
- Cẩm nang mua sắm
-
Hệ thống cửa hàng
arrow_drop_upstore_front Cửa hàng: 36D Phan Đăng Lưu, phường 5, Phú Nhuận, Hồ Chí Minhalarm_onGiờ làm việc: 8:00 - 22:00headset_mic Điện thoại: (028) 7100 1779
- Tra cứu đơn hàng
- Tải App Ngay
Cần hiểu rõ về bệnh viêm khớp cổ tay để điều trị đúng cách
21/06/2021
806
0
Đau khớp cổ tay là bệnh lý thường gặp ở bất kỳ ai. Những bệnh lý về xương khớp, điển hình là viêm khớp cổ tay người bệnh không được xem thường. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này qua bài viết sau đây.
1. Viêm khớp vùng cổ tay không đơn giản như vẫn tưởng
Đừng nên xem thường bệnh viêm khớp vùng cổ tay
Nhiều người khi bị đau cổ tay thường nghĩ đơn giản là do cử động cổ tay quá sức gây nên. Trên thực tế bệnh lý viêm đau khớp cổ tay có thể đã xuất hiện và âm thầm phát triển.
1.1. Viêm khớp cổ tay là bệnh lý như thế nào?
Trước hết, cổ tay được cấu tạo gồm 8 xương kết hợp nhiều khớp nhỏ làm nhiệm vụ ổn định và hỗ trợ quá trình hoạt động của bàn tay, cẳng tay diễn ra nhịp nhàng, trôi chảy.
Khớp cổ tay được tạo thành bởi nhiều bộ phận như mô sụn, màng bao hoạt dịch, đầu xương, dây thần kinh, dây chằng,… Khi cổ tay vận động với tần suất và mức độ cao, các bộ phận này dễ bị tổn thương và thoái hóa, khiến các mô nền xung quanh viêm sưng kèm đau nhức, tê cứng, ê mỏi,… Đây chính là những dấu hiệu điển hình của bệnh lý viêm đau khớp cổ tay.
Khác với khớp ở các bộ phận khác như khớp háng, khớp gối, khớp cổ tay với kích thước nhỏ và không đảm nhiệm chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Thay vào đó, khớp xương ở cổ tay rất dễ bị tổn thương, có thể gặp ở mọi đối tượng và độ tuổi.
1.2. Từ cơn đau cổ tay dẫn tới viêm khớp
Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cảm thấy sưng đau ở phần khớp cổ tay. Cơn đau tăng cường khi bệnh nhân cử động, cầm, nắm các vật.
Khi bệnh tiến vào giai đoạn sau, cơn đau khớp diễn ra ngay cả khi bệnh nhân ngủ hay thả lỏng, nghỉ ngơi. Triệu chứng sưng đau buốt vùng cổ tay kéo dài, có thể lan tới bàn tay, ngón tay hay thậm chí là cẳng tay và vai gáy.
Viêm khớp xương cổ tay khi không được phát hiện và điều trị sớm sẽ trở nên trầm trọng hơn. Khớp đau dữ dội, tê cứng, không thể di chuyển. Bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi, nóng ran kèm sưng đỏ cổ tay.
Xuyên suốt quá trình mắc bệnh, khả năng vận động, di chuyển cổ tay của bệnh nhân hoàn toàn bị hạn chế. Nếu bệnh để quá lâu không được chữa trị sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hại như mất hoàn toàn khả năng vận động, teo cơ, biến dạng bàn tay, tàn ,phế. Do đó, bệnh lý xương khớp này cần được tầm soát và điều trị ngay từ giai đoạn khởi phát.
2. Nguyên nhân gây viêm khớp cổ tay đa dạng và phổ biến
Độ tuổi, thói quen sinh hoạt,... là những yếu tố gây ra viêm khớp cổ tay
Tác nhân gây nên viêm đau cổ tay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi, thói quen sinh hoạt, đối tượng,… Một số nguyên nhân điển hình như:
2.1. Nguyên nhân khách quan
– Chấn thương: Những tác động lực quá lớn vào cổ tay khiến tay trật khớp, viêm khớp. Hậu quả thường đến từ các tai nạn lao động, giao thông, thể thao,…
– Công việc: Thường được gọi là bệnh lý nghề nghiệp với những người sử dụng cổ tay làm việc trong thời gian dài không nghỉ ngơi như nhân viên văn phòng, giúp việc,…
– Virus, vi khuẩn: Trong quá trình chuyển động từ máu vào màng bao khớp cổ tay, virus sẽ tạo ra TNF-alpha là chất gây viêm khớp.
– Di truyền: Với những người có người thân trong gia đình mắc bệnh xương khớp thì tỷ lệ mắc bệnh của họ cao hơn bình thường.
– Điều kiện sống: Những cơn đau sưng khớp cổ tay dễ dàng khởi phát khi thời tiết chuyển mùa.
– Bệnh ống cổ tay: Là bệnh lý xuất hiện sau độ tuổi 40. Khi cổ tay và bàn tay bị rối loạn khiến dịch tiết quanh dây thần kinh cổ tay tăng bất thường, gây viêm, sưng.
2.2. Nguyên nhân thoái hóa
Một số bệnh lý xương khớp thường kèm theo triệu chứng viêm sưng tại khớp cổ tay như:
– Viêm thấp khớp
– Thoái hóa khớp
– Gout
– Viêm khớp vảy nến
3. Nhận biết và điều trị bệnh viêm đau khớp cổ tay
Sau khi đã hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, người bị đau khớp cổ tay làm thế nào để phát hiện bệnh và điều trị sao cho hợp lý?
3.1. Biểu hiện viêm khớp cổ tay
Tùy vào tác nhân gây bệnh và mức độ phát triển mà người bệnh viêm sưng khớp cổ tay sẽ có những biểu hiện khác nhau. Trong đó, bệnh nhân cảm nhận rõ rệt nhất là cơn đau tay âm ỉ, dai dẳng và có xu hướng tăng dần lên. Cổ tay sưng đỏ, nóng ran. Người bệnh cử động, cầm nắm thấy khó khăn, khi cử động nghe có âm thanh phát ra.
Ngoài ra, với người bị viêm khớp giai đoạn nặng sẽ có hiện tượng sốt cao, mệt mỏi, lạnh người, đau nhức các cơ. Lúc này người bệnh cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng viêm khớp, đe dọa tới tính mạng.
3.2. Chẩn đoán viêm đau khớp cổ tay
Để đưa ra phương án điều trị bệnh phù hợp, đầu tiên bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán tình trạng viêm khớp. Song song với việc kiểm tra, đánh giá triệu chứng, thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý, chuyên gia sẽ chỉ định thực hiện một số kỹ thuật xác định:
– Chẩn đoán hình ảnh: Có thể là chụp MRI, X-quang hoặc chụp CT. Hình ảnh chi tiết giúp bác sĩ quan sát mô sụn, khớp và phát hiện các tổn thương trong xương khớp.
– Hút dịch khớp: Có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh, thường dùng khi bác sĩ nghi ngờ tác nhân từ các bệnh lý khác.
– Đo xung điện: Xung điện thần kinh được đo để xác định mức độ chèn ép dây và kiểm tra khả năng hoạt động của khớp tay.
3.3. Các cách điều trị viêm sưng khớp cổ tay
Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh mà người bị đau khớp sẽ thực hiện các phương án điều trị khác nhau.
Nếu bệnh ở dạng nhẹ, bệnh nhân chỉ cần thay đổi lối sống, hạn chế hoạt động nặng ở cổ tay và sử dụng nẹp một thời gian là có thể cải thiện bệnh. Ngoài ra chườm nóng cũng là cách điều trị đem lại hiệu quả cao.
Trường hợp bệnh nhân cần dùng thuốc để khắc phục triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc như thuốc kháng viêm, giảm đau không chứa steroid, Cortisone,…
Khi bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng hoặc các phương pháp chữa bệnh khác không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Hiện có 03 hình thức phẫu thuật phổ biến:
– Cố định cổ tay
– Phẫu thuật loại bỏ một vài xương khớp cổ tay
– Thay thế cổ tay
Tuy nhiên các phương pháp phẫu thuật thường không được ưu tiên nhiều. Do đó người bệnh nên kiểm tra và điều trị bệnh sớm ngay ở giai đoạn đầu, xử lý đơn giản và an toàn nhất.
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: benhvienthucuc.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Nguyên nhân và dấu hiệu nào gây ra viêm khớp bàn chân?
Tin mới nhất
Bỏ túi ngay bí quyết làm đẹp tối giản của phụ nữ Nhật
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm


Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)

Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên

.jpg)
Nước uống đông trùng hạ thảo Fine Japan Cordyceps Plus (Hộp 10 chai x 50ml)


Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên

Viên uống Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên


Viên uống hỗ trợ giải độc gan Nichiei Bussan Nano Liver Extract Sperm EX 330 viên (Date 11/26)

.jpeg)
Viên uống Fucoidan Okinawa Kanehide Bio EX 323mg 150 viên


Bột canxi cá tuyết dành cho bé Fine Japan Nhật Bản 140g


Viên uống bổ sung Vitamin tổng hợp DHC 60 viên (60 ngày)

Bột uống hỗ trợ tăng cường miễn dịch Tokyo Res 1000 30 gói


Viên uống AHCC Imuno Plan 90 viên


Viên uống Waki The Fucoidan 90 viên
Tin mới nhất

Cảnh báo 5 dấu hiệu Gan đang quá tải vì thải độc
102
11/07/2025

Vì sao Collagen Nucos Nhật Bản được dàn Hoa hậu ưu ái lựa chọn?
152
10/07/2025

Top 5 website bán hàng Nhật đáng tin cậy tại Việt Nam
137
09/07/2025

Top 7 viên uống bổ não Nhật Bản được tin dùng nhất 2025
327
17/06/2025

Người bình thường có nên uống Fucoidan Nhật Bản không?
303
16/06/2025

Hiểu đúng để tránh tác dụng phụ của viên uống tăng chiều cao
282
13/06/2025

Nám mảng, nám lâu năm: Có nên dùng kem dưỡng Transino?
287
12/06/2025

Người hay quên, mất tập trung có nên uống bổ não Nhật?
250
11/06/2025
Tin cùng chuyên mục

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
40.222
02/10/2018

Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
4.625
18/07/2017

Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
2.082
21/07/2017

Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.796
01/10/2018

Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.577
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất

Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
77.799
12/03/2021

Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
61.826
26/01/2021

GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
45.847
28/08/2022

Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
40.437
05/10/2018

Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
40.222
02/10/2018