Cấu tạo cột sống và những bệnh lý về cột sống thường gặp
15/06/2021
2.027
0
Cột sống được cấu tạo trên cơ thể con người vô cùng phức tạp. Nếu không hiểu về nó, thực hiện hoạt động làm tổn thương đến cột sống sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu chi tiết về cấu tạo cột sống và những bệnh thường gặp về cột sống qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu cấu tạo cột sống và chức năng
Cấu tạo xương cột sống của con người hầu hết đều giống nhau gồm 33 đốt sống chia thành 5 đoạn với 7 đốt sống cổ (C1 – C7), 12 đốt sống lưng (D1 – D12), 5 đốt sống ở vùng thắt lưng (L1 – L5), 5 đốt sống ở vùng hông (S1 – S5) và 4 đốt sống ở xương cùng.
Cấu tạo đốt sống cổ, cấu tạo cột sống thắt lưng và các vùng khác đều giống nhau là các đốt sống được xếp chồng lên nhau tạo thành một đường dài, ở giữa đốt sống có đĩa đệm, dây chằng và tuỷ sống.
Chức năng của cột sống:
- Giúp cơ thể vững chãi hơn, nối liền các bộ phận đầu, 2 tay, 2 chân giúp các vận động linh hoạt hơn, dễ dàng hơn để thực hiện mọi cử động theo ý muốn của bản thân.
- Cột sống còn giúp bảo vệ tuỷ sống, làm điểm bám cho các cơ, nối xương sườn, xương cho tạo khung bảo vệ cơ quan nội tạng.
- Tạo lực tác động, phân tán ra đều cơ thể.
- Tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa đĩa đệm, dây chằng và các cơ.
Chính bởi vai trò đặc biệt quan trọng trong vận động của con người nên cột sống chịu nhiều áp lực, dễ bị tổn thương, đau nhức và nghiêm trọng hơn là các bệnh lý liên quan đến cột sống.
5 bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở cột sống
Theo khảo sát, 5 bệnh lý dưới đây có thể dễ dàng xảy ra ở vùng cột sống, các bệnh lý này đều diễn biến phức tạp và khó điều trị nếu kéo dài.
1/Thoái hoá cột sống
Đây là bệnh lý xảy ra khi cơ thể bước qua độ tuổi 30, nếu có thói quen vận động không đúng như: Thường xuyên cúi xuống mang vác nặng, ngồi bất động một chỗ, ngồi không đúng tư thế, thiếu canxi và các chất cần thiết cho cột sống… khiến cột sống và đốt sống nhanh bị thoái hoá hơn so với bình thường.
Tuỳ vào vị trí thoái hoá đốt sống cổ, cột sống lưng mà tình trạng đau nhức khác nhau. Nhưng đều khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống và công việc đặc biệt là những người còn trẻ bị thoái hoá cột sống.
2/Thoát vị đĩa đệm
Dưới sức ép lớn từ các vận động hàng ngày của con người nhất là những người khuân vác nặng thường xuyên đĩa đệm có thể bị rách và tràn dịch nhầy ra ngoài thành khối thoát vị.
Nếu không khắc phục sớm khối thoát vị này càng phát triển xâm lấn, chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc tuỷ sống gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì khó khăn khi vận động. Nguy hiểm hơn là khi nhân nhày này chèn ép lên dây thần kinh toạ hay gây đau lan xuống mông, đùi dễ dẫn đến teo cơ và bại liệt.
3/Gai cột sống
Gai xương cũng thường xuất hiện nhất tại vùng thắt lưng và cổ do đây là 2 đoạn chịu áp lực nhiều nhất ở cột sống. Vị trí mọc gai là phía ngoài, 2 bên thân cột sống. Chiều dài gai xương có thể đạt vài mm gây đau và ảnh hưởng đến cử động của cột sống. Nguyên nhân gây vôi hoá do sự lắng đọng của canxi lên dây chằng, chấn thương…
4/Loãng xương
Việc bổ sung không đủ canxi mỗi ngày nhất là phụ nữ qua tiền mãn kinh và sau mãn kinh. Biểu hiện mật độ xương giảm, cấu tạo cột sống dễ bị thay đổi, biến dạng do hiện tượng xẹp, lún cột sống, đĩa đệm.
Loãng xương thường diễn ra âm thầm và từ từ do đó rất khó để phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu chỉ khi gãy hoặc xẹp khoảng 50% thân đốt sống mất đi sự vững chắc ảnh hưởng đến khả năng cử động thì mọi người mới đi khám và điều trị.
5/Vẹo cột sống
Bệnh lý này không hề hiếm gặp như nhiều người nghĩ, vì ở nước ta có khá nhiều người mắc bệnh lý này. Cong vẹo cột sống có thể xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi. Khi đó cấu tạo của cột sống bị biến đổi, cột sống bị uốn cong chứ không phải đường cong sinh lý như bình thường. Dấu hiệu nhận biết bệnh dễ nhất đó là hai vai không cân xứng bên cao bên thấp.
Cấu tạo cột sống dễ bị biến đổi và suy yếu nếu mọi người có lối sống, sinh hoạt không lành mạnh. Do đó nếu không muốn mắc phải những bệnh lý này hãy tiến hành tìm hiểu và phòng ngừa để tránh thoái hoá cột sống khi còn trẻ.
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: benhviemxuongkhop.com
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Điện thoại di động có thể khiến da bị mụn?
Tin mới nhất
Nên thay đổi cách chăm sóc da vào những thời điểm nào?
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Combo 3 hộp tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tin mới nhất
TOP 13 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Của Nhật Bản
110
05/12/2024
Mua gì tẩm bổ cho người già? Tổng Hợp 8 Loại Thực Phẩm Cần Thiết
51
05/12/2024
Giãn cơ có giúp tăng chiều cao không? Bài tập giãn cơ
39
05/12/2024
Bổ sung vitamin D cho người lớn bằng cách nào?
40
05/12/2024
5+ Điều Cần Biết Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi
34
05/12/2024
Các bước skincare buổi sáng và những điều cần lưu ý
48
05/12/2024
Top 8 kem trị nám tốt nhất cho bà bầu hiện nay
40
05/12/2024
Tác Dụng Của Hoocmôn Sinh Trưởng GH Đối Với Sức Khỏe
40
05/12/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.415
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.081
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.685
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.065
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.184
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.459
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.597
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.266
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
38.921
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.415
02/10/2018