
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
4 chứng bệnh cột sống thường gặp ở người trưởng thành
10/06/2021
624
0
Quá trình lão hoá là tự nhiên của cơ thể, đặc biệt nếu thường xuyên vận động, làm việc với tư thế không khoa học, dinh dưỡng kém... có thể gây ra các vấn đề cho cột sống. Cùng tìm hiểu 4 chứng bệnh cột sống thường gặp ở người trưởng thành qua bài viết sau đây.
Bệnh cột sống thường gặp ở người trưởng thành
Cột sống có dạng đường cong giống hình chữ "S", gồm 33 đốt sống và chia làm 5 đoạn: 7 đốt sống cổ (từ C1 đến C7), 12 đốt sống ngực (T1 đến T12), 5 đốt sống thắt lưng (L1 đến L5), 5 đốt xương cùng (S1 đến S5) và 4 đốt xương cụt. Các đốt sống được kết nối với nhau bởi một hệ thống dây chằng và các mô sợi nối các đốt sống lại với nhau.
Giữa các thân đốt sống là đĩa đệm (gồm bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong). Ở trung tâm của mỗi đốt sống có một lỗ lớn, gọi là ống tủy sống. Trong ống tủy sống có rất nhiều dây thần kinh nối liền với các bộ phận khác và chịu trách nhiệm gửi, nhận tin nhắn từ não để kiểm soát khả năng hoạt động và chức năng của các cơ quan.
Do có cấu trúc khá phức tạp nên khi có bất cứ một sự thay đổi bất thường nào ở tư thế lao động, sinh hoạt hay vui chơi, giải trí cũng có thể gây chấn thương cột sống hoặc hình thành những bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp.
Những bệnh cột sống thường gặp
1. Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống thường gặp ở những người sau tuổi 30, là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nhiều trường hợp còn bị thúc đẩy bởi các yếu tố như lao động quá sức, dinh dưỡng không hợp lý, lối sống ít vận động… Tổn thương cơ bản của thoái hóa cột sống tập trung ở sụn và xương dưới sụn. Tùy vào vị trí cột sống bị thoái hóa mà xuất hiện những cơn đau ở vùng vùng tương ứng, bao gồm cổ, vai gáy, tay, thắt lưng và chân.
Cơn đau xuất hiện thoáng qua sau đó tăng dần, gây cảm giác khó chịu, dáng đi không bình thường, cột sống bị biến dạng, cong vẹo, lưng còng... Người bệnh mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên dẫn đến hiệu quả làm việc kém, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giảm chất lượng cuộc sống. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn, người bệnh cảm thấy nhói buốt, đau lan sang những vùng khác như vai, thần kinh tọa, hông, đùi, cẳng chân, bàn chân… thậm chí đến mức không thể đi lại được.
2. Gai cột sống
Gai cột sống cũng là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp. Quá trình thoái hóa làm tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn cũng bị biến đổi cấu trúc, hình thành các vùng xương đặc, rỗng xen kẽ nhau. Lúc này, cơ thể phải huy động calci tự bù đắp những chỗ rỗng, hốc... mọc thêm các xương mới, gọi là gai xương. Khi người bệnh cử động, các gai xương sẽ chèn ép các dây thần kinh hoặc các xương đốt sống gây đau nhức ở vùng ngang thắt lưng, vai, hoặc cổ. Cơn đau có thể lan đến đầu, truyền xuống vai nếu bị gai cột sống cổ. Đau lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng. Cơn đau tăng nhiều hơn khi vận động và giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.
3. Thoát vị đĩa đệm
Đây là bệnh phổ biến nhất trong những bệnh về cột sống. Đĩa đệm là một thành phần quan trọng nằm ở khe giữa hai đốt sống có chức năng giảm xóc cho cột sống và làm cho cột sống mềm dẻo dễ uốn. Tuy nhiên, khi cột sống bị thoái hóa, sụn và xương dưới sụn tại đốt sống bị tổn thương sẽ ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm của đốt sống đó, khiến cho chúng bị mòn, rách làm tràn dịch nhầy, tạo thành khối thoát vị gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc tủy sống gây đau nhức. Người bệnh thường có cảm giác đau khi nằm nghiêng và cơn đau tăng khi ho hoặc đi đại tiện. Nếu cơn đau lan xuống vùng mông, đùi, có thể gây tê, teo cơ, yếu liệt các chi.
4. Thoái hóa đĩa đệm
Bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống là tình trạng liên quan đến sự lão hóa của đĩa đệm. Dưới tác động của thời gian, đặc biệt là những lực tác động lên cột sống trong các tư thế lao động, sinh hoạt hàng ngày làm đĩa đệm nhanh chóng “xuống cấp”, mất đi độ đàn hồi, linh hoạt và khả năng chống xốc cho cột sống, hẹp lại, từ đó hạn chế sự chuyển động của cột sống và gây đau nhức.
Ở giai đoạn đầu, cơn đau chỉ tập trung vào đĩa đệm bị thoái hóa (cổ, lưng), nhưng nếu không cải thiện sớm có thể gây thoát vị đĩa đệm, chèn ép các dây thần kinh, gây đau ở mông, đùi, bàn chân, cánh tay bàn tay, thậm chí gây liệt tứ chi.
Để giảm những hệ lụy và gánh nặng của bệnh lý xương khớp, các chuyên gia khuyến cáo, ngay khi có các triệu chứng bất thường ở cột sống, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp thăm khám từ đó được chẩn đoán và cải thiện sớm.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: jexmax.com.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Ăn gì để mái tóc chắc khỏe óng mượt?
Tin mới nhất
6 điều gây hại cho tóc có thể bạn không biết
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm


Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)

Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên

.jpg)
Nước uống đông trùng hạ thảo Fine Japan Cordyceps Plus (Hộp 10 chai x 50ml)


Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên

Viên uống Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên


Viên uống hỗ trợ giải độc gan Nichiei Bussan Nano Liver Extract Sperm EX 330 viên (Date 11/26)

.jpeg)
Viên uống Fucoidan Okinawa Kanehide Bio EX 323mg 150 viên


Bột canxi cá tuyết dành cho bé Fine Japan Nhật Bản 140g


Viên uống bổ sung Vitamin tổng hợp DHC 60 viên (60 ngày)

Bột uống hỗ trợ tăng cường miễn dịch Tokyo Res 1000 30 gói


Viên uống AHCC Imuno Plan 90 viên


Viên uống Waki The Fucoidan 90 viên
Tin mới nhất

Top 7 viên uống bổ não Nhật Bản được tin dùng nhất 2025
220
17/06/2025

Người bình thường có nên uống Fucoidan Nhật Bản không?
244
16/06/2025

Hiểu đúng để tránh tác dụng phụ của viên uống tăng chiều cao
200
13/06/2025

Nám mảng, nám lâu năm: Có nên dùng kem dưỡng Transino?
227
12/06/2025

Người hay quên, mất tập trung có nên uống bổ não Nhật?
199
11/06/2025

Uống The Collagen Shiseido bao lâu thì có hiệu quả? Hướng dẫn cách dùng đúng
152
10/06/2025

Top 5 viên uống bổ gan Nhật được nhiều người tin dùng 2025
195
10/06/2025

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé 0–10 tuổi mới nhất theo WHO
161
09/06/2025
Tin cùng chuyên mục

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
40.038
02/10/2018

Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.605
18/07/2017

Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
2.055
21/07/2017

Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.736
01/10/2018

Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.563
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất

Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
77.626
12/03/2021

Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
61.286
26/01/2021

GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
45.404
28/08/2022

Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
40.331
05/10/2018

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
40.038
02/10/2018