Các chức năng chính của vitamin F trong cơ thể
09/01/2021
722
0
Vitamin F không mang ý nghĩa như các vitamin thông thường như vitamin A, C, E… Đây là tên gọi chung cho hai chất béo axit alpha-linolenic (ALA) và axit linoleic (LA).
Các axit béo trên rất cần thiết cho các chức năng bình thường của cơ thể, bao gồm cả sức khỏe của não bộ và tim mạch.
ALA thuộc nhóm axit béo omega-3 còn LA nằm trong nhóm omega-6. Các nguồn cung cấp các chất béo này gồm dầu thực vật, các loại quả cứng và hạt.
Nhóm vitamin này được phát hiện vào những năm 1920 khi các nhà khoa học phát hiện chế độ ăn không có chất béo gây ra những tác dụng phụ trên chuột. Ban đầu, họ nghi ngờ chuột bị thiếu hụt một loại vitamin chưa biết đến và đặt tên là vitamin F. Sau này, nghiên cứu cho thấy là thiếu ALA và LA.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về vitamin F, bao gồm cách chúng hoạt động, các lợi ích đối với sức khỏe và những thực phẩm giàu nhóm vitamin này.
Các chức năng chính của vitamin F trong cơ thể
Vitamin F gồm 2 loại axit béo là ALA và LA được phân loại vào nhóm axit béo thiết yếu, tức là chúng cần thiết cho sức khỏe. Vì cơ thể không có khả năng tạo ra các chất béo này nên bạn cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống.
ALA và LA đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, như:
- Nguồn cung cấp calo. Do là chất béo, ALA và LA cung cấp khoảng 9 calo cho mỗi gram được tiêu thụ.
- Tạo nên cấu trúc tế bào. ALA, LA và các chất béo khác giúp tạo nên cấu trúc và tính linh hoạt cho tất cả tế bào trong cơ thể, là một thành phần chính trong lớp màng ngoài tế bào.
- Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển. ALA đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng bình thường, phát triển não bộ và thị lực.
- Chuyển đổi thành chất béo khác. Cơ thể sẽ chuyển hóa ALA và LA thành các chất béo khác cần thiết cho sức khỏe.
- Giúp tạo ra các chất tạo tín hiệu (signal compounds). ALA và LA được sử dụng để tạo nên các chất tạo tín hiệu giúp điều chỉnh huyết áp, đông máu, phản ứng của hệ miễn dịch và các chức năng chính khác trong cơ thể.
Vitamin F giúp hỗ trợ tăng trưởng và phát triển các chức năng của cơ thể.
Thiếu vitamin F rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, thiếu các axit béo ALA và LA có thể dẫn đến nhiều triệu chứng đa dạng, chẳng hạn như khô da, rụng tóc, vết thương lâu lành, phát triển chậm ở trẻ em, da bị lở loét và bong vảy, các vấn đề về não và thị giác.
Lợi ích sức khỏe tiềm năng của vitamin F
Theo các nghiên cứu, những chất béo tạo nên vitamin F (ALA và LA) có khả năng mang lại những lợi ích đặc biệt cho sức khỏe.
Công dụng của axit alpha-linolenic (ALA)
ALA là chất béo chính trong nhóm omega-3, nhóm chất béo với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong cơ thể, ALA được chuyển đổi thành các axit béo omega-3 có lợi khác, bao gồm axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).
Các axit béo này (ALA, EPA và DHA) mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Giảm viêm. Việc tăng lượng chất béo omega-3 tiêu thụ có liên quan đến tác dụng giảm viêm ở khớp, đường tiêu hóa, phổi và não.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch. Mặc dù các nhận định chưa được rõ ràng, việc bổ sung thêm ALA trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong một nghiên cứu, cứ tăng 1 gram ALA tiêu thụ mỗi ngày thì có thể giảm được 10% nguy cơ mắc bệnh tim.
- Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển. Phụ nữ mang thai cần 1,4g ALA mỗi ngày để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển cho thai nhi.
- Hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Dù cần có nhiều nghiên cứu hơn nhưng đã có bằng chứng cho thấy bổ sung chất béo omega-3 thường xuyên sẽ giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm và lo âu.
Lợi ích từ axit linoleic (LA)
Axit linoleic (LA) là chất béo chính trong nhóm omega-6. Tương tự như ALA, LA cũng được cơ thể chuyển hóa thành các chất béo khác cần thiết.
LA mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng khi được tiêu thụ với lượng vừa phải, đặc biệt khi dùng thay thế cho các chất béo bão hòa không lành mạnh:
- Có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu thực hiện trên 300.000 người trưởng thành, khi họ tiêu thụ LA thay cho chất béo bão hòa có thể giảm bớt 21% nguy cơ tử vong liên quan đến bệnh tim.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Một nghiên cứu ở hơn 200.000 người cho thấy LA có liên quan đến khả năng giảm thiểu 14% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 khi dùng thay cho chất béo bão hòa.
- Cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Một vài nghiên cứu cho LA có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu khi sử dụng thay cho chất béo bão hòa.
Liều lượng khuyến cáo
Để tối ưu hóa lợi ích của vitamin F thì bạn cần duy trì tỷ lệ LA với ALA lành mạnh trong chế độ ăn uống chính.
Nguyên nhân chính là do các tín hiệu đối nghịch mà các chất béo này truyền đến cơ thể. Trong khi LA và các chất béo nhóm omega-6 có xu hướng gây ra phản ứng viêm, ALA và axit béo omega-3 lại có tác dụng ức chế quá trình này.
Một số chuyên gia ước tính tỷ lệ chất béo omega-6 và omega-3 trong chế độ ăn uống ở phương Tây có thể lên đến 20:1. Điều này được cho là góp phần gây viêm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Mặc dù tỷ lệ lý tưởng vẫn được xác định thống nhất, một khuyến cáo phổ biến là nên duy trì tỷ lệ chất béo LA và ALA ở tỷ lệ bằng hoặc thấp hơn 4:1.
Một cách đơn giản hơn được Viện Y học (IOM) khuyến cáo là người trưởng thành nên tiêu thụ từ 1,1–1,6g ALA và 11–16g LA mỗi ngày.
Những thực phẩm giàu vitamin F
Bổ sung thêm vitamin F bằng thực phẩm chức năng sẽ không cần thiết nếu bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa ALA và LA.
Hầu hết thực phẩm đều chứa cả hai loại chất béo này, nhiều thực phẩm thì có tỷ lệ chất béo loại này cao hơn loại kia.
Dưới đây là lượng LA trong một số thực phẩm phổ biến:
- Dầu đậu nành: 7g LA trong mỗi muỗng canh (15ml)
- Dầu ô liu: 10g LA trong mỗi muỗng canh (15ml)
- Dầu ngô (bắp): 7g LA trong mỗi muỗng canh (15ml)
- Hạt hướng dương: 11g LA trong mỗi 28g
- Hạt hồ đào: 6g LA trong mỗi 28g
- Hạnh nhân: 3,5g trong mỗi 28g
Hạt hướng dương là nguồn cung cấp axit linoleic dồi dào.
Nhiều thực phẩm chứa nhiều LA cũng có chứa ALA dù số lượng ít hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ ALA đặc biệt cao trong các thực phẩm sau:
- Dầu hạt lanh: 7g ALA mỗi muỗng canh (15ml)
- Hạt lanh: 6,5g ALA trong mỗi 28g
- Hạt chia: 5g ALA trong mỗi 28g
- Hạt gai dầu: 3g ALA trong mỗi 28g
- Quả óc chó: 2,5g ALA trong mỗi 28g
Các sản phẩm từ động vật như cá, trứng, thịt động vật ăn cỏ và các sản phẩm từ sữa cũng cung cấp một ít ALA và LA nhưng chủ yếu là các chất béo omega-6 và omega-3 khác.
Hãy nhớ, duy trì tỷ lệ LA:ALA hợp lý trong chế độ ăn uống như khuyến cáo sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích tiềm năng của vitamin F, bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm và nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Nếu cuộc sống là món quà quý giá mà tạo hóa ban tặng thì sức khỏe chính là vô cùng vốn quý cần phải trân trọng và giữ gìn. Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn kéo theo bữa ăn hằng ngày không đầy đủ, chế độ ăn uống không điều độ, dẫn tới thiếu vitamin và khoáng chất, đây là những chất rất cần thiết cho cuộc sống. Do vậy, nhu cầu bổ sung thêm vitamin và khoáng chất ngày một tăng. Họ tìm tới các loại vitamin Nhật Bản ngày một nhiều để bổ sung dưỡng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể.
Mua thuốc bổ & Vitamin Nhật Bản tại Japan.vn - Siêu Thị Nhật Bản là bạn được đảm bảo về chất lượng cũng như nguồn gốc sản phẩm bởi Siêu thị trực tuyến Nhật Bản chúng tôi cung cấp các sản phẩm nhập khẩu chính hãng từ đất nước Nhật Bản.
Đến với Japana, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm:
- - Hàng chính hãng 100% được nhập khẩu từ Nhật Bản
- - Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình
- - Giá tốt nhất thị trường
- - Giao hàng nhanh chóng
Cam kết hoàn tiền gấp đôi nếu phát hiện hàng nhái hàng giả
Nguồn Hello Bac Si
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Cách nhận biết cơ thể đang bị thiếu chất khoáng để phòng ngừa
Tin mới nhất
4 điều chị em cần thay đổi để có làn da không bị lão hóa theo thời gian
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
Bệnh loãng xương nên ăn gì? Nguyên tắc và top 8 loại thực phẩm tốt
84
28/11/2024
Nên uống gì để đẹp da chống lão hóa hiệu quả và dễ làm
201
22/11/2024
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Nam Giới
209
22/11/2024
Tuổi Dậy Thì Của Con Gái Là Khi Nào? Dấu Hiệu Cần Biết
275
20/11/2024
Peel da trị nám: Phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả
265
20/11/2024
Tuổi Dậy Thì Ở Nam Là Bao Nhiêu? Dấu Hiệu Nhận Biết
156
15/11/2024
Elastin là gì? Chức năng và cách bổ sung elastin cho cơ thể
437
08/11/2024
Top kem trị nám tàn nhang đồi mồi tốt nhất hiện nay của Nhật
532
08/11/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.372
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.061
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.679
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.051
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.176
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.390
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.465
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.246
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
38.722
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.372
02/10/2018