵ phổ biến. Ngoài ra, khi trời lạnh, cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu lẫn tiểu cầu, làm cho máu vón cục và hình thành máu đông, dẫn đến đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não.
Ở Việt Nam, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Như ở miền Bắc thường gặp các ca nhồi máu não vào tháng 11, 12, 1. Trong 3 tháng này, số lượng bệnh nhân đột quỵ bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não tùy địa phương, chiếm từ 30-50% tổng số bệnh nhân đột quỵ của cả năm.
Theo điều dưỡng Nguyễn Thị Huyền Trang, Khoa Quốc tế, Bệnh viện 108, việc ra khỏi chăn/giường/phòng ngủ đều là những thời điểm biến đổi nhiệt độ môi trường, cần lưu ý thay đổi từ từ tránh chênh lệch nhiệt độ quá nhiều và đột ngột.
Ngoài ra, thời điểm thức dậy, cơ thể vẫn trong trạng thái nghỉ ngơi, chưa thích nghi với các hoạt động, hệ tuần hoàn hoạt động với công suất thấp, nếu thức dậy quá nhanh sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Mọi người cần lưu ý thực hiện một số hành động ngay sau khi thức giấc để đảm bảo an toàn.
Cụ thể, sau khi thức giấc, mọi người nằm trên giường trong khoảng 5 phút, hít thở, cử động nhẹ nhàng như duỗi tay chân giúp tăng dần tốc độ lưu thông máu để cơ thể thích nghi an toàn. Sau đó, chậm rãi đứng dậy, ra khỏi giường, vận động hai tay một cách nhịp nhàng trong vài phút để khởi động cơ thể với cường độ cao hơn. Việc thức dậy từ từ còn góp phần hạn chế trượt ngã ở người già.
Khi mở cửa, nên đứng tránh một bên để phòng gió lạnh thổi vào người đột ngột. Sau khi mở cửa, nên đứng gần cửa khởi động thêm ít phút với động tác nhẹ rồi tiến dần ra ngoài. Người cao tuổi nên duy trì thói quen này vào buổi sáng để có sức khỏe ổn định, tránh những nguy cơ đáng tiếc.
Cách nhận biết các dấu hiệu đột quỵ qua FAST:
- FACE: Mặt có cảm giác tê cứng, khi cười 1 bên mặt bị lệch, cười méo miệng, rối loạn thị lực.
- ARM: Tay và chân tê mỏi hoặc không nâng được tay, chân 1 bên.
- SPEECH: Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.
- TIME: Cần gọi cấp cứu đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị đột quỵ não càng nhanh càng tốt.
Khi quan sát thấy ai có ít nhất một trong ba biểu hiện trên (lệch mặt, yếu tay chân, nói khó) hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và lập tức gọi cấp cứu ngay, không trì hoãn. Khung giờ vàng để có kết quả điều trị tốt nhất là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc đột quỵ.
Nguồn: Vnexpress
Tác giả: Đức Phạm
Bài trước đó
Cách uống rượu mơ vảy vàng độc đáo bạn nhất định phải biết
Tin mới nhất
Bổ sung 9 loại thực phẩm tăng cường sinh lý nam ngày Tết
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cảnh báo 5 dấu hiệu Gan đang quá tải vì thải độc
73
11/07/2025

Vì sao Collagen Nucos Nhật Bản được dàn Hoa hậu ưu ái lựa chọn?
113
10/07/2025

Top 5 website bán hàng Nhật đáng tin cậy tại Việt Nam
88
09/07/2025

Top 7 viên uống bổ não Nhật Bản được tin dùng nhất 2025
297
17/06/2025

Người bình thường có nên uống Fucoidan Nhật Bản không?
285
16/06/2025

Hiểu đúng để tránh tác dụng phụ của viên uống tăng chiều cao
255
13/06/2025

Nám mảng, nám lâu năm: Có nên dùng kem dưỡng Transino?
268
12/06/2025

Người hay quên, mất tập trung có nên uống bổ não Nhật?
231
11/06/2025
Tin cùng chuyên mục

5 dòng thuốc chống Tai biến & đột quỵ của Nhật Bản bán chạy nhất
63.069
22/01/2021

Top 10 viên uống chống đột quỵ tốt nhất của Nhật Bản
6.495
03/02/2021

Review thuốc chống đột quỵ 1 viên duy nhất của Nhật có thực sự hiệu quả?
20.950
09/04/2023
.jpg)
Cách sử dụng thuốc chống đột quỵ Nattokinase 2000fu Orihiro Nhật Bản
3.323
24/05/2023

Mua thuốc Nattokinase 2000fu Nhật Bản chính hãng ở đâu?
1.297
25/05/2023
Lượt xem nhiều nhất

5 dòng thuốc chống Tai biến & đột quỵ của Nhật Bản bán chạy nhất
63.069
22/01/2021

Review thuốc chống đột quỵ 1 viên duy nhất của Nhật có thực sự hiệu quả?
20.950
09/04/2023

Thuốc chống đột quỵ của Nhật uống trong bao lâu? Liệu trình cụ thể
11.580
10/12/2023

Top 10 viên uống chống đột quỵ tốt nhất của Nhật Bản
6.495
03/02/2021

Cách uống thuốc chống đột quỵ của Nhật 4000fu hiệu quả
5.509
29/05/2023