Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm khớp vùng chậu
24/01/2021
529
0
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp, sưng đau ở khớp nối xương cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên. Cơn đau của viêm khớp cùng chậu có thể lan sang hông, mông, thắt lưng và hai chân.
Khớp cùng chậu và bệnh lý viêm khớp cùng chậu
Khớp cùng chậu là nơi kết nối xương cùng cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh chậu (phần xương trên của xương chậu). Vị trí của khớp cùng chậu là nằm phía sau và giữa hai mông.
Khớp được ghép nối thành hình chữ C hoặc chữ L. Vì cấu tạo đặc biệt này, khớp cùng chậu có phạm vi cử động tương đối nhỏ.
Bệnh viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp, sưng đau ở khớp nối xương cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên. Cơn đau của viêm khớp cùng chậu có thể lan sang hông, mông, thắt lưng và hai chân.
Bệnh có thể xảy ra ở 1 khớp hoặc cả 2 khớp cùng chậu. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh dẫn tới nguy cơ teo cơ.
Bệnh viêm khớp cùng chậu thường khó chẩn đoán vì dễ bị nhầm lẫn là triệu chứng của một số vấn đề về cột sống, đặc biệt là thoái hóa cột sống thắt lưng. Do đó, các bạn nên tìm đến những bệnh viện có chuyên khoa xương khớp để thăm khám và kiểm tra, tránh chẩn đoán sai bệnh khiến việc điều trị trở thành “công cốc”.
Triệu chứng của viêm khớp cùng chậu
Các triệu chứng của viêm khớp cùng chậu tương đồng với tình trạng viêm khop· ở hầu hết các khớp khác trên cơ thể. Tuy nhiên, dựa vào vị trí và phạm vi chịu ảnh hưởng của cơn đau do viêm khớp cùng chậu gây ra, ít nhiều sẽ giúp chúng ta nhận biết được sự tồn tại của bệnh lý này.
Cơn đau viêm khớp cùng chậu chủ yếu tập trung ở mông và lưng dưới, nhưng cũng có thể lan tỏa ra háng, bắp chân, thậm chí là bàn chân. Cảm giác đau nhức tăng nặng khi đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, mang vác đồ quá nặng, leo cầu thang, bước dài hoặc chạy…
Ngoài cơn đau dai dẳng và âm ỉ (giống cơn đau thần kinh tọa), khi bị viêm khớp cùng chậu, người bệnh còn gặp phải một số vấn đề như:
Giảm phạm vi chuyển động
Các chuyển động ở lưng dưới, hông, xương chậu và háng bị hạn chế do khớp bị căng cứng gây khó khăn cho người bệnh mỗi khi đi lên cầu thang hoặc cúi thấp người. Hơn nữa, khi bị viêm khớp cùng chậu, việc co duỗi chân, khoanh tròn hay chạy nhảy gần như không thực hiện được.
Da bị đỏ rát
Vùng da quanh xương chậu và xương cụt có thể bị ửng đỏ kèm theo cảm giác bỏng rát vô cùng khó chịu.
Ngoài ra, ở người bị viêm khớp cùng chậu còn xuất hiện một số dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, sốt… Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tâm lý lo âu khiến tinh thần người bệnh luôn trong trạng thái bất an.
Những triệu chứng và dấu hiệu này rõ ràng đến thế, nhưng vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận là viêm khớp cùng chậu vì đây cũng có thể là biểu hiện của các bệnh liên quan đến cột sống thắt lưng, khớp háng… Do đó, điều chúng ta cần vẫn là kết quả chẩn đoán chính xác của bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu
Những nguyên nhân chính đẩy khớp cùng chậu vào tình thế viêm đau và hạn chế cử động bao gồm:
Tiền sử bệnh lý xương khớp
Những người từng hoặc đang gánh chịu một vấn đề xương khớp nào đó, chẳng hạn như thoái hóa cột sống, cột sống dính khớp… đều có nguy cơ mắc viêm khớp cùng chậu. Mặc dù, không phải tất cả các trường hợp mắc bệnh xương khớp đều ảnh hưởng đến khớp cùng chậu nhưng “rủi ro” sẽ cao hơn người bình thường.
Dị tật bẩm sinh
Một số người không may bị dị tật hoặc khiếm khuyết bẩm sinh như chiều dài 2 chân không bằng nhau, vẹo cột sống… tạo áp lực không đồng đều lên xương chậu, lâu dần khiến khớp cùng chậu bị hao mòn gây đau nhức.
Phụ nữ mang thai hoặc hậu sản
Chị em đang mang thai hay mới sinh dễ gặp trục trặc ở khớp cùng chậu do tăng cân và thay đổi nội tiết tố khiến dây chằng bị lỏng lẻo và sụn bị khô.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm khớp cùng chậu cao.
Rủi ro phẫu thuật khớp
Thực hiện phẫu thuật thay khớp háng hoặc ghép xương lấy từ xương cánh chậu không đúng kỹ thuật có xu hướng dẫn đến đau khớp cùng chậu. Đây là kết quả của nghiên cứu “các yếu tố nguy cơ của đau khớp cùng chậu sau phẫu thuật” của Khoa Thần Kinh - Bệnh viện thuộc Đại học Cáp Nhĩ Tân - Trung Quốc.
Chấn thương
Viêm khớp cùng chậu có thể là hậu quả của những chấn thương ở vùng xương chậu, xương cụt… do tai nạn hoặc chơi thể thao.
Ngồi hoặc đứng quá lâu
Người làm công việc phải đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài khiến cơ khớp vùng xương chậu bị căng cứng. Dần dần, sụn và xương dưới sụn của khớp cùng chậu hoạt động kém linh hoạt khiến chức năng khớp cùng chậu bị suy giảm dẫn đến viêm.
Nhiễm trùng
Viêm nhiễm vùng kín do vệ sinh không kỹ lưỡng hay viêm đại tràng có thể lan rộng sang vùng xương chậu. Và đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của bệnh viêm khớp vùng chậu.
Chúng ta cũng không loại trừ yếu tố di truyền dù nguyên nhân này không rõ ràng. Bên cạnh đó, thường xuyên khuân vác vật nặng sẽ dồn áp lực lên các khớp gây ra nhiều vấn đề xương khớp và viêm khớp cùng chậu là một trong số đó.
Biến chứng của viêm khớp cùng chậu
Đau nhức, căng cứng và khó cử động chưa phải là tất cả những gì người bị viêm khớp cùng chậu phải chịu đựng. Khi bệnh chuyển nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Teo cơ mông, đùi, dính khớp
- Biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế…
- Đối với phụ nữ, nếu bị viêm khớp cùng chậu sẽ gây khó khăn trong việc sinh thường.
- Và khi viêm khớp cùng chậu chuyển thành mãn tính, người bệnh phải trải qua cảm giác đau nhức và khó chịu mỗi ngày. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của người bệnh và có thể là nguồn cơn của chứng lo âu, trầm cảm.
Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu
Triệu chứng của viêm khớp cùng chậu khiến chúng ta nhầm lẫn là biểu hiện của đau thần kinh tọa hay thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, với các bước xét nghiệm Y khoa dưới đây, bệnh nào rồi cũng sẽ được chẩn đoán chính xác:
Xét nghiệm hình ảnh
Hiện nay, ngoài kỹ thuật chụp X-quang và CT Scan, các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp còn áp dụng công nghệ MRI hiện đại (công nghệ cộng hưởng từ) giúp thu hình ảnh chi tiết của cả xương và mô mềm. Nhờ vậy, bác sĩ có thể dễ dàng xác định khớp cùng chậu có bị tổn thương hay không và mức độ tổn thương như thế nào?
Tiêm thuốc tê vào khớp
Sau khi bác sĩ tiêm thuốc tê vào khớp cùng chậu, nếu cơn đau giảm dần rồi biến mất thì đồng nghĩa với việc khớp cùng chậu đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán này đôi khi không thật sự chính xác. Thuốc gây tê có thể rò rỉ vào các cấu trúc xương khớp gần đó, chẳng hạn như khớp háng và biết đâu cơn đau nhức xuất phát từ khớp háng thì sao?
Kiểm tra thể chất
Các bài kiểm tra thể chất không thể thiếu trong quá trình chẩn đoán bệnh cơ xương khớp. Đối với viêm khớp cùng chậu, bác sĩ sẽ xác định mức độ đau nhức của bệnh nhân bằng cách ấn vào các vị trí trên hông, mông và xương cánh chậu, đồng thời quan sát chuyển động của bước chân cũng như động tác co duỗi, đứng lên ngồi xuống để biết được độ linh hoạt và giới hạn cử động của khớp cùng chậu.
Phác đồ điều trị viêm khớp cùng chậu
Điều trị viêm khớp cùng chậu chủ yếu dựa trên 3 phương pháp căn bản là uống thuốc giảm đau chống viêm, vật lý trị liệu và phẫu thuật điều chỉnh khớp. Tùy vào triệu chứng và nguyên nhân của bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ chữa trị chi tiết và phù hợp.
Uống thuốc
Không chỉ có một loại thuốc chữa trị viêm khớp duy nhất, mỗi bệnh nhân với tình trạng bệnh lý khác nhau sẽ được bác sĩ kê thuốc riêng. Dưới đây là các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm khớp cùng chậu:
Thuốc giảm đau
Bạn có thể mua thuốc giảm đau khớp không kê đơn ở tiệm thuốc tây. Nhưng nếu cơn đau không thuyên giảm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc có công dụng mạnh hơn.
Thuốc giãn cơ
Các loại thuốc có tác dụng giãn cơ có thể giúp giảm co thắt cơ do viêm khớp cùng chậu gây ra.
Thuốc ức chế hoại tử khối u
Hoạt chất ức chế yếu tố hoại tử khối u có trong một số thuốc giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm khớp và cột sống dính khớp.
Dùng thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Việc uống thuốc giảm đau kháng viêm cần hết sức thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ. Bởi vì, như GS.TS.TTND Nguyễn Việt Tiến (Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) khuyến cáo:
Mỗi khi xương khớp đau nhức, nhiều người bệnh thường vội vàng tự xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ dân gian, truyền miệng đến các thuốc điều trị mà không biết được là việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm trong một thời gian dài có thể gây tổn thương sụn khớp và vùng xương dưới sụn vốn đã thoái hóa. Hơn nưa, tùy tiện sử dụng những loại thuốc này có thể gây hậu quả nghiêm trọng như phù nề, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, tổn thương gan, thận, mục xương…, thậm chí là tử vong.
Vật lý trị liệu
Liên quan đến hệ vận động không thể thiếu giải pháp vật lý trị liệu. Những bài tập chuyển động và co giãn cơ bắp do Bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu hướng dẫn giúp duy trì sự linh hoạt của khớp và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi xương khớp diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Các phương pháp điều trị khác
Nếu uống thuốc và vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả như mong muốn, bác sĩ có thể đề nghị áp dụng một trong các phương pháp dưới đây:
Tiêm thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau sẽ được tiêm trực tiếp vào khớp để giảm viêm và đau nhức. Tuy nhiên, lựa chọn này cũng chỉ là giải pháp tạm thời bởi dùng quá nhiều có thể làm suy yếu xương và gân của khớp.
Kích thích điện xung
Dòng được được cài đặt cường độ hợp lý sẽ tác động lên toàn bộ vùng khớp cùng chậu giúp ức chế và giảm đau nhanh chóng.
Phẫu thuật
Phẫu thuật buộc phải tiến hành khi khớp cùng chậu bị tổn thương nghiêm trọng, không thể hồi phục và đảm nhiệm chức năng một cách bình thường. Và hợp nhất hai đầu xương là giải pháp phẫu thuật khớp cùng chậu được ưu tiên sử dụng.
“Dục tốc bất đạt” - Chữa viêm khớp nói chung và viêm khớp cùng chậu nói riêng không thể thấy hiệu quả trong ngày một ngày hai. Vì vậy, các bạn nhất định phải kiên trì điều trị theo kế hoạch bác sĩ chuyên khoa xương khớp đã tư vấn nhé!
Tăng hiệu quả điều trị viêm khớp cùng chậu
Song song với phác đồ điều trị của bác sĩ, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động giảm nhẹ ảnh hưởng của bệnh, tăng hiệu quả điều trị, kể cả ngăn chặn viêm khớp cùng chậu xảy ra chỉ với 2 hành động sau:
Xây dựng lối sống tích cực
Ăn uống không hợp lý, nghỉ ngơi không điều độ cùng với thói quen phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị công nghệ dẫn đến lười vận động là một trong những yếu tố đẩy chúng ta đến gần hơn với các bệnh xương khớp. Vì vậy, xây dựng lối sống tích cực và khoa học với thực đơn dinh dưỡng cân đối, tập thể dục thể thao điều độ và thư giãn khi mệt mỏi… sẽ giúp không chỉ hệ xương khớp mà tất cả cơ quan bộ phận trong cơ thể đều hoạt động khỏe mạnh.
Bổ sung dưỡng chất thúc đẩy tái tạo xương khớp an toàn
Khi bị viêm, sụn và xương dưới sụn- hai thành phần cơ bản cấu thành nên khớp xương sẽ dần bị bào mòn và suy yếu. Do đó, song song với việc ngăn chặn các tác động tiêu cực từ bên ngoài, chúng ta cần “bồi bổ” tích cực cho xương khớp bằng viên uống bổ xương khớp Nhật để hỗ trợ sản sinh tế bào sụn và xương dưới sụn mới, hàn gắn thương tổn cho khớp an toàn, hiệu quả. Viên uống bổ xương khớp là thực phẩm chức năng có tác dụng lâu dài, giúp hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Đến với Japana, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm:
- - Hàng chính hãng 100% được nhập khẩu từ Nhật Bản
- - Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình
- - Giá tốt nhất thị trường
- - Giao hàng nhanh chóng
Cam kết hoàn tiền gấp đôi nếu phát hiện hàng nhái hàng giả
Nguồn JetMax
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Viêm đa khớp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm đa khớp
Tin mới nhất
Người bị thoái hóa khớp cần bổ sung những thực phẩm nào?
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
24 Tuổi Có Còn Tăng Chiều Cao Được Không? Bí Quyết Hiệu Quả Để Cải Thiện Chiều Cao
57
20/12/2024
Top 10 Sản Phẩm Collagen Nhật Dạng Nước Trắng Da Bán Chạy Nhất Năm 2024
160
20/12/2024
Nên Uống Gì Để Đẹp Da Chống Lão Hóa Hiệu Quả Và Dễ Làm
15
19/12/2024
[Góc Giải Đáp] Collagen Dạng Nào Dễ Hấp Thụ Nhất
26
18/12/2024
Cho Con Bú Có Uống Được Tảo Nhật Không? Hướng Dẫn Cách Dùng
29
18/12/2024
Gợi Ý Quà Tặng Sức Khỏe Ý Nghĩa Dành Tặng Cho Người Thân
15
11/12/2024
Hướng Dẫn Chọn Quà Tết Cho Doanh Nghiệp
252
10/12/2024
Top 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
325
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.559
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.121
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.710
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.103
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.210
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.734
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.974
26/01/2021
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
39.552
28/08/2022
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.346
05/10/2018
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.559
02/10/2018