Bệnh Lupus ban đỏ có ảnh hưởng gì đến xương khớp hay không?
19/05/2021
963
0
Bệnh Lupus ban đỏ được xem như là một trong những nhóm bệnh xương khớp, bởi nó liên quan đến hệ miễn dịch gây tổn thương các mô và nhiều hệ thống khác của cơ thể bao gồm cả hệ xương khớp. Vậy bệnh Lupus ban đỏ có ảnh hưởng gì đến xương khớp hay không và cách điều trị ra sao thì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lupus ban đỏ là bệnh gì?
Đôi khi, hệ thống miễn dịch “bị lỗi”- thay vì chống lại sự xâm nhập trái phép của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… quay sang tấn công chính các mô và cơ quan khỏe mạnh của cơ thể. Sự nhầm lẫn này của hệ miễn dịch gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có lupus ban đỏ.
Lupus ban đỏ được xếp vào nhóm bệnh tự miễn phổ biến, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể, bao gồm khớp, da, thận, não, tim và phổi. Bệnh rất khó chẩn đoán bởi có nhiều triệu chứng giống với các bệnh khớp liên quan đến hệ miễn dịch như dạng thấp hoặc thấp khớp cấp…
Một số trường hợp có xu hướng mắc bệnh Lupus từ khi sinh ra, nhưng phần lớn bệnh phát triển ở độ tuổi 20 – 30 tuổi. Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh Lupus, nhưng lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, ngăn chặn tổn thương nghiêm trọng lên các mô và hệ thống của cơ thể.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh Lupus ban đỏ
Bên cạnh những tổn thương nghiêm trọng ở da, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống còn gây ra hàng loạt các vấn đề ở mô và cơ quan khác của cơ thể:
Biến chứng xương khớp
Đau nhức, sưng tấy và căng cứng khớp khiến việc vận động gặp nhiều khó khăn là tình trạng phổ biến ở người bệnh Lupus đỏ. Đặc biệt, bệnh Lupus ban đỏ còn có mối liên quan mật thiết với bệnh loãng xương, không phải ai bị Lupus cũng sẽ bị loãng xương, nhưng tỷ lệ này tương đối cao.
Nguy cơ loãng xương cao ở bệnh nhân Lupus ban đỏ được lý giải là do nguồn cung cấp máu cho xương giảm đi, từ đó làm suy yếu các tế bào xương. Nếu không được cải thiện kịp thời, mô xương sẽ bị “chết” gọi là hoại tử vô mạch, thường xảy ở những đoạn xương dài như xương hông, xương vai, mắt cá chân…
Biến chứng trên da
Ngoài vết ban hình cánh bướm, người bị Lupus còn có thể bị phồng rộp da, thậm chí loét da khi tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím. Da ửng đỏ, căng rát và lở loét không chỉ gây khó chịu mà còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti vì diện mạo bên ngoài.
Biến chứng trên thận
Suy thận là biến chứng nguy hiểm hàng đầu của bệnh Lupus ban đỏ. Thận bị suy giảm chức năng, khiến nhiều người phải vất vả lọc máu trong suốt cuộc đời.
Biến chứng trên tim
Lupus ban đỏ khiến cơn đau tim tăng lên do viêm cơ tim, hoặc màng ngoài tim. Không những thế, bệnh còn gây tắc nghẽn mạch máu – nguyên nhân gây đột quỵ ở nhiều người.
Máu và mạch máu
Những người mắc bệnh Lupus ban đỏ dễ gặp phải các vấn đề về máu như thiếu máu, tăng nguy cơ chảy máu hoặc đông máu và viêm mạch máu.
Não và hệ thần kinh
Não bị ảnh hưởng bởi bệnh Lupus ban đỏ thường dẫn đến chứng đau đầu, chóng mặt, thay đổi hành vi, co giật… Một số trường hợp mắc bệnh Lupus sẽ bị suy giảm trí nhớ và không thể diễn đạt trôi chảy suy nghĩ của bản thân.
Ngoài ra, căn bệnh này còn làm tăng nguy cơ ung thư, sẩy thai, sinh non và làm suy yếu thị lực mắt. Có thể thấy, mức độ và phạm vi tác động của Lupus ban đỏ là toàn thân, nên khi nghi ngờ cơ thể xuất hiện dấu hiệu của bệnh lý này, bạn không được chủ quan mà hãy nhanh chóng trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ là gì?
Hệ thống miễn dịch bị rối loạn chức năng, từ bảo vệ chuyển sang tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh Lupus ban đỏ. Thế nhưng, tại sao hệ miễn dịch “bị lỗi” thì đến nay, giới chuyên môn vẫn chưa tìm được lý do cụ thể.
Cùng với sự “tạo phản” của hệ miễn dịch, Lupus ban đỏ có thể bị kích hoạt bởi những yếu tố dưới đây:
- Di truyền: Người có cha mẹ bị Lupus sẽ dễ khởi phát bệnh lý này khi có yếu tố môi trường tác động.
- Ánh nắng mặt trời.
- Nhiễm khuẩn.
- Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống động kinh…
- Tuổi tác: Lupus ban đỏ chủ yếu xảy ra ở độ tuổi từ 20 – 30.
- Giới tính: Nữ mắc Lupus nhiều hơn nam.
- Chủng tộc: Tỷ lệ bệnh nhân Lupus ban đỏ ở người Châu Á, người Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi cao hơn các chủng tộc khác.
Nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ ở hầu hết các trường hợp đều không rõ. Vậy nên, cũng như các bệnh khớp tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, thấp khớp cấp… không thể dựa vào nguyên nhân để xác định phương pháp điều trị Lupus ban đỏ.
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ
Như đã nói, những triệu chứng của bệnh Lupus không bộc lộ một cách rõ ràng và nhất là các triệu chứng này không hoàn toàn giống nhau ở tất cả bệnh nhân. Dấu hiệu và triệu chứng của lupus đỏ có thể xuất hiện đột ngột hoặc biểu hiện từ từ, có thể nặng hoặc nhẹ và có thể xảy ra tức thời hoặc tồn tại vĩnh viễn.
Trong rất nhiều biểu hiện của lupus ban đỏ, hiện tượng phát ban ở hai bên má và sống mũi giống như cánh bướm mọc trên cả hai má là dấu hiệu đặc biệt và đặc trưng nhất (không phải tất cả các trường hợp bị Lupus đều nổi ban). Bên cạnh đó, các dấu hiệu và triệu chứng mà người bệnh Lupus ban đỏ thường gặp bao gồm:
- Đau khớp, cứng khớp và sưng tấy quanh khớp.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Sốt.
- Ngón tay và ngón chân chuyển sang màu trắng hoặc xanh khi tiếp xúc với hơi lạnh hoặc tâm lý căng thẳng.
- Hụt hơi, đau ngực.
- Khô mắt, nhức đầu và giảm trí nhớ.
Da của người bị Lupus rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, nên những nốt ban sẽ bị “kích hoạt” khi bạn phơi nắng. Tốt nhất, khi bị phát ban, sốt liên tục, đau nhức xương khớp và mệt mỏi trong nhiều ngày mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán bệnh lý.
Kỹ thuật chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống chính xác nhất
Việc chẩn đoán bệnh Lupus rất phức tạp vì các triệu chứng không rõ ràng. Bác sĩ sẽ phải kết hợp nhiều loại xét nghiệm với việc đánh giá triệu chứng điển hình của Lupus ban đỏ để có thể xác định có phải bạn mắc căn bệnh tự miễn này hay không.
Đánh giá triệu chứng điển hình
- Da trở nên nhạy cảm hoặc phát ban hình cánh bướm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Khớp bị đau và sưng, nhất là các khớp bàn tay, cổ tay, bàn chân, đầu gối…
- Nhịp tim không đều.
- Loét màng nhầy ở miệng và mũi.
Các xét nghiệm khác
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang; cộng hưởng từ RMI; chụp cắt lớp CT Scan.
- Sinh thiết (được áp dụng cho trường hợp cần xác định mức độ tổn thương ở thận).
Kết hợp kết quả đánh giá triệu chứng và các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và khoanh vùng ảnh hưởng của Lupus ban đỏ. Phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân được bác sĩ xây dựng riêng dựa trên vị trí bị tổn thương (khớp xương, tim, thận, não… ).
Điều trị lupus ban đỏ như thế nào?
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, không thể điều trị khỏi hoàn toàn khi bệnh khởi phát. Tuy nhiên, chữa trị đúng cách và đúng lúc, bệnh sẽ không “khống chế”, tránh diễn tiến nặng và gây tổn hại cho các cơ quan trong cơ thể.
Sử dụng thuốc
Dùng thuốc là biện pháp chủ yếu giúp giảm các triệu chứng và ngăn chặn biến chứng bệnh Lupus ban đỏ. Những loại thuốc được sử dụng để kiểm soát bệnh Lupus bao gồm: thuốc giảm đau, chống viêm không chứa Steroid, thuốc chứa Corticosteroids, thuốc chống sốt rét và thuốc ức chế miễn dịch.
Bác sĩ sẽ theo dõi sự chuyển biến của các dấu hiệu và triệu chứng (tăng nặng hoặc giảm dần) để điều chỉnh loại thuốc hoặc liều lượng cho phù hợp. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Song song với việc dùng thuốc, người bị bệnh Lupus ban đỏ cần quan tâm, chăm sóc cơ thể cẩn thận hơn:
- Mặc quần áo bảo vệ và thoa kem chống nắng kỹ càng trước khi ra ngoài.
- Tập thể dục điều độ, nâng cao sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch.
- Không hút thuốc lá và đồ uống chứa chất kích thích.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với thực đơn nhiều rau củ quả tươi.
Người bệnh Lupus ban đỏ cần đến bệnh viện thăm khám định kỳ để theo dõi diễn tiến của bệnh. Bệnh chuyển nặng hay giảm nhẹ, bác sĩ sẽ kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị giúp hạn chế xuống mức thấp nhất tác động và biến chứng của Lupus ban đỏ.
Khi bị các vấn đề về xương khớp bạn có thể sử dụng thuốc bổ xương khớp Nhật để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng, giúp duy trì khớp khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng viên uống hỗ trợ xương khớp để hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh xương khớp quay trở lại, cải thiện tình trạng người bệnh.
Japana là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Nhật Bản chính hãng với hơn 70 ngành hàng cùng 7.000 sản phẩm đã được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng nhiều năm qua. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ xương khớp có nguồn gốc Nhật Bản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nguồn: vrehab.com.vn
Tác giả: Cao Duy Phú
Bài trước đó
Da đàn hồi là gì? Làm sao để da đàn hồi?
Tin mới nhất
Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng ống cổ tay
Tuyệt vời
0 ký tự - Tối thiểu 10 & Tối đa 4 ảnh
Không tìm thấy nhận xét phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ 270 viên (Chính hãng)
Combo 3 hộp Viên uống tăng chiều cao GH Creation EX+ Nhật Bản 270 viên
Đông trùng hạ thảo Tochukasou Extract Gold 120 viên
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro 900 viên (Chính hãng)
Nước uống đông trùng hạ thảo Fine Japan Cordyceps Plus (Hộp 10 chai x 50ml)
Tảo xoắn Spirulina Japan Algae Nhật Bản 2200 viên (Chính hãng)
Tảo vàng cao cấp Spirulina EX 2000 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Combo 2 hộp viên uống hỗ trợ điều trị tai biến Orihiro Nattokinase 2000FU 60 viên (Chính hãng)
Nước uống hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan Umi No Shizuku (3 hộp x 10 chai x 50ml)
Viên uống bổ sung Vitamin C DHC 120 viên
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Premium Yo Group 130 viên
Tin mới nhất
Elastin là gì? Chức năng và cách bổ sung elastin cho cơ thể
155
08/11/2024
Top kem trị nám tàn nhang đồi mồi tốt nhất hiện nay của Nhật
171
08/11/2024
Mất ngủ nên uống gì? Top 10 loại thức uống giúp ngủ ngon
148
08/11/2024
Có nên xông mặt bằng nước nóng không? Một số lưu ý
132
08/11/2024
Các loại kem trị nám tàn nhang tốt nhất của Nhật
136
08/11/2024
7 cách làm bí đao trị nám tại nhà hiệu quả
277
02/11/2024
Tổng hợp 12 cách trị nám sau sinh an toàn cho mẹ bỉm
230
02/11/2024
[Góc giải đáp] 25 tuổi còn tăng chiều cao được không?
86
01/11/2024
Tin cùng chuyên mục
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.218
02/10/2018
Uống dầu cá omega 3 có những công dụng gì?
3.995
18/07/2017
Tăng cường miễn dịch - Chìa khóa chống ung thư
1.634
21/07/2017
Review Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200 viên
5.000
01/10/2018
Review viên uống trị khớp Glucosamine Orihiro
2.141
31/03/2018
Lượt xem nhiều nhất
Top 8 dòng Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản tốt nhất hiện nay
74.078
12/03/2021
Hướng dẫn dùng thuốc chống đột quỵ Natto đúng cách
46.032
26/01/2021
Thành phần dinh dưỡng có trong tảo xoắn Spirulina Nhật Bản
39.178
05/10/2018
GỢI Ý 15+ Thực Phẩm Chức Năng Nhật Bản Cho Người Già
38.077
28/08/2022
Cách phân biệt Tảo xoắn Spirulina Nhật Bản 2200V thật và giả
37.218
02/10/2018