
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
3 phương pháp đơn giản để làm mềm khớp gối bị cứng
05/06/2021
1.990
0
Khớp gối bị cứng là một trong những vấn đề thường gặp về xương khớp. Khi gặp phải triệu chứng cứng khớp gối, cần nhanh chóng tới các bệnh viện chuyên khoa khám để tìm ra chính xác nguyên nhân. Cùng khám phá 3 phương pháp đơn giản để làm mềm khớp gối khi bị cứng qua bài viết sau đây.
Các biểu hiện điển hình của cứng khớp gối
Cứng khớp gối là hiện tượng cơ khớp đầu gối bị xơ dính khiến người bệnh khó cử động. Đầu gối không co gập lại được, phải xoa bóp một hồi mới có thể di chuyển được. Đây là biểu hiện điển hình nhất của căn bệnh này.
Thường vào những thời điểm sau ngủ dậy buổi sáng hoặc đầu chiều, triệu chứng sẽ xuất hiện. Người bệnh không thể lập tức đứng dậy ngay vì khớp gối không thể co duỗi bình thường. Phải ngồi nghỉ ngơi và xoa nắn khớp gối một hồi khoảng 15 – 20 phút khớp dãn ra bớt. Đôi khi ngồi lâu, ít vận động cũng gây cứng khớp.
Cứng khớp gối cũng thường đi kèm với những cơn đau vừa phải. Một số bị sưng gối nhẹ, một số nóng đỏ. Cũng có thể kèm sốt nhẹ, mệt mỏi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cứng khớp thường đi cùng với dấu hiệu của tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị hư tổn, bào mòn.
Hai nguyên nhân gây cứng khớp gối
Có nhiều nguyên nhân gây cứng khớp. Về cơ bản là do thiếu hoạt động thể chất hàng ngày, thừa cân, ngủ không đúng tư thế, chế độ ăn uống nghèo nàn hoặc môi trường xung quanh bị lạnh hay ẩm ướt… Trong những trường hợp này, lượng máu đến các cơ bắp sẽ giảm. Sự tích tụ của acid lactic tăng lên gây đau và cứng khớp. Cũng có một số nghiên cứu cho rằng, cơ thể không phóng thích đủ cortisol vào ban đêm để bù đắp cho các yếu tố tiền viêm cytokine như IL-6 (interleukin 6) tăng cao cũng góp phần vào việc gay cứng khớp gối.
Cứng khớp gối thường gặp nhất là do hai nguyên nhân sau:
- Bệnh lý: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, bệnh gout, và các bệnh liên quan đến khớp gối như áp xe, viêm xương khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp nhiễm khuẩn. Nếu cứng khớp buổi sáng kéo dài hơn một giờ và trong một số trường hợp lên đến vài giờ là đặc trưng của viêm khớp dạng thấp hoặc các chứng viêm khác của khớp. Cứng khớp buổi sáng kéo dài ít hơn nửa giờ có nhiều khả năng là thoái hóa khớp hoặc các bất thường cơ xương khác không có viêm.
- Chấn thương: té ngã, vận động thể thao quá mạnh, do tai nạn giao thông khiến sụn bị tổn thương, đứt gãy, trật khớp, gãy xương… bó bột lâu ngày dẫn đến cứng khớp gối. Tương tự, sau phẫu thuật, dây chằng và mô mềm của khớp gối dễ bị xơ hóa, mất linh hoạt. Nếu không điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đúng cách, triệu chứng cứng khớp sẽ tái lại nhiều lần.
3 phương pháp “làm mềm”, cải thiện tình trạng cứng khớp gối
1. Điều trị theo từng nguyên nhân
Nếu đã biết nguyên nhân cứng khớp, cần điều trị nguyên nhân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình. Tuyệt đối không nghe lời mách bảo của người không có chuyên môn về y học. Cũng như không dùng đơn thuốc của người khác để mua thuốc cho mình. Nếu chưa biết nguyên nhân tại sao bị cứng khớp gối cần đi khám bệnh ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp hoặc nội tổng quát.
Uống thuốc giảm đau chống viêm
Thường dùng điều trị bệnh khớp là các loại thuốc giảm đau chống viêm không steriod hoặc steriod (tùy mức độ nặng nhẹ), thuốc giãn cơ... Nếu tuân thủ các điều trị tích cực, các triệu chứng đau nhức đầu gối, cứng khớp cũng sẽ suy giảm. Cứng khớp gối có thể sử dụng thuốc có hàm lượng Acid Hyaluronic (đường uống hoặc tiêm) để cải thiện chức năng sụn khớp, bôi trơn sụn khớp và tăng cường dịch khớp.
Thuốc giảm đau chống viêm không thể thiếu trong quá trình điều trị các bệnh xương khớp, tuy nhiên có một thực tế rất đáng lo ngại mà các chuyên gia đa khoa đã khuyến cáo đó là:
- Mỗi khi xương khớp đau nhức, nhiều người bệnh hay vội tự xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ dân gian, truyền miệng đến các thuốc điều trị mà không quan tâm đến những cảnh báo về tác dụng phụ. Việc lạm dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau trong một thời gian dài có thể gây tổn thương sụn khớp và vùng xương dưới sụn vốn đã thoái hóa.
- Chưa kể, một số sản phẩm gắn mác Đông y nhưng có thể chứa cả thuốc Tây y như corticosteroid, dexamethasone… Nếu tùy tiện sử dụng những loại thuốc này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như phù nề, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, tổn thương gan, thận, thưa loãng xương nặng (mục xương)…
Vật lý trị liệu
Trong điều trị cứng khớp gối thì vật lý trị liệu là phương pháp quan trọng và gần như bắt buộc. Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với tập luyện hàng ngày sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục cho khớp, đàn hồi cho dây chằng và tăng sự linh hoạt cho sụn khớp.
Khi vật lý trị liệu kết hợp với thuốc uống trong thời gian dài mà không có kết quả tốt thì sẽ áp dụng phẫu thuật nhằm giải phóng khớp gối, giải phóng dây chằng… Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân vẫn phải tham gia phục hồi chức năng như trước đây để nhanh chóng hồi khả năng vận động.
2. Điều chỉnh các thói quen
Giấc ngủ sâu giúp cơ thể phục hồi và nạp lại năng lượng sau một ngày dài làm việc. Phòng ngủ hay môi trường ngủ đủ ấm áp, tránh bị gió lùa. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh vì không khí lạnh gây cứng khớp gối.
Khi vừa mới thức dậy, có thể tắm ngay dưới vòi sen nóng chỉ đứng dưới vòi nước ấm và thả lỏng thư giãn hoàn toàn. Khi cơ thể đã được làm ấm lên, thực hiện một số động tác uốn cong đầu gối và các khớp một cách nhẹ nhàng. Tắm nước nóng là cách gây toát mồ hôi, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm co thắt cơ bắp.
Uống nước đầy đủ, tốt nhất uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày. Cắt giảm carbohydrate đơn giản và tinh chế. Loại bỏ tất cả các loại thực phẩm màu nhân tạo, thực phẩm giàu bột mì trắng và hương vị/chất ngọt nhân tạo (sirô có nhiều fructose, fructose tinh chế và aspartame).
3. Bài tập hỗ trợ cứng khớp đầu gối
Tập thể dục hằng ngày là một cách tuyệt vời để kích thích giải phóng Endorphin – hormone giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Tập thể dục giúp tuần hoàn lưu thông tốt, giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Trước khi ra khỏi giường, hãy làm các bài tập vận động đơn giản để khởi động và làm dẻo dai các khớp, đến khi cơ bắp của bạn bắt đầu được nới lỏng.
Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: jexmax.com.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Nguyên nhân đau nhức xương khớp từ đầu gối trở xuống bàn chân
Tin mới nhất
5 bí quyết làm đẹp trẻ lâu của phụ nữ Trung Quốc
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm


Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)


Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên


Combo 3 hộp viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)


Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)


Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)


Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên


Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên


Nước uống Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)


Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên


Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên


Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)


Viên uống hỗ trợ giải độc gan Nichiei Bussan Nano Liver Extract Sperm EX 330 viên (Date 11/26)
Tin mới nhất

Collagen nước và viên, loại nào tốt hơn? Lựa chọn phù hợp cho làn da và sức khỏe
121
04/04/2025

Dấu hiệu thiếu hụt Collagen và cách khắc phục hiệu quả
177
04/04/2025

Collagen cho người trên 40 tuổi: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả
161
04/04/2025

Cách uống Collagen đúng cách để hấp thụ tốt nhất – Lợi ích tối ưu cho sức khỏe và sắc đẹp
155
03/04/2025

Collagen là gì? Tác dụng thật sự của Collagen đối với làn da và cơ thể
131
02/04/2025

Top 5 Collagen Nhật Bản tốt nhất hiện nay - Giải pháp cho làn da và sức khỏe
194
02/04/2025

Làm IVF Có Đau Không? Lời Khuyên Giảm Đau Hiệu Quả Cho Phụ Nữ
140
31/03/2025

Khí Hư Âm Đạo Là Gì? Những Điều Cần Biết và Cách Chăm Sóc Tình Trạng Khí Hư
148
28/03/2025
Tin cùng chuyên mục

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
38.766
02/10/2018

Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.431
18/07/2017

Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.910
21/07/2017

Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.417
01/10/2018

Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.421
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất

Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
76.347
12/03/2021

Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
51.219
26/01/2021

GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
42.810
28/08/2022

Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.866
05/10/2018

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
38.766
02/10/2018